Nhật ký tình nguyện: "Nhận tin 2 ca dương tính, sốc phản vệ và thở phào khi qua cơn nguy kịch"

Trạm y tế Tân Tạo A một ngày nào đó sẽ không còn ca dương tính, người dân lại tiếp tục lao động.

Sài Gòn dạo này đã bước vào mùa mưa nắng thất thường, bất chợt một cơn mưa ào, những ngày nắng đổ lửa hơn 39 độ C, đường sá cũng chẳng có sự kẹt xe nào, khắp các cung đường giờ chỉ còn là những chiếc xe hú còi truy vết, đoàn binh áo trắng, đội tình nguyện áo xanh vẫn đang bon bon đến các địa điểm phong toả, bệnh viện dã chiến. 

nhat ky tinh nguyen nhan tin 2 ca duong tinh soc phan ve va tho phao khi qua con nguy kich - anh 0

Ánh đèn bệnh viện vẫn sáng đèn, năng suất làm việc vẫn 100%, ai cũng vì một mẫu số chung "vượt qua Cô vy". Cũng vì lẽ đó, những chàng trai, cô gái trường Y cũng chẳng để mình ngoài cuộc ở đợt dịch lần này. Khoác lên mình lớp áo bảo hộ, mỗi ngày đến trạm y tế, miệt mài công việc lấy mẫu, cùng đội ngũ y tế làm công tác, sức trẻ họ luôn chọn hành động

đã may mắn được nói chuyện với Trần Nhật Khoa, sinh viên năm tư tại Đại học Y Dược TP.HCM. Chàng trai nhỏ người đã có hơn nửa tháng giữa tâm dịch. 

"Mình học Dược, chưa một lần đụng chạm người khác nhưng đây là một trải nghiệm thực tế khó quên"

Khác với những chiến sĩ khác, Nhật Khoa học nhóm ngành đặc thù về thuốc, không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc đi lâm sàng, trực bệnh viện hay đụng chạm vào cơ thể của bệnh nhân. Nhưng tờ mẫu đăng ký đi tình nguyện phòng chống dịch, đã giúp cậu bạn có cho mình những lần đầu tiên khó quên.

Khi hỏi Khoa về việc chọn đi tình nguyện chống dịch, chẳng đao to búa lớn về nguyện vọng, chẳng dám mơ về việc cống hiến, chỉ đơn thuần là đi, bạn bè đi nên cậu bạn cũng chọn đi cùng. Chàng sinh viên năm tư cũng muốn bản thân được thử sức, được trải nghiệm thực tế và hiểu hơn về nhóm ngành mình đang chọn - ngành Y tế với sứ mệnh thiêng liêng. 

nhat ky tinh nguyen nhan tin 2 ca duong tinh soc phan ve va tho phao khi qua con nguy kich - anh 0

"Mình chẳng dám nghĩ những điều sâu xa, chỉ vì được bạn bè rủ đi, mình cũng không muốn nằm không ở nhà, chán và tù túng, thế là mình đi, tất nhiên là được nhiều nên mất nên đây là quyết định hoàn toàn đúng với bản thân mình". - Nhật Khoa chia sẻ.

Nỗi sợ vẫn có, ngày đầu tiên nhận nhóm bắt đầu công việc, cậu bạn không giấu đi được sự lo lắng. Chưa bao giờ có kinh nghiệm, chưa đi lâm sàng, chưa đến hiện trường, tất cả như một trang giấy trắng được cầm tay chỉ việc. 

"Khoa may mắn được bạn leader cùng học năm 4 hướng dẫn nhiệt tình, từ các thao tác thực hiện lấy mẫu, cách mặc đồ bảo hộ đúng quy tắc đến đảm bảo quy trình xịt khử khuẩn như nào, sau này là việc hướng dẫn quy trình xử lý ca dương tính". 

Nửa tháng trôi qua, cậu bạn vẫn đi đi về về mỗi ngày để làm công tác, dù mệt mỏi sáng đến tối nhưng vẫn luôn có đồng đội ở cạnh bên, cô chú ở trạm y tế yêu thương và chút thân tình của người dân ghé trạm.

"Ở Trạm y tế Tân Tạo A, mình xem đây là nhà, là gia đình chống Cô vy"

Hôm đầu tiên lấy mẫu, Nhật Khoa không tránh khỏi những lo lắng khi lần đầu thực hành, nhưng cậu bạn đã có được sự giúp đỡ tận tình của người bạn "leader". 14 ngày nhận công tác lấy mẫu, linh hoạt trên mọi nẻo đường, phân công ở đâu là cả đội nhanh chân đến địa điểm vì sợ người dân phải đợi chờ. 

Câu chuyện thực tế vẫn có những mảng màu đen hồng, việc lấy mẫu test nhanh cũng gặp nhiều khó khăn cho người trẻ. Lúc làm đôi lúc gặp người dễ, đôi khi lại gặp người khó, công việc luôn đòi hỏi một sự bình tĩnh vì mỗi ngày gặp phải biết bao điều khó xử. 

"Lúc làm cũng gặp người này người kia, có người lấy dễ, có người lấy khó lắm, họ khó chịu, rồi tỵ hầu khô, phải lấy đi lấy lại nhiều lần. Mình sợ nhất lấy cho các em nhỏ, sợ bọn nhỏ sẽ đau, có đứa khóc thật to, có đứa thì quậy không tả nỗi, nhưng giờ quen rồi, cứ thấy dân là chỉ mong test ra kết âm tính".

nhat ky tinh nguyen nhan tin 2 ca duong tinh soc phan ve va tho phao khi qua con nguy kich - anh 0

Đi thực tế, làm việc ở nhiều nơi khác nhau, nhưng trong lòng chàng trai đôi mươi này sẽ luôn nhớ về trạm y tế Tân Tạo A. Nơi đây Khoa có những bạn cùng chung tay thực hiện buổi xét nghiệm, cùng động viên nhau cố gắng thêm chút nữa. Ở Trạm, đám trẻ tình nguyện được cô chú quan tâm, luôn chăm lo cho từng bữa ăn, cậu bạn luôn thấy thích và cả đội đã gắn bó, trực tại Tân Tạo cố định suốt thời gian qua. 

"Nhà Khoa ở Bình Thạnh nhưng vẫn không ngại xa khi qua Bình Tân, mình thương nơi này như nhà, các bạn bên Thành đoàn cũng hỗ trợ nhiệt tình, các bạn còn trẻ hơn cả mình nhưng giỏi và chịu khó lắm, ngày nào việc nặng việc nhẹ cũng xong, luôn giúp nhau cho xong một ngày lấy mẫu".

"Hai ca dương tính, sốc phản vệ... đã qua cơn nguy kịch"

Trạm y tế nơi Khoa trực là một trong những trạm có nhiều ca dương tính nhất của thành phố. Những ngày làm việc lấy mẫu tại đây đã biến nỗi sợ hôm đầu nhận nhiệm vụ, giờ đây chỉ có thể là làm, làm thêm nữa để số ca nhiễm được kiểm soát, để dịch bệnh không còn đe doạ người dân Tân Tạo, người dân Sài Gòn. 

"Những ngày gần đây có phần vất vả hơn nhiều với ngành y tế, với tụi Khoa khi y tế quá tải, nên nhiều khi chẳng điều kịp xe đến đón F0 kịp, cấp cứu cũng trong tình trạng báo động. Học nhóm ngành Y tế, nên cả đám cũng có phần trùng xuống, buồn vì lo cho mọi người". - Khoa cho biết

nhat ky tinh nguyen nhan tin 2 ca duong tinh soc phan ve va tho phao khi qua con nguy kich - anh 0

Đó cũng là lúc sức trẻ của những chàng trai cô gái cùng nhau quyết tâm càng phải làm, nỗ lực hơn nữa trong công việc được giao phó.  Những ngày test nhanh, lấy mẫu thấy được dân đến lấy chỉ biết cầu nguyện, mong tất cả mọi người được bình an.

 Nhưng thực tế luôn khắc nghiệt, chính mình là người lấy mẫu, đọc kết quả "dương tính" nhìn người dân khóc, cậu bạn cũng bất lực chẳng làm gì được hơn hết. Chỉ biết động viên, gạt đi giọt nước mắt và tiếp tục nhiệm vụ. Hơn hết, bất cứ ai ở đây cũng không ngại nắng, chỉ sợ mưa, hôm nào mưa là xem như thất nghiệp, nỗi lo chồng lên thêm một nấc. 

Ngày nhớ nhất là buổi sáng hôm kia, trạm y tế tiếp nhận hai ca dương tính nhưng tình trạng nguy kịch, một ca sốc phản vệ do thuốc, một ca suy hô hấp cấp độ 2. Đó là một thử thách lớn, một bài toán về tính mạng cho những nhân viên "tập sự" như Nhật Khoa. Đội ngũ y tế ở trạm căng thẳng, một cuộc hội chẩn đa ngành diễn ra, nhìn anh chị trong ngành xử trí mà đám sinh viên cũng chẳng thể nào rời mắt. Động viên, trấn an tinh thần cho nhau và cả trạm cùng nhau cứu lấy bệnh nhân. 

Bầu không khí như được giải toả khi trạm Tân Tạo cùng nhau nghe được tin hai bệnh nhân đã ổn, nhẹ lòng, những cái thở phào nhẹ nhõm cho một ngày dài còn phía trước, cho một cuộc chiến còn chông gai. 

"Nghề Y là vậy đó, mình vẫn không thể nào buông bỏ được, vì mạng sống của người dân mà làm tất cả".

---------------

''Chờ ngày Sài Gòn… kẹt xe trở lại'' là mong muốn của nhiều người trẻ ở TP.HCM lúc này, cũng là tên tuyến bài được khởi xướng. Trong tuyến bài này, ghi nhận những chia sẻ, những câu chuyện và kỷ niệm về Sài Gòn. Có thể là của một người nổi tiếng, cũng có thể đến từ một bạn trẻ bình thường. Nhưng tất cả cùng gặp nhau ở tình yêu dành cho Sài Gòn và niềm tin thành phố sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh để đường phố đông vui trở lại!

Nhật ký tình nguyện của mẹ đơn thân 38 tuổi, 2 con nhỏ: "Hết 5 lần bị chủ trọ dọa đuổi đi!"

Nhật ký tình nguyện ở tâm dịch Bắc Giang: 25 ngày dưới cái nắng 40 độ C!

Nhật ký cách ly đầy thời trang như quý cô Pháp thanh lịch của Gen Z Sài Gòn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ