Hàn Quốc đang chuẩn bị cho việc "sống chung với dịch" như thế nào?

Hơn 70% người dân Hàn Quốc ủng hộ việc Chính phủ chuyển đổi sang chính sách “sống chung với Covid”.

Nhiều người dân Hàn Quốc tán thành việc chuyển đổi sang chính sách "With Covid" (sống chung với Covid-19) để khống chế sự lây lan của dịch bệnh mà ở đó mọi người vẫn có thể sinh hoạt bình thường. Và cuối tháng 11, khoảng thời gian mà Hàn Quốc dự định sẽ hoàn thành tiêm hết mũi 2, được cho là thời điểm thích hợp.

han quoc dang chuan bi cho viec song chung voi dich nhu the nao - anh 0
Hàn Quốc thực hiện khảo sát ý kiến của người dân về chính sách "With Covid".
Ảnh: Yonhap News

Vào ngày 7/9, Cơ quan xử lý sự cố Trung Ương thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đã công bố kết quả khảo sát nhận thức của công chúng về Covid-19 lần thứ 6, được thực hiện với đối tượng là 1.000 nam nữ trưởng thành trong ba ngày kể từ ngày 30/7.

Với câu hỏi "Bạn có đồng ý chuyển đổi sang chính sách 'with Covid' không?" thì 20.2% số người trả lời chọn "Rất tán thành" và 53.1% chọn "Tán thành", vì vậy kết quả điều tra thu được là có 73.3% người dân tán thành với chính sách sống chung với dịch.

Về thời điểm chuyển sang sống chung với dịch thì câu trả lời "Nếu cuối tháng 11 có trên 70% tổng toàn dân hoàn thành tiêm xong hai mũi vaccine thì có thể áp dụng" chiếm 52,4%. Câu trả lời "Nếu cuối tháng 9 có 70% dân số đã tiêm xong mũi một thì có thể áp dụng" chiếm 30.3% và "Hiện tại là thời điểm thích hợp để áp dụng" chiếm 14.3%.

han quoc dang chuan bi cho viec song chung voi dich nhu the nao - anh 0
Nhiều người dân Hàn Quốc đồng ý "sống chung với dịch" để trở về cuộc sống bình thường.
Ảnh: Yonhap News

Đối với câu hỏi về việc đồng ý hay phản đối việc tăng cường các quy tắc phòng dịch để ức chế Covid-19 thì 75.9% số người được hỏi cho biết họ đồng ý, đây là kết quả thấp nhất so với các kết quả thu được từ 5 cuộc khảo sát nhận thức trước đó được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 7 vừa qua. Ngược lại, câu trả lời "không đồng ý" lại chiếm 21.9%, tăng 7.5% so với kết quả khảo sát hồi tháng 7 và trở thành kết quả cao nhất trong 5 cuộc khảo sát.

68.2% số người được hỏi cho biết họ đã tiêm phòng vaccine và 90.9% trong số họ có câu trả lời tích cực về mũi tiêm thứ ba.

Cuộc khảo sát nhận thức lần này được thực hiện bởi Hankook Research, có sai số mẫu là ± 3,1% với tiêu chuẩn tin cậy là 95%.

han quoc dang chuan bi cho viec song chung voi dich nhu the nao - anh 0
Hàn Quốc vẫn đang tích cực triển khai tiêm vaccine cho người dân.
Ảnh: Yonhap News

Mặt khác, vào ngày 7/9 vừa qua, trong cuộc họp toàn thể của Ủy ban Quyết toán ngân sách đặc biệt, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), bà Jeong Eun Kyeong cho biết:

"Có người nói rằng thời gian áp dụng chính sách sống chung với Covid-19 là sau khi hoàn thành tiêm vaccine cho trên 90% người cao tuổi và trên 80% người trưởng thành. Nếu theo tiêu chuẩn này thì liệu chúng ta có thể dự đoán được thời điểm nào sẽ thích hợp để áp dụng hay không?". Bà cũng trả lời câu hỏi của Nghị sĩ Shin Hyun Young, Đảng Dân chủ Đồng hành rằng: "Chúng tôi đặt mục tiêu hoàn thành tối đa cho đến cuối tháng 10".

Giám đốc Jeong giải thích: "Trước tiên, chúng tôi phán đoán rằng chúng ta có thể áp dụng chính sách sống chung với Covid từ cuối tháng 10".

han quoc dang chuan bi cho viec song chung voi dich nhu the nao - anh 0

Về kế hoạch tiêm vaccine trẻ em bao gồm cả học sinh tiểu học, bà cho biết: "Trong tháng 9, chúng tôi chuẩn bị kế hoạch thực hiện chi tiết và đặt mục tiêu tiến hành tiêm chủng từ khoảng quý IV".

Tuy nhiên, về việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5~11 tuổi, bà nói rằng: "Vì phải lấy việc kiểm chứng tính hiệu quả và an toàn làm tiền đề nên chúng tôi vẫn chưa xét duyệt".

Còn về mũi tiêm tăng cường (mũi tiêm thứ ba) hay còn được gọi là booster shot, bà Jeong cho biết KCDC đang xem xét tiến hành tiêm mũi thứ ba bằng vaccine mRNA.

TP.HCM dự kiến "mở cửa" toàn bộ hoạt động sau 15/1/2022

"Tiêu diệt Covid" và "Sống chung với Covid": Mỗi quốc gia một chiến lược khác nhau

Dự thảo: Thẻ xanh Covid-19 tại TP.HCM dành cho đối tượng nào và được làm gì?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ