Cuộc sống đang thay đổi trên nhiều phương diện, bận rộn cũng trở thành thước đo của sự thành công.
Ngoài thời gian đi làm cơ bản từ 8h sáng đến 5h chiều, Shark Thái Vân Linh cho rằng các bạn trẻ nên ở lại công ty làm thêm công việc khác, nghiên cứu thêm kiến thức…, để có được sự chuẩn bị đầy đủ trước khi cơ hội tìm đến. Không biết từ bao giờ, bận rộn lại trở thành thước đo cho sự thành công của người trẻ. Theo xu hướng đám đông, nhiều người cũng cho là mình bận rộn nhưng bận rộn chỉ để "làm màu".
Bận rộn đã trở thành thước đo thành công của người trẻ
Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân rơi vào trạng thái không thể thư giãn. Vì mỗi lần định ngồi lướt Facebook, đi cà phê tán gẫu với bạn bè hay chỉ nằm không để xả stress cũng trở nên khó khăn. Vì chúng ta đang thư giãn trong "lo sợ". Sợ mình đang phung phí thời gian cho những điều vô nghĩa, sợ trong nkhi mình đang nghỉ ngơi thì người khác đã thành công. Cứ thế, não bộ luôn luôn lập trạng thái "bật công tắc" cho công việc.
Nhiều bạn trẻ ngày nay tôn sùng chủ nghĩa bận rộn. Ngoài việc làm ở công ty, họ còn làm thêm công việc part time, liếm thêm dự án. Cuối tuần phải ôm lap ra cà phê để giải quyết mớ công việc còn tồn đọng trên ghi chú hay ngã gục trên bàn làm việc vì deadline. Cứ thế, người ta đua nhau vùi đâu vào công việc.
Thậm chí, chạy theo cuộc sống bận rộn, nhiều người còn làm việc "gấp đôi tới chết". Có nghĩa là chúng ta sẽ làm việc trong trạng thái liên tục để hoàn thành việc đó sớm nhất dù mệt mỏi hay phải thức xuyên đêm. Nhiều người còn than thở, làm thế nào để làm hết tất cả các việc khi mỗi ngày chỉ có 24h?
Người trẻ ngày nay có đang thực sự bận rộn hay ép mình để bận rộn?
Áp lực của dịch Covid-19 vốn đã rì chặt tâm lý con người nhưng người trẻ lại phải gánh thêm áp lực bởi "cái tôi vô dụng", vốn được tô vẽ bởi triết lý bận rộn mới thành công. Trước áp lực về một "cái tôi vô dụng", người trẻ ngày nay đang ép mình để bận rộn theo đám đông.
Hơn nữa, bây giờ ai cũng online 24/7, và lúc nào cũng trong tình trạng phải "liên lạc được", kể cả đối với công việc, mạng xã hội, hay chuyện tình cảm. Lướt story trên Facebook chỉ vài phút đồng hồ là thấy một người khoe thành quả, cách vài ngày là thấy bạn bè làm hai ba việc cùng một lúc. Chính sự tác động này làm cho người trẻ ngờ vực về bản thân mình, đâm ra tâm lý muốn "bận rộn" để không còn hoang mang.
Ashley Whillans - chủ nhiệm nghiên cứu đặt ra giả thuyết về cái gọi là "biểu tượng bận rộn": "Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng sự bận rộn có thể được xem là biểu tượng xã hội - ít nhất là ở Bắc Mỹ" - cô cho biết.Tức là, chúng ta luôn muốn người khác trông thấy bản thân bận rộn, làm việc nhiều, làm được tất cả mọi thứ mà không cần ai giúp đỡ. Chính vì thế, chúng ta ngần ngại việc bỏ tiền ra mua lấy một chút thời gian rảnh cho mình."
Vì đặt mình vào cách nhìn nhận của nghười khác mà một số người trẻ cũng đang ép mình phải bận rộn. Thấy đồng nghiệp ở lại làm thêm, mình cũng phải là người "tắt đèn" ở văn phòng, thấy bạn bè làm một lúc hai ba việc, mình cũng cố gắng tìm việc như bạn. Cứ thế những người ép mình bận rộn có bao gờ tự hỏi, mình đã thành công hay chưa?
Nhưng một sự bận rộn "bắt chước" liệu có tạo ra thành công?
Thực chất người bận rộn luôn khoe khoang họ bận như thế nào? "Tôi không đủ thời gian để hoàn thành công việc này", "Tôi bận đến nổi không có thời gian để nghỉ nghơi", "Tôi đang bận, tôi bận lắm"… Đối với người bận rộn, "không có thời gian" luôn là cụm từ để họ bào chữa cho mình. Đó là kiểu người bận rộn "bắt chước".
Biến tiêu chuẩn bận rộn của người khác trở thành của mình, liệu có tạo ra thành công? Bởi lẽ, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái bận rộn không hiệu quả mà chỉ để lắp đầy hết thời gian rỗi. Bởi vì không biết từ khi nào mà từ khóa "bận rộn" lại gần như tượng trưng cho sự thành công. Việc "ở không" hay rảnh rỗi lại khiến nhiều người có cảm tưởng như mình thật vô dụng.
Việc gượng ép mình để bận rộn còn dẫn đến một tác hại không nhỏ đó chính là làm chúng ta rơi vào chứng "kiệt sức". Theo nhà tâm sinh lý học người Anh Beverley Hills: "Bạn sẽ thấy căng thẳng stress, mất ngủ, thiếu lòng tin ở bản thân, luôn trong trạng thái nghi ngờ và cảm giác trống rỗng, không biết làm gì tiếp theo.
"Làm thế nào mình hoàn thành được công việc nếu không có đủ thời gian và tài nguyên cần thiết?" Bạn có thể sẽ cảm thấy cạn kiệt về cảm xúc, không hài lòng, thiếu thốn, tức giận, đôi khi thậm chí cả những đau đớn về thể chất như chứng đau nhức toàn thân, hay cảm thấy luôn uể oải khó chịu trong người".
Dẹp bỏ cái cớ bận rộn! Hãy làm việc hiệu quả hơn
Lâm Ngữ Đường đã từng phat biểu rằng: "Người bận rộn chẳng báo giờ khôn ngoan, và người khôn ngoan chẳng bao giờ bận rộn". Đừng lấy bận rộn làm thước đo cho sự thành công mà ép mình vào những việc giết thời gian vô nghĩa. Hãy làm việc hiệu quả hơn!
Vậy làm thế nào để tăng hiệu quả công việc mà vẫn có thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn? Đừng quá tập trung vào những chi tiết nhỏ. Tập trung vào kết quả thì hiệu suất công việc sẽ cải thiện theo. Hiệu suất phụ thuộc vào việc bạn thực hiện và hoàn thành các mục tiêu đến mức nào, chứ không phải các "công việc chi rườm ra.
Hãy giảm thiểu tối đa những yếu tố làm bạn bị sao nhãng và giữ không gian làm việc gọn gàng, đơn giản. Đừng tìm thời gian để làm những việc quan trọng đối với bạn mà hãy tạo ra thời gian. Đưa những công việc quan trọng vào thời gian biểu và xây dựng kế hoạch dựa theo chúng.
Nguồn: TH&PL