Nỗi niềm trực Tết của sinh viên ngành Y: Bệnh viện là nhà, đánh đổi vì tính mạng của nhiều người

Chúng tôi gọi đây là một "cái nghề không có Tết", mà bất kì một sinh viên nào cũng đã phải có ít nhất một lần ăn Tết xa nhà khi phải ở lại trường trực viện.

Vào những ngày Tết, khi ai cũng háo hức trở về nhà sum vầy cùng gia đình thì các bác sĩ, điều dưỡng và sinh viên ngành Y phải làm việc gấp 2, 3 lần ngày thường bởi đặc thù công việc "cấp cứu 24/7" của mình. 

Nói về nỗi niềm trực Tết của sinh viên ngành Y, bạn Lê Hân - hiện đang là admin group "Ở đây có một chùm sinh viên y kuteeee" đã nói với rằng: "Học y là đánh đổi sức khoẻ của bản thân mình để đổi lấy sức khoẻ cho người khác". Chính vì thế, khi quyết định trở thành một bác sĩ hay nhân viên y tế tức là họ đã phải chấp nhận đánh đổi rất nhiều thứ như thời gian, công sức, thậm chí là tiền bạc.

Bốc thăm trực Tết có lẽ là thời khắc hồi hộp không khác gì đi thi Đại học

Lê Hân, hiện đang là một Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, cậu bạn sinh năm 1997, vừa tốt nghiệp trường Đại học Đà Nẵng Khoa Y dược vào cuối năm 2021. Nhiều sinh viên ngành Y thường gọi Lê Hân bằng cái tên thân thiện là "Lee Harj" - một chàng bác sĩ vui vẻ, hài hước với nhiều năng lượng tích cực. Đồng thời, anh cũng là người lập nên group "Ở đây có một chùm sinh viên y kuteeee" với mục đích kết nối cộng đồng sinh viên y trên cả nước với khoảng 130.000 thành viên chỉ sau nửa năm hoạt động.

noi niem truc tet cua sinh vien nganh y benh vien la nha danh doi vi tinh mang cua nhieu nguoi - anh 0
Lê Hân, hiện đang là một Bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực và chống độc

Chia sẻ với , trải qua 6 năm làm sinh viên ngành Y, hiểu được tính chất khó khăn và vất vả của ngành nên Lê Hân đã bắt đầu xây dựng nên fanpage BOX Y khoa để chia sẻ những câu chuyện hài hước, vui vẻ của các sinh viên với với nhau, đồng thời muốn giúp mọi người được giải toả những căng thẳng đối với chương trình học khá nặng nề và nhiều áp lực của các trường Y. 

"Rất may mắn được sự yêu mến và đón nhận của mọi người, không chỉ là các bạn sinh viên y mà còn là các bạn trẻ trên cả nước, mình đã mở rộng "địa bàn" sang group Ở đây có một chùm sinh viên y kuteeeee. Nhóm đã chạm đến hơn 100k thành viên chỉ sau khoảng 5 tháng hoạt động, ngoài mục đích kết nối cộng đồng sinh viên y, mình cũng muốn lan toả đến tất cả mọi người rằng ngành y cũng dễ thương và năng động lắm chứ không chỉ biết học đâu nhé", Lê Hân tâm sự. 

noi niem truc tet cua sinh vien nganh y benh vien la nha danh doi vi tinh mang cua nhieu nguoi - anh 0
Lê Hân (ngoài cùng bên phải) và những người bạn của mình trong ngày tốt nghiệp

Nói qua về một năm đầy khó khăn của ngành Y trong lúc dịch bệnh hoành hành, để có thể nhận tấm bằng cử nhân bác sĩ trên tay, Lê Hân cùng những người bạn của mình đã phải trải qua những lần thay đổi lịch học, áp dụng nhiều phương pháp học một cách linh hoạt mới có thể đảm bảo việc ra trường không quá muộn. 

Một trong những đặc thù của sinh viên Y là sẽ trực trong các bệnh viện để vừa có cơ hội học hỏi vừa có thêm điều kiện thực hành. Thậm chí, nhiều sinh viên còn phải thay nhau trực Tết đảm bảo lúc nào bệnh viện cũng đủ người chăm sóc bệnh nhân. Thế mới dẫn đến cảnh 28, 29 Tết nhưng nhiều gia đình vẫn trông ngóng đợi con hết ca trực mới được về. Công việc của sinh viên là hỗ trợ các bác sĩ làm hồ sơ bệnh án, đo huyết áp, đo điện tim, băng bó cho bệnh nhân, phụ mổ,...

noi niem truc tet cua sinh vien nganh y benh vien la nha danh doi vi tinh mang cua nhieu nguoi - anh 0
Với các sinh viên ngành Y, bệnh viện vừa là nơi làm việc, vừa là ngôi nhà lớn của mình. Do đó, sẽ còn nhiều, rất nhiều những người nguyện “quên Tết” để trực cùng bệnh nhân

"Bốc thăm trực vào những dịp lễ tết có lẽ là thời khắc hồi hộp không khác gì khi đi thi cả. Lễ Tết ai chẳng muốn đi chơi, tuy nhiên để ưu tiên những bạn xa nhà đã lâu, nay mới có dịp về quê thì thường nhóm tụi mình sẽ cử những bạn nhà gần để thay nhau trực giúp ngày tết, cố gắng tạo điều kiện cho các bạn về quê ăn tết trọn vẹn với gia đình. Sinh viên y tụi mình nhìn vậy chứ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau lắm", Lê Hân Tâm sự.

Sinh viên ngành Y "đêm trực, sáng học, chiều thi"

Sinh viên học Y vất vả là điều ai cũng hiểu, nhưng để rõ tường tận từng chân tơ kẽ tóc để biết họ khổ như thế nào thì chúng ta không thể hình dung được. Trực tết chỉ là một trong những nỗi khổ mà họ đã trải qua...

Lê Hân nói, ngành y có lẽ từ lâu đã nổi tiếng với chương trình nặng còn phải học tập với cường độ cao. Để miêu tả ngắn gọn về cuộc sống của sinh viên ngành Y, cậu bạn đã tóm tắt trong 6 từ: đêm trực, sáng học, chiều thi. "Nhưng áp lực lớn nhất là áp lực tự bản thân mình phải học tập, phải giỏi về chuyên môn vì mình ý thức được rằng trên vai mình chính là tính mạng và sức khoẻ của bệnh nhân", Lê Hân nói.

noi niem truc tet cua sinh vien nganh y benh vien la nha danh doi vi tinh mang cua nhieu nguoi - anh 0
Với Lê Hân, Ngành y từ lâu đã nổi tiếng với chương trình nặng còn phải học tập với cường độ cao

Lê Hân tâm sự, lúc mới vào trường y cậu bạn đã bị sốc với phong cách học ở đại học nói chung cũng như trường y nói riêng, đã có những lúc cậu bạn tự nghi ngờ vào quyết định của bản thân liệu mình có hợp với ngành y. 

"Mọi vấn đề được giải quyết khi mình bắt đầu kì thực tập lâm sàng đầu tiên, nghe được nhịp tim, cảm nhận nỗi đau của bệnh nhân, nhận thức được ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết. Bản thân mình được tiếp thêm nguồn động lực to lớn, càng ngày càng cảm thấy yêu ngành y hơn. Cho tới hiện tại mình chưa bao giờ hết tự hào khi được đứng trong hàng ngũ y bác sĩ, luôn hết mình vì sự sống của bệnh nhân", Lê Hân nói. 

noi niem truc tet cua sinh vien nganh y benh vien la nha danh doi vi tinh mang cua nhieu nguoi - anh 0
"Đi thực tập bệnh viện từ năm 2, mình đã được tiếp xúc với rất nhiều câu chuyện từ cảm động đến những pha thót tim, những điều ấy thực sự truyền cho mình rất nhiều cảm hứng. Nếu không có những niềm vui ấy thì có lẽ mình không "trụ" được tới giờ đâu", Lê Hân nói.

Ngành Y là một ngành đặc thù, cũng là ngành quan trọng nhất trong "trận chiến" chống dịch trên cả nước thời gian vừa qua. Nói về trách nhiệm nghề Y của mình, Lê Hân cho biết ngành Y luôn như vậy, vẫn hết mình vì sức khoẻ của bệnh nhân chứ không riêng gì đợt dịch này. Dẫu đôi khi bị nhiều lời nói không hay thì ngành y vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao quý của mình.

"Năm mới sắp tới, mình hi vọng dịch bệnh sẽ sớm ổn định. Mọi người dân có thể tự do ra ngoài và tiếp tục làm việc vui chơi. Thời gian dịch bệnh vừa rồi coi như là một nốt trầm để chúng ta có cơ hội cùng ngồi lại suy nghĩ về hiện tại và tương lai. Học y là đánh đổi sức khoẻ của bản thân mình để đổi lấy sức khoẻ cho người khác. Chính vì thế mình không mong gì hơn là sự trân trọng của mọi xã hội dành cho tụi mình", Lê Hân nhắn nhủ. 

Sinh viên trường Y gửi thông điệp cho những "tấm chiếu mới: "Học Y nhàn lắm"

Bác sĩ Huỳnh Tuấn Kiệt: Hãy xác định tâm lý "ai cũng đang là F0" thay vì "mình cũng sẽ là F0"!

Chàng trai F0 khỏi bệnh giúp đỡ F0: "Quyết định làm tình nguyện viên từ lời kêu gọi của bác sĩ"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ