Từ chuyện từ thiện đến vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: Những đám đông cuồng nộ vô tội vạ và nhất thời

“Sức hấp dẫn của mạng xã hội tới từ chỗ nó cho người ta một không gian để trình diễn" - Đặng Hoàng Giang.

Sau cái chết vô tội của bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành đến tử vong và sự thờ ơ của người bố ruột, chúng ta dễ dàng nhận thấy một làn sóng biểu tình bùng lên trên mạng xã hội. Đám đông cộng đồng mạng truyền tay nhau việc ký tên vào một trang web nước ngoài, chuyên lên tiếng về các vấn đề về nhân quyền để các đơn vị nước ngoài can thiệp vào Việt Nam. 

Không những thế, đám đông này còn tấn công sang bệnh viện T.V và đua nhau đánh giá 1 sao trên fanpage của bệnh viện vì "nghe nói" ông nội của bé đang là lãnh đạo cấp cao của bệnh viện. Hay như việc, nhiều người tiếp tục tấn công bằng cách thức tương tự đến một công ty bảo hiểm tại TP.HCM vì lý do là bác gái bé gái làm tại đây.

tu chuyen tu thien den vu be gai 8 tuoi bi bao hanh nhung dam dong cuong no vo toi va va nhat thoi - anh 0
Người mẹ kế, và bố ruột - hai đối tượng đang chịu mũi dùi từ dư luận (Ảnh: Facebook)

Đấu tranh cho công bằng nhưng cần đúng người đúng tội

"Sức hấp dẫn của mạng xã hội tới từ chỗ nó cho người ta một không gian để trình diễn" - đây là nhận định của Đặng Hoàng Giang, tác giả của cuốn sách Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can. 

Câu này ngụ ý nói rằng, ở trên mạng xã hội vô danh, nó cho người ta một cảm giác an toàn để "làm gì cũng được" mà không sợ bị phát giác, đặc biệt là sự vô danh trong một đám đông có cùng suy nghĩ và hành động. Kể cả là sự hung hãn. 

Điều này được chứng minh qua rất nhiều sự vụ xảy ra trên mạng xã hội hàng năm qua. Nhưng nổi cộm nhất phải kể đến vấn đề "sao kê từ thiện" của nghệ sĩ kéo dài drama suốt năm 2021. 

tu chuyen tu thien den vu be gai 8 tuoi bi bao hanh nhung dam dong cuong no vo toi va va nhat thoi - anh 0

Năm 2021, giới nghệ sĩ phải liên tục đau đầu khi nhận được hàng loạt những lời công kích khi cộng đồng mạng nghi ngờ về số tiền quyên góp hay nghe theo lời nói và những lập luận có phần cảm tính của ai đó. Song, cũng có nhiều cá nhân dù chẳng biết sự tình ra sao nhưng chỉ vì nó đang là xu hướng được mọi người biết đến nên không ngần ngại hòa mình vào đám đông để tạo nên vô số những trò đùa ác ý.  

Một bộ phận rất đông người vào Fanpage của ngân hàng liên quan đến nghệ sĩ và số tiền sao kê để công kích và thả phẫn nộ, buộc phía đó phải khóa tính năng bình luận. Tâm lý đám đông đã dẫn dắt mọi người đi xa bởi những bình luận chửi mắng vô tội vạ, thậm chí đó còn là một niềm tin một chiều chưa được xác thực bởi vì "nghe nói". 

tu chuyen tu thien den vu be gai 8 tuoi bi bao hanh nhung dam dong cuong no vo toi va va nhat thoi - anh 0
Ngân hàng Vietcombank "tự nhiên" nhận về gạch đá sau khi Trấn Thành "sao kê" trong năm 2021 

Mới đây, khi Bộ công an làm rõ số tiền từ thiện vào tài khoản nghệ sị còn ít hơn tiền phát cho đồng bào lũ lụt miền Trung, chúng ta lại chứng kiến một pha "quay xe" cười trừ từ cộng đồng mạng. Nhưng họ lại không hình dung được ngày trước miệng lưỡi mình từng cay đắng trước sự việc đó như thế nào. Câu chuyện này chỉ là một ví dụ.

Có thể nói, đám đông trên mạng ứng xử với những trường hợp này không khác gì đám đông đang lăm lăm hung khí trước một kẻ trộm, ở đây có khác chăng là họ dùng chiếc điện thoại thông minh thay cho cây gậy và nắm đấm để trừ khử những người, những tổ chức họ cho là xứng đáng bị trừng phạt. 

Hãy đấu tranh đúng và... cho tới, đừng nửa chừng lại thôi! 

Chúng ta dễ dàng cuồng nộ trước một sự việc bất bình, nhưng rồi được mấy ngày...

Đấu tranh đúng người, đúng tội thôi chưa đủ vì chúng ta còn cần sự kiên trì đấu tranh bởi thời gian, mặc cho sự việc trở nên "nguội lạnh" trước truyền thông và chẳng ai thèm đoái hoài lại nữa.

tu chuyen tu thien den vu be gai 8 tuoi bi bao hanh nhung dam dong cuong no vo toi va va nhat thoi - anh 0
Bé A nhập viện trong tình trạng cơ thế có nhiều vết bầm do bị đánh dập dã man (Ảnh: VTC News)

Công thức xoa dịu dư luận luôn được các cá nhân, tổ chức áp dụng bằng việc xin lỗi và "đang trong quá trình điều tra". Nhưng một khi sự việc không được khởi tố, báo đài không tiếp tục dòm ngó và sự quan tâm cũng trở nên thưa thớt, thì sự việc ấy lại nhanh chóng bị chìm vào quên lãng. Công bằng cũng không thể trở về bằng 0 và biết bao người phạm lỗi vẫn nhởn nhơ không biết có được "kết án" thoả đáng hay không?

Bà Rana Flowers - trưởng đại diện UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) tại Việt Nam đã phát biểu về vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành đến tử vong rằng:

Vấn đề

Logo VieZ

Đáng buồn là phần lớn các vụ xâm hại trẻ em đều do những người mà các em quen biết và tin tưởng gây ra. Các vụ việc thường chìm trong im lặng và đơn độc.

Rana Flowers - trưởng đại diện UNICEF

Có thể nói, công lý chưa bao giờ và không thể thuộc về đám đông cuồng nộ. Không thể tìm thấy công lý ở một đám đông hả hê nhìn kẻ tình nghi quỳ dưới lưỡi đao của mạng xã hội. Sự phẫn nộ khi nhìn một sinh linh yếu đuối bị xâm hại không bao giờ được đánh đồng với cảm giác trả thù. 

Tuy nhiên, khi đám đông đấu tranh đủ mạnh và dai dẳng sẽ là cầu nối đanh thép nhất để đưa sự việc ra ánh sáng, đặc biệt là những kẻ phạm tội vẫn chưa bị toà án kết tội. 

Tạm kết

Chúng ta hãy ngồi lại và suy nghĩ một cách thấu đáo. Đừng đấu tranh chỉ vì "phong trào", đừng đấu tranh trong khi thiếu hiểu biết và cũng đừng lợi dụng đưa tin thất thiệt. Đấu tranh hay lên án cũng cần sự sáng suốt, minh triết và rõ ràng.

UNICEF lên tiếng vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành: "Các vụ việc thường chìm trong im lặng"

Những sự việc bạo hành trẻ em trong năm 2021: Cần cả xã hội chung tay!

Vụ bé gái 8 tuổi bị "mẹ kế" bạo hành đến chết tại TP.HCM: Không chỉ có một "thủ phạm"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ