Người lao động tìm kiếm quyền được "ngắt kết nối"

Không một ai muốn đem công việc về nhà và ảnh hưởng đến thời gian cá nhân cả!

Với nhân viên công sở, thời gian trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi mọi người đều muốn dành trọn cho việc chăm sóc bản thân và gia đình. Nhưng đôi khi việc phải ôm việc về nhà là điều không thể tránh khỏi và nếu tiếp tục với tần suất dày đặc thì ranh giới giữa công việc và cuộc sống dần bị lu mờ và thậm chí là không còn.

nguoi lao dong tim kiem quyen duoc ngat ket noi - anh 0
Ranh giới giữa công việc và cuộc sống trong kỷ nguyên 4.0 bận rộn (Nguồn ảnh: lookyoureyes)

Jee Hyae-rim (31 tuổi), một nhân viên văn phòng ở Seoul, tan sở lúc 5:30 chiều nhưng quen với việc nhận được điện thoại và tin nhắn công việc từ sếp hoặc đồng nghiệp cho đến muộn nhất là 7 giờ hoặc 8 giờ tối. "Tôi đã nói với họ nhiều lần rằng hãy gửi email cho tôi trừ khi có nhiệm vụ khẩn cấp, nhưng họ liên tục gọi cho tôi. Thật phiền, nhưng tôi vẫn phải tiếp tục kiểm tra email và trả lời tin nhắn ở nhà. Ranh giới giữa công việc và cuộc sống đang mờ dần" - Jee nói với The Korea Times.

Hay Kim Hyung-chan (28 tuổi), một nhân viên văn phòng khác ở Seoul nói rằng làm việc tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch đã làm lu mờ sự rạch ròi giữa công việc và thời gian cá nhân: "Mọi thứ liên quan đến công việc khiến tôi thậm chí chẳng có thời gian chết, và đó cũng là thời gian để tôi nghỉ ngơi".

nguoi lao dong tim kiem quyen duoc ngat ket noi - anh 0
Làm việc tại nhà trong thời gian xảy ra đại dịch đã làm lu mờ sự rạch ròi giữa công việc và thời gian cá nhân( Nguồn ảnh: Power)

Kiểu giao tiếp liên quan đến công việc ngoài giờ hành chính này rất phổ biến ở Hàn Quốc, cứ ba người lao động thì có một người gặp phải tình trạng này ít nhất một lần một tuần, theo một báo cáo được công bố ngày 27/12.

Trong báo cáo được viết dựa trên cuộc khảo sát 500 nhân viên sống ở tỉnh Gyeonggi từ ngày 23/11 đến ngày 2/12 của Viện nghiên cứu Gyeonggi (GRI) thì 87,8% số người được hỏi cho biết họ đã nhận được các thông tin liên quan đến công việc ngoài giờ làm việc và 34,2 % cho biết nó xảy ra ít nhất một lần một tuần. 

nguoi lao dong tim kiem quyen duoc ngat ket noi - anh 0
Cứ ba người lao động thì có một người gặp phải tình trạng "nhập nhằng" giữa công việc và cuộc sống (Nguồn ảnh: Jackfruit)

Khoảng 76% trong số họ cho biết họ đã được liên lạc thông qua các ứng dụng nhắn tin di động bao gồm KakaoTalk, 69,2% qua các cuộc gọi điện thoại, 60% qua các tin nhắn văn bản di động và 38,6% qua email. Khi nhận được những tin nhắn như vậy, 90% cho biết họ đã hoàn thành các công việc, được nghiệm thu và tan ca về nhà.  

Kể từ năm 2017, luật lao động ở các nước bao gồm Pháp, Ý, Slovakia, Philippines và Bồ Đào Nha đã cấm giao tiếp liên quan đến công việc ngoài giờ làm việc. Một số chính quyền địa phương có quy định tương tự đối với công chức, bao gồm Gwangmyeong của tỉnh Gyeonggi và quận Seocho ở Seoul. 

nguoi lao dong tim kiem quyen duoc ngat ket noi - anh 0
Nhiều dự luật hạn chế giao tiếp liên quan đến công việc ngoài giờ làm việc đã được đề xuất tại Quốc hội từ năm 2016 nhưng đã bị loại bỏ hoặc vẫn đang chờ xử lý. (Nguồn ảnh: Lost Bird)

Việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống không dễ dàng nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bớt đi hoặc không có những nhiệm vụ được giao ngoài giờ. Choi Hoon, một nhà nghiên cứu tại GRI cho biết: "Quyền được 'ngắt kết nối' phải được quy định dần dần trong luật lao động để nâng cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống trong kỷ nguyên kỹ thuật số".

Người lao động cạnh tranh nhau trong thị trường việc làm cũng như phải phấn đầu làm việc năng suất để phát triển và thăng tiến. Nhưng nhân viên và cả những nhà quản lý hãy chỉ để các nhiệm vụ được giải quyết ở nơi làm việc để cuộc sống và công việc được rạch ròi. Điều đó giúp thúc đẩy chất lượng công việc cũng như đảm bảo cho cuộc sống được thoải mái.

4 cách giúp chúng ta phục hồi trong năm 2022

Lo lắng và cô đơn: Khi nghỉ hưu sớm không còn đạt được kỳ vọng của nhiều người!

Tiếp tục đắm chìm săn sale hay duy trì tiết kiệm cuối năm?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ