Nếu không thể "diệt tận gốc" Covid-19, chi bằng cùng "chung sống"?

Sau một năm tám tháng kể từ khi virus Corona thể mới làm rung chuyển thế giới, ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang chính sách lựa chọn sống chung thay vì “diệt tận gốc” Covid-19.

Chính sách cộng sinh được các nước gọi với cái tên "With Covid" hay "live with Covid-19" này hiện đang được thực hiện theo nhiều cách khác nhau ở những quốc gia đã nhanh chóng hoàn thành việc tiêm chủng vaccine cho người dân. Có quốc gia gỡ bỏ quy chế phòng dịch mau lẹ như Anh nhưng cũng có quốc gia kéo dài việc gỡ bỏ này từ nhiều tháng trước như Singapore. 

neu khong the diet tan goc covid 19 chi bang cung chung song - anh 0

Sốc trước sự xuất hiện của biến thể Delta mạnh hơn, Úc và Thái Lan cũng chuyển hướng "sống chung với Covid"

Mong muốn "tiêu diệt virus" như trước đây dường như là một giấc mơ không thể thực hiện được. Và giờ đây, sự đồng thuận rằng, không còn cách nào khác, chúng ta cần phải chấp nhận Covid-19 là một phần của cuộc sống, đang lan rộng trên toàn thế giới.

Theo các chuyên gia, động cơ chuyển đổi cục diện sang chính sách sống chung với Covid là do sự xuất hiện của biến thể Delta.

Trước đó, thế giới đã tin tưởng rằng sau khi tiêm vaccine cho 70% dân số toàn quốc sẽ hình thành miễn dịch tập thể và Covid-19 sẽ lắng xuống. Đặc biệt, nhiều quốc gia chẳng hạn như Úc hay New Zealand, mỗi khi thấy dấu hiệu số ca nhiễm mới tăng lên là lập tức tiến hành phong tỏa, cách ly và thực hiện chính sách "Zero Covid" (tiêu diệt Covid).

neu khong the diet tan goc covid 19 chi bang cung chung song - anh 0

Tuy nhiên, xu hướng lây truyền của biến thể Delta lại không có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả các quốc gia "tự hào" rằng nước mình có tỷ lệ tiêm vaccine cao cũng đã "sụp đổ" trước tình hình này. Có thể thấy rằng dù có thực hiện các biện pháp phong tỏa, cách ly mạnh mẽ, thậm chí là phong tỏa biên giới cũng không đủ để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. 

Vì lý do này mà Singapore và Anh đã dẫn đầu tuyên bố cùng tồn tại với Covid và sau đó, Hoa Kỳ cũng quyết định đi theo chiến lược này. Hiện tại, đến cả Ireland, Úc và Đan Mạch cũng dự báo sẽ chuyển sang chính sách "With Covid".

neu khong the diet tan goc covid 19 chi bang cung chung song - anh 0
Đan Mạch và Vương quốc Anh chuyển hướng sống chung với Covid

Ngay cả Thái Lan, quốc gia ghi nhận gần 15.000 ca nhiễm mới mỗi ngày và có 271 người tử vong trong ba ngày đầu tháng 9 theo trang web thống kê Worldometer, cũng dự định "noi theo" các quốc gia trên bắt đầu từ tháng 10 tới. 

Vừa nâng cao tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19, vừa chuyển từ "pandemic" sang "endemic"

Các nhà khoa học giải thích rằng việc các quốc gia có thể tìm cách sống chung với Covid-19 là nhờ tiêm chủng vaccine mà khả năng ảnh hưởng của virus đã bị làm cho suy giảm, chuyển từ "đại dịch" (pandemic) thành "bệnh đặc hiệu" (endemic).

neu khong the diet tan goc covid 19 chi bang cung chung song - anh 0

Theo ông Kim Woo Joo, giáo sư Khoa nội truyền nhiễm của Bệnh viện Guro trường Đại học Korea, để bất kỳ một loại virus nào đó trở thành đại dịch thì nhất định đó phải là loại virus mới chưa từng xuất hiện trước đây và phải có ít nhất 30% dân số toàn cầu bị nhiễm. Tuy nhiên, để có thể như vậy thì virus phải có khả năng lây lan nhanh mà tỷ lệ tử vong không thể quá cao. Bởi vì vật chủ không được thiệt mạng trước khi chúng lây truyền sang người khác.

Khác với MERS (Hội chứng Hô hấp Trung đông), SARS (Hội chứng suy hô hấp cấp nặng) hay sốt xuất huyết Ebola, việc Covid-19 có thể "phô bày uy lực" trong một khoảng thời gian dài như vậy trên toàn thế giới là bởi virus Corona thể mới đã "khôn khéo" chiếm vị trí trung gian này. Mặc dù khiến nhiều người tử vong nhưng một số người khác khi mắc bệnh lại hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng nào nên chúng có thể lan truyền rộng rãi.

neu khong the diet tan goc covid 19 chi bang cung chung song - anh 0

Tuy nhiên, dù dịch bệnh vẫn hoành hành, nhưng nhờ việc tiêm vaccine được tích cực thúc đẩy thực hiện nên số người có kháng thể cũng ngày một tăng. Khi số người này tăng lên và số đối tượng nhiễm bệnh giảm dần thì sự lây truyền của virus cũng sẽ bị ức chế lại. Sự lây lan của virus giảm dần và rồi bị thu nhỏ thành tiêu chuẩn giống bệnh đặc hiệu, chẳng hạn như bệnh cúm theo mùa, "trạm cuối cùng" của đại dịch.

Việc vẫn chưa có thuốc chữa Covid-19 đòi hỏi con người cần phải mạnh mẽ hơn

Các loại virus khác đã từng "đến và đi" theo một quá trình tự nhiên mà không có tuyên bố của con người rằng họ sẽ cùng tồn tại với virus. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của virus Corona 19, các quốc gia lại đang dần thông báo quyết định này tới người dân của mình. Vì các thời điểm được được đẩy nhanh hơn bình thường ít nhiều dựa theo nhu cầu của con người. Hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị Covid-19. Đây cũng là lý do tại sao nhiều quốc gia chần chừ trong việc chuyển đổi sang chiến lược sống chung với dịch bệnh.

neu khong the diet tan goc covid 19 chi bang cung chung song - anh 0

Ở phương Tây, "sống chung với Covid-19" cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm về sức khỏe liên quan đến virus Corona được chuyển từ quốc gia sang cá nhân. Thủ tướng Vương quốc Anh, ông Boris Johnson tuyên bố gỡ bỏ tất cả các quy chế phòng dịch vào ngày 19/7 vừa qua và nói rằng: "Đây là quyết định dựa trên những thông tin mà mọi người, các cá nhân được biết và lắng nghe chứ không phải là quyết định mang tính pháp lý của quốc gia".

neu khong the diet tan goc covid 19 chi bang cung chung song - anh 0

Tại Hoa Kỳ cũng vậy, ngày càng có nhiều tiểu bang quy định việc ép buộc đeo khẩu trang là bất hợp pháp và việc phòng dịch đang dần chuyển sang thành vấn đề lựa chọn và trách nhiệm của cá nhân.

Mặc dù vẫn chưa có thuốc chữa bệnh nhưng việc sống chung với Covid-19 dường như là con đường không thể tránh khỏi. Bởi vì ngoài sự mệt mỏi của người dân và những thiệt hại lớn về kinh tế thì suy cho cùng, đối tượng chiến đấu với virus vẫn là con người.

"Tiêu diệt Covid" và "Sống chung với Covid": Mỗi quốc gia một chiến lược khác nhau

Hàn Quốc đang chuẩn bị cho việc "sống chung với dịch" như thế nào?

Thế giới đang dần chuyển sang giai đoạn "sống chung" với Covid-19

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ