Nỗi sợ của sinh viên mới ra trường là câu hỏi: "Đi làm chưa con?"

Những lo lắng trong bước chuyển mình từ sinh viên thành một người lao động chân chính.

Quãng thời gian 4 năm của một sinh viên không quá ngắn cũng không quá dài, vừa đủ để chúng ta có thể chính chắn đối diện với guồng quay của cuộc sống. Hồi nào còn là tân sinh viên, bây giờ đã chập chững vào đời và trải nghiệm thực sự cái cuộc sống cơm áo gạo tiền. Những bỡ ngỡ và cả những nỗi lo sợ luôn thường trực trên con đường còn lắm chông gai cũng nhiều cơ hội ở phía trước.

noi so cua sinh vien moi ra truong la cau hoi di lam chua con - anh 0
Những lo lắng trong bước chuyển mình từ sinh viên thành một người lao động chân chính (Nguồn ảnh: New Statesman)

Cũng đâu phải cứ học xong ra trường là kiếm được công việc ổn định ngay. Cũng sẽ có những vấp ngã và chênh vênh của những lần đầu xin việc, lần đầu phỏng vấn,... cả những lần thất nghiệp khiến chúng nản và mất phương hướng.

Tết đến cô dì chú bác thay phiên nhau hỏi thăm: "Mới ra trường hả con", "Đi làm chưa con?"

Đối mặt với những câu hỏi oái oăm, không trả lời không được mà công việc chưa ổn định thì trả lời cũng không xong, mất không khí lại làm bố mẹ buồn. Nhiều người chỉ muốn Tết này thành người vô hình để đỡ bị hỏi công việc, lương hay quà có mang về cho bố mẹ không.

Chênh vênh nhất chắc là đến lúc tốt nghiệp ra trường rồi và lựa chọn sai hướng, lúc đấy bạn mới nhận ra rằng à so với những ảo tưởng mơ mộng hão huyền của năm 1, 2, 3 thì bản thân hiện tại thật sự không là gì: "Sau khi ra trường 1 năm vẫn chơi vơi đứng giữa cuộc đời, cô đơn không muốn về nhà càng thấy mình là đang tồn tại thôi chứ không phải đang sống nữa. Thật ra vẫn rúc ở nhà trong sự nớm nớp lo sợ và nhục nhã.

noi so cua sinh vien moi ra truong la cau hoi di lam chua con - anh 0
Vỡ mộng với những suy nghĩ thiếu thực tế những năm tháng sinh viên (Nguồn ảnh: The Balance Careers)

Năm hết tết đến sợ nhất câu "ra trường rồi hả, ....", "ra lâu rồi mà đã đi làm đâu chưa...", "thế định đi làm ở đâu, không có định hướng gì à...", "xin việc ở đâu thế, không thì "bây giờ là đang làm gì...". Và một loạt màn kể cháu nọ, con kia, chị này, anh đó....Trước còn đỏ tưng bừng ngại ngùng ngu dốt giấu giếm như gà mắc tóc. Giờ mặt dày bê bối dõng dạc bảo "cháu chả có suy nghĩ gì cả". Thế đấy" -  tâm sự của bạn Linh Ngô.

Tết đến cũng là thời điểm vàng của những cuộc hội ngộ - họp lớp, đôi khi nói trắng ra là "đại hội vạch mặt", "đại hội khoe của", ít nhiều cũng không thoải mái và tự nhiên khi bạn bè ai nấy đều đã ổn định đâu ra đấy lại ăn nên làm ra khó tránh các chủ đề thảo luận về công việc, lương thưởng và thu nhập. Một lần nữa đẩy bản thân bị đẩy vào thế "kiệm nói".

noi so cua sinh vien moi ra truong la cau hoi di lam chua con - anh 0
Áp lực từ các mối quan hệ (Nguồn ảnh: WSJ)

Vỡ mộng vì những ảo tưởng hồi còn sinh viên

Gần 2 năm mọi thứ đều đảo lộn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và không năm ngoài guồng quay đó, thị trường lao ộng cũng lao đao: "Mình 98, ra trường 1 năm rồi, lúc tốt nghiệp đại học lấy tấm bằng thì rất ngây thơ nghĩ rằng học xong rồi, tương lai tương sáng các thứ. Nhưng không, Covid và hiện thực vả mình không trượt phát nào. Dịch dã khó khăn, cơ hội cũng hạn chế hơn, cũng đi làm một số chỗ nhưng kết quả cũng không đi đến đâu cả.

Cũng cảm thấy có bằng là chưa đủ, mình phải học nhiều hơn nữa. Mới nhận ra có đam mê tiếng Trung trong những tháng ngày nghĩ mình chả đặc biệt thích gì, và đang tranh thủ học, hy vọng năm mới sẽ kiếm được việc phù hợp với đam mê của mình" -  chia sẻ của bạn Hoa Nguyễn.

noi so cua sinh vien moi ra truong la cau hoi di lam chua con - anh 0
Những chênh vênh mà mù mờ về con đường trong tương lai gần (Nguồn ảnh: TopResume)

Ai đánh thuế ước mơ, không có ai không muốn tương lai của mình màu hồng cả hoặc ít nhất thì cũng không quá nhiều sóng gió vùi dập. Những mong muốn đời thường như ra trường kiếm được một công việc ổn định, chăm lo được cho bản thân và sau đó là gia đình hay những hoài bão với những mục tiêu lớn lao hơn đều nằm trong những dự tính cho tương lai của mỗi chúng ta. 

noi so cua sinh vien moi ra truong la cau hoi di lam chua con - anh 0
Nỗ lực tìm kiếm được một công việc phù hợp (Nguồn ảnh: James Kaczman)

"Ít ra khi đi làm thì không còn áp lực thi cử nữa, đối với mình khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là khoảng thời gian từ nhận được bằng tốt nghiệp đến khi đi làm. Ngày xưa mê làm văn phòng lắm, tới khi được cho ngồi vào chiếc ghế văn phòng thì ôi thôi, việc bù đầu, tới Tết rồi vẫn chưa hết việc, lương thì bèo, gặp cái chị hướng dẫn làm khó làm dễ" – chia sẻ của bạn Võ An.

Có nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan khiến chúng ta đi chệch sang một con đường khác "gập gềnh với nhiều ổ gà và ổ voi hơn". Như lý thuyết và thực hành, kiến thức ở môi trường đại học thực sự chưa bao quát đủ về môi trường doanh nghiệp và thị trường lao động khó tránh chúng ta có thể có một chút "ngợp".

Vấn đề

Logo VieZ

Lo lắng, chênh vênh về con đường công việc phía trước không hẳn xấu, quan trọng là cách chúng ta khắc phục và đi lên.

Nỗi niềm trực Tết của sinh viên ngành Y: Bệnh viện là nhà, đánh đổi vì tính mạng của nhiều người

Nỗi niềm "thiếu 0.1" của hội học sinh, sinh viên

Một số trường đại học ở Hà Nội cho sinh viên trở lại trường ngay sau Tết Nguyên đán

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ