Nghệ sĩ được "giải hạn" sau ồn ào "sao kê", nhưng niềm tin vẫn còn vướng lại?

Mới đây, Cục Cảnh sát hình sự bộ Công an vừa có văn bản khẳng định các nghệ sĩ không có hành vi gian dối trong quyên góp tiền từ thiện.

Cụ thể, Thiếu tướng Hồ Sỹ Niêm, Phó cục trưởng Cục cảnh sát hình sự (C02 - Bộ Công an) vừa ký Văn bản số 213 thông báo kết quả giải quyết tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến các nghệ sĩ Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, Bùi Đại Nghĩa…

nghe si duoc giai han sau on ao sao ke nhung niem tin van con vuong lai - anh 0
Công văn quyết định không khởi tố nghệ sĩ có hành vi ăn chặn trong hoạt động từ thiện (Ảnh: Bộ Công an Cơ quan Cảnh sát điều tra)

Cuối cùng, "sao kê" cũng được giải hạn!

Đầu tháng 5/2021, bà N.P.H thông qua mạng xã hội cho rằng một số nghệ sĩ khuất tất trong hoạt động quyên góp, giải ngân tiền từ thiện. Trong khi đó, các nghệ sĩ như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên và một số người khác đã phản bác, tố cáo lại bà H. đã vu khống, bôi nhọ và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.

Đến tháng 10/2021, Cục Cảnh sát hình sự đã mời ca sĩ Thủy Tiên, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, danh hài Trấn Thành đến làm việc sau những lùm xùm trên mạng về tiền từ thiện ủng hộ miền Trung. Và đến tận ngày 22/1, Cục Cảnh sát hình sự bộ Công an mới có văn bản khẳng định các nghệ sĩ không có hành vi gian dối trong quyên góp tiền từ thiện.

nghe si duoc giai han sau on ao sao ke nhung niem tin van con vuong lai - anh 0
Sao kê từng là chủ đề gây xôn xao mạng xã hội trong suốt một thời gian dài 

Từ drama sao kê gây xôn xao mạng xã hội trong suốt nửa năm, giới nghệ sĩ phải liên tục đau đầu khi nhận được hàng loạt những lời công kích vì cộng đồng mạng nghi ngờ về số tiền quyên góp hay nghe theo lời nói và những lập luận có phần cảm tính của ai đó.

Song, cũng có nhiều cá nhân dù chẳng biết sự tình ra sao nhưng chỉ vì nó đang là xu hướng được mọi người biết đến nên không ngần ngại hòa mình vào đám đông để tạo nên vô số những trò đùa ác ý.  

Một bộ phận rất đông người vào Fanpage của ngân hàng liên quan đến nghệ sĩ và số tiền sao kê để công kích và thả phẫn nộ, buộc ngân hàng phải khóa tính năng bình luận. "Sao kê" đã dẫn dắt mọi người đi xa bởi những bình luận chửi mắng vô tội vạ, thậm chí đó còn là một niềm tin một chiều chưa được xác thực bởi vì "nghe nói". 

nghe si duoc giai han sau on ao sao ke nhung niem tin van con vuong lai - anh 0
Nghệ sĩ Việt phải điêu đứng trong chuyện làm từ thiện suốt thời gian dài (Ảnh: Baophunu)

"Sao kê" đã giải, nhưng niềm tin thì khó giải?

Tuy hạn "sao kê" đã được giải, những nghệ sĩ đã được chứng minh sự trong sạch, nhưng niềm tin ở công chúng vẫn là một dấu chấm hỏi lớn. 

Lòng tin gửi gắm của con người đã trở nên lung lay nhiều kể từ sự kiện chấn động mang tên "sao kê". Điều đó cho thấy khán giả vẫn đang chờ đợi một sự rõ ràng trong việc làm từ thiện của các nghệ sĩ nói riêng và các nhà làm từ thiện nói chung. Không chỉ là bản sao kê của những khoản tiền từ thiện, công chúng đang cần hơn ở việc tìm lại lòng tin ở những người nghệ sĩ.

Không còn là chuyện đơn giản một người đứng ra kêu gọi là sẽ có một nguồn tiền to "gửi nhờ" vào tài khoản và tự nhủ nó sẽ đến được đúng người, đúng thời điểm. Người ta đã dần khắt khe hơn, nghiêm ngặt hơn và yêu cầu cao hơn khi có lòng muốn giúp một ai đó. Bài học của việc làm từ thiện một cách chuyên nghiệp, minh bạch, rõ ràng cũng được nhiều người nhận ra và "chấp hành" khi muốn sử dụng hình ảnh của mình để đứng ra kêu gọi từ thiện. 

nghe si duoc giai han sau on ao sao ke nhung niem tin van con vuong lai - anh 0
Loạt nghệ sĩ từng lên sóng VTV với từ khoá "sao kê" (Ảnh: Chụp màn hình)

Ở một khía cạnh khác, khi Công an vừa có văn bản khẳng định các nghệ sĩ không có hành vi gian dối trong quyên góp tiền từ thiện, đã có không ít người "quay xe" và cảm thấy lòng tin của mình bị tổn thương khi đã vội tin vào lời tố cáo của bà N.P.H. Kết quả "giấy trắng mực đen" từ pháp luật cũng được xem như là một bài học cảnh tĩnh cho cộng đồng mạng trước khi trao niềm tin cho một ai đó, rồi vội vàng tấn vông cho những người vô tội. 

Làm sao để nhận biết mức độ đáng tin của những thông tin trên mạng xã hội?

Bước 1: Xác định nguồn tin

Trước khi bắt đầu tiếp nhận thông tin bất cứ trên mạng xã hội, internet. Bạn cần kiểm tra và tự đặt câu hỏi rằng "Ai là người đăng thông tin này, là cá nhân hay một đơn vị?", "Những người này làm nghề gì, có phải là nhà báo không?", "Website đăng bài có đến từ một cơ quan báo chí chính thống không?",... Nên lựa chọn những người có mức độ uy tín trên mạng xã hội, các cơ quan báo chí được cấp phép, hay một tập đoàn, tổ chức có danh tiếng.

nghe si duoc giai han sau on ao sao ke nhung niem tin van con vuong lai - anh 0

Bước 2: Xác định nội dung thông tin trong bài viết là mới hay cũ

Thỉnh thoảng có nhiều thông tin, sự việc đã cũ nhưng lại được "đào lên" để làm "cần câu view" hay phục  vụ cho mục đích xấu. Ngoài ra để làm cho việc đưa tin giả trở nên đáng tin cậy hơn, "tin tặc" sẽ lấy hình ảnh có mức độ gần liên quan đến thông tin đăng tải nhằm đánh mạnh vào niềm tin vì không chỉ đọc chữ, bạn còn thấy được hình ảnh xác thực.

Có rất nhiều cách để xác định thời gian đăng tải của nội dung thông tin. Bạn có thể nhập lại từ khoá của nội dung và tìm kiếm trên Internet hay sử dụng Google Image để xác định thời gian chính xác của hình ảnh về sự việc đó. Nếu bức ảnh là cũ, sẽ trên mục tìm kiếm sẽ xuất hiện hình ảnh tương tự, kèm người, web đăng và thời gian đăng tải.

nghe si duoc giai han sau on ao sao ke nhung niem tin van con vuong lai - anh 0

Bước 3: Xem xét tổng thể bài viết

Một bài viết được một người nhà báo đưa tin chắc chắn sẽ không bao giờ bị lỗi những điều đơn giản về tổng thể như lỗi chính tả, lỗi morat (khoảng cách, cách đặt dấu,...) hay sử dụng font chữ lạ.

Title bài viết bị giật tít quá mức so với nội dung bài, việc giật tít để thu hút nhiều người ấn vào bài hơn. Các minh chứng giúp tham chiếu thông tin, nếu một bài viết chỉ toàn chữ thì rất khó để xác định, thường sẽ phải có hình ảnh, video ghi lại vụ việc hay phát ngôn của người liên quan đến vụ việc đó.

Tạm kết

Chúng ta thường nói lý trí và cảm xúc là 2 thứ hoàn toàn khác biệt, nhưng nếu chạm vào cảm xúc thì lý trí thường bị bỏ qua một bên. Hãy trở thành một người dùng mạng xã hội tỉnh táo và thông mình, đừng dễ dàng đem lòng tin của mình trao cho một ai đó để dẫn đến những hệ luỵ không đáng có. 

Từ chuyện từ thiện đến vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: Những đám đông cuồng nộ vô tội vạ và nhất thời

"Sao kê" có giải được "hạn" mất lòng tin?

Sự minh bạch trong một sao kê từ thiện có tìm được ở... trên mạng?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ