Những món quà "sặc" mùi tiền biến con người thành zombie của chủ nghĩa tiêu dùng?

Không biết từ khi nào, chuyện tặng quà lại trở thành thước đo đẳng cấp, là công cụ để phân chia ranh giới giàu - nghèo.

Từ lâu, người ta xem quà cáp như liều thuốc an dưỡng tinh thần. Thường thì trong những dịp lễ tết, người ta dành tặng cho nhau những lời chúc mừng kèm theo một món quà để thể hiện sự quan trọng của đối phương. Mặc nhiên, cứ đến những ngày trọng đại mà không có quà thì nhiều người sẽ thấy thiếu vắng một cái gì đó khó bù đắp. Bởi lẽ, quà cáp mang đến nhiều ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người.

Chạy theo giá trị của đồng tiền, giá trị của quà cáp cũng giảm sút đi phần nào

Thế nhưng, chạy theo giá trị của đồng tiền, giá trị của quà cáp cũng bị giảm sút đi phần nào. Bỗng dưng việc mua quà trở thành nỗi ngán ngẫm của nhiều người. Vì nó không còn mang ý nghĩa đơn giản là để kỷ niệm hay để nhắc nhớ. Lao đao trong nhiều trăn trở, lo sợ trong niềm thất vọng tiềm tàng, giả tạo trước những niềm vui giả dối, quà cáp dần trở thành những giá trị vô hồn.

nhung mon qua sac mui tien bien con nguoi thanh zombie cua chu nghia tieu dung - anh 0
Chạy theo giá trị của đồng tiền, giá trị của quà cáp cũng bị giảm sút đi phần nào

Nếu ngày xưa, người ta tặng quà để làm vật kỷ niệm, để khắc khi những dịp quan trọng thì giờ đây giá trị của quà cáp được đong đếm bằng tiền bạc. Từ ý nghĩa mang giá trị tinh thần, quà cáp dần trở thành thước đó giá trị vật chất.

Không biết từ khi nào, những món quà "sặc" mùi tiền lại biến con người trở thành zombie của chủ nghĩa tiêu dùng? Khi người ta đua nhau dùng quà cáp là công cụ để phân chia ranh giới giàu - nghèo. Tặng quà dễ dàng biến thành một cuộc đua để xem ai có thể đem ra món quà đắt tiền hay xa xỉ nhất.

nhung mon qua sac mui tien bien con nguoi thanh zombie cua chu nghia tieu dung - anh 0
Không biết từ khi nào, những món quà "sặc" mùi tiền lại biến con người trở thành zombie của chủ nghĩa tiêu dùng?

Ngoài ra, nó còn mang một mặt tối ít ai biết. Tưởng đó là niềm vui, niềm hạnh phúc thế nhưng quà cáp được dùng như cách để thể hiện quyền lực với người khác. Chúng ta thường trông mong được khen ngợi hay tặng quà, dù rằng chúng có mang ý nghĩa gì hay không? Một món quà từ một người chồng vũ phu có thể là việc làm tước đoạt đi những sự chống cự cuối cùng của người bị bạo hành, hay thao túng và khuất phục người đó.

Văn hóa tặng quà của giới trẻ ngày nay cũng khác. Với thế hệ trước, chỉ cần một tấm thư tay viết vội cùng với chiếc vòng tay vỏ sò được xâu tỉ mỉ hay chiếc kẹp tóc cũng khiến người ta cảm thấy hạnh phúc. Hay những chiếc hoa nhỏ, những dòng chữ viết tay nắn nót tặng cô ngày 20/11 cũng khiến người ta cảm thấy ấm lòng Vì với họ "giá trị của món quà không nằm ở món quà, mà trong chính tấm lòng của người trao tặng" (Seneca).

nhung mon qua sac mui tien bien con nguoi thanh zombie cua chu nghia tieu dung - anh 0
Việc tặng quà trở thành cuộc đua khoe mẽ

Còn với người trẻ giờ đây, việc tặng quà đôi khi chỉ cần tiếng chuông "ting ting" được thông báo đến từ tài khoản ngân hàng được kích hoạt qua điện thoại. Hay đó là giày hiệu, túi hiệu cùng với những bữa ăn đắt đỏ. Kẻ diện đồ đẹp, người diện đồ sang, thay nhau bĩu môi so sánh "quà nhỏ đó tặng không bằng nhỏ kia tặng". Cứ thế, người trẻ cũng chạy đua nhau để lao vào cuộc chơi "khoe mẽ".

Đừng trả tiền cho quà cáp, hãy để ý đến ý nghĩa của việc tặng quà

Chạy theo chủ nghĩa vật chất, chúng ta sẽ bị sai khiến bởi tiền bạc. Đừng "trả tiền" cho qùa cáp, hãy để ý nhiều hơn đến ý nghĩa của việc tặng quà. Hãy trao tặng những trải nghiệm thay vì quà cáp vật chất. Bởi lẽ, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm mới là điều tốt hơn vật chất - khi đo lường mức độ hạnh phúc, vui mừng.

nhung mon qua sac mui tien bien con nguoi thanh zombie cua chu nghia tieu dung - anh 0
Đừng biến quà cáp thành thứ vật chất mà người tặng gán cho người nhận, cũng đừng chỉ biết "trả tiền" cho mấy món đồ

Nhất là trong lúc cuộc sống hối hả, cái mà người ta cần là sự chân thành ở lại. Quan tâm thực sự là một món quà vô giá, nó có thể duy trì được mối quan hệ lâu dài và tạo nên một sợi dây liên kết lớn. Khi ta yêu thương sâu đậm, vật chất ngày càng trở nên ít quan trọng cho tới khi chẳng còn chút giá trị gì. Điều có ý nghĩa là những giá trị tinh thần được bồi dưỡng sẽ lấn át những giá trị vật chất vô hồn.

Đừng biến quà cáp thành thứ vật chất mà người tặng gán cho người nhận. Cũng đừng chỉ biết "trả tiền" cho mấy món đồ. Hãy thật sự quan tâm đến cảm xúc của người khác! "Sự tốt đẹp của món quà nằm ở tính thích hợp hơn là giá trị".

Góc quay xe: Người trẻ dần nhận ra sự "mù quáng" trong việc mua sắm xa xỉ?

"Real - Fake": Sản phẩm mua sắm có phải thước đo giá trị con người?

Tin vào sức mạnh của đồng tiền và từ bỏ cách hiểu sai về lối sống YOLO

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ