Thời điểm dịch bệnh khó khăn, ngân hàng máu cũng cần được sự bổ sung từ cộng đồng.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan rộng ra nhiều tỉnh thành, khiến mọi thứ buộc phải dừng lại trong một thời gian dài. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động hiến máu và cung cấp máu điều trị cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế trong cả nước. Hầu hết mọi người đều quan ngại việc ra đường trong thời điểm hết sức nhạy cảm này.
Chỉ trong thời gian ngắn lượng dự trữ máu hầu như suy giảm đáng kể mà số lượng tình nguyện viên đến hiến lại rất ít so với thời điểm trước dịch. Báo cáo mới đây, Trung tâm truyền máu BV Chợ Rẫy chỉ còn 1700 đơn vị máu, nếu không được bổ sung thì chỉ còn đủ trong vòng 1 tuần kể từ ngày 28/7. Vì vậy, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu ổn định nhưng rất cần sự hỗ trợ từ mọi người.
Chuẩn bị đầy đủ sức khỏe cho bản thân
Với phương châm "Hiến máu an toàn - Đừng ngại Covid" trong thời điểm chống dịch, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã đưa ra tiêu chí 3A: An toàn cho người hiến máu, An toàn cho người bệnh nhận máu, An toàn cho nhân viên y tế. Để vừa có thể chống dịch an toàn, vừa đẩy mạnh được hoạt động hiến máu.
Chúng ta cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, cảm thấy thật sự khỏe mạnh và không gặp các vấn đề nào về các loại bệnh có thể lây lan qua đường máu. Đồng thời, đáp ứng các quy định về độ tuổi (từ 18 tuổi đến 60 tuổi), về cân nặng (nữ từ 42kg trở lên, nam từ 45kg trở lên), thời điểm giữa hai lần hiến máu cách nhau ít nhất 12 tuần.
Khoảng một tuần trước khi hiến cần ăn uống đủ chất và có lối sống lành mạnh, giữ tinh thần luôn được thoải mái, đảm bảo ngủ sâu và đủ giấc. Trước khi tiêm cần ăn nhẹ, tránh các đồ ăn chứa quá nhiều chất béo, có lượng đường quá cao. Bổ sung nước cho cơ thể đầy đủ với nước lọc hoặc các loại nước không có ga và cồn. Ngoài ra, cần tìm hiểu thông tin đầy đủ, chính xác và rõ ràng, cũng như các yêu cầu của nơi hiến máu.
Đảm bảo các quy định phòng chống dịch
Đọc kỹ và khai báo trung thực các câu hỏi trong phiếu đăng ký hiến máu và tờ khai báo y tế, đánh giá sơ bộ về khả năng mắc Covid-19. Với một số triệu chứng bất thường của cơ thể là những dấu hiệu của Covid-19 như: khó thở, sốt, đau họng… cần báo cáo nhanh chóng và kịp thời đến các cán bộ y tế tại đó nếu đã đến địa điểm hiến máu.
Với việc vẫn còn ở nhà và có những dấu hiệu trên thì không nên đi hiến máu, tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm không còn bất cứ triệu chứng nào.
Suốt toàn bộ quá trình diễn ra đến lúc trở về, tất cả các cá nhân cần thực hiện mang khẩu trang, chủ động thực hiện rửa tay sát khuẩn khi phải tiếp xúc với nhiều vật dụng tại điểm hiến máu. Thực hiện theo các hướng dẫn về an toàn phòng dịch của các cán bộ, nhân viên y tế tại đây. Luôn hạn chế việc tiếp xúc quá nhiều người và ngồi đúng nơi đã được bố trí sẵn cách nhau tối thiểu 1 mét.
Với một số cá nhân khi đã đăng ký nhưng vô tình tiếp xúc với người mắc Covid-19 hay ở các tuyến đường, khu phố, phường xã, hẻm… nơi mà bản thân sinh sống được yêu cầu phong tỏa chống dịch thì không nên tiếp tục việc hiến máu. Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ ngày cuối cùng tình hình xung quanh nơi ở, cũng như bản thân mỗi người được ổn định.
Bạn ũng nên yên tâm khi thực hiện hiến máu trong mùa dịch, bởi tất cả các địa điểm thực hiện nhận máu đều được tăng tăng cường một số biện pháp để đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp nhận, hiến máu và sử dụng các chế phẩm máu. Các nhân viên y tế, người phục vụ tại điểm hiến máu và người tham gia hiến máu phải thực hiện nghiêm quy tắc 5K về phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo, luôn được đảm bảo về vệ sinh và an toàn.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Nên dành thời gian để bản thân nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe, cần tránh làm những việc quá mất sức hay tập trung quá nhiều vào công việc và học tập. Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể để bù đắp phần nước bị mất hoặc uống nước đường tán, để bù chất sắt, tạo máu.
Cũng có thể uống các loại nước trái cây, vừa bổ sung vitamin cho cơ thể, vừa thúc đẩy việc tái tạo tế bào máu. Dùng nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt, vitamin B12 và acid folic, để giúp bổ máu như: tôm, rong biển, nấm, các loại thịt bò, gan, đậu hà lan…
Nội dung liên quan
Hơn hết, là chúng ta cần phải duy trì những thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, sau khi thực hiện hiến máu ta cần thiết phải theo dõi tình hình sức khỏe bản thân để đảm bảo an toàn. Nếu có những dấu hiệu bất thường cho thấy những nguy cơ mắc Covid-19 ta cần nhanh chóng liên hệ đến cơ quan y tế gần nhất hoặc với các nhân viên y tế nơi thực hiện việc hiến máu để có những giải pháp kịp thời.
Ở thời điểm này, rất cần thiết những góp sức dù nhỏ của tất cả mọi người. Tương tự như cây ATM gạo, cũng như các hoạt động thiện nguyện trong suốt mùa dịch vừa qua, thì ngân hàng máu cũng cần được sự bổ sung từ cộng đồng, đặc biệt là các thanh niên. Nên chúng ta hãy cùng chung tay dìu dắt nhau qua những giai đoạn khó khăn như thế này.
Theo dõi thông tin của Viện huyết học - Truyền máu Trung ương tại đây.
Nguồn: TH&PL