Giáo sư Trung Quốc: "Chúng ta cần sống chung với dịch thay vì chấm dứt nó"

Một chiến lược mới, tập trung vào việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng- tử vong, song song với việc sử dụng vắc xin có hiệu quả cao, sẽ mang lại lợi ích tốt nhất.

Yanzhong Huang là thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và là giáo sư tại Trường Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế Đại học Seton Hall. Với tư cách là chuyên gia y tế toàn cầu chuyên về Trung Quốc, ông đã có có bài viết trên báo The New York Times về chính sách của đất nước tỷ dân trước dịch bệnh như dưới đây.

giao su trung quoc chung ta can song chung voi dich thay vi cham dut no - anh 0

Khi dịch bệnh bắt đầu tại Vũ Hán, chính sách phong tỏa triệt để đã ngăn chặn thành công các ca lây nhiễm mới, và đã được các quốc gia khác xem như "sách mẫu" để áp dụng. Tuy nhiên, biến thể Delta đã xuất hiện và làm thay đổi tình thế. 

Trong khi các quốc gia khác vẫn chật vật vì đại dịch, Trung Quốc năm 2020 đã kiểm soát được dịch bệnh trong lãnh thổ.

Quan chức địa phương thực hiện các biện pháp khắc nghiệt: test Covid hàng loạt trong cộng đồng, sử dụng mã QR để theo dõi, kiểm soát chuyển động của người dân và bao vây toàn bộ khu vực khi cần. Họ thực hiện chính sách "không ca lây nhiễm", chỉ cần một trường hợp Covid xuất hiện, cả khu vực sẽ kích hoạt để đưa số ca nhiễm về 0. 

Trong hơn một năm, chính sách này đã cho kết quả tốt. Các đợt bùng phát nhỏ và lẻ tẻ được dập tắt trước khi lây sang các vùng khác.

giao su trung quoc chung ta can song chung voi dich thay vi cham dut no - anh 0

Sau đó biến thể Delta xuất hiện. Đợt bùng phát bắt đầu ở Nam Kinh, thuộc tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, vào ngày tháng 7 năm 2021, sau đó đã nhanh chóng lan ra ít nhất 17 tỉnh. Hiện đã hơn một tháng trôi qua kể từ khi các ca nhiễm đầu tiên được xác định tại Nam Kinh, nhưng chính phủ Trung Quốc vẫn chưa thể phá vỡ hoàn toàn chuỗi lây lan.

Việc chiến lược "bế quan tỏa cảng" không hoạt động tốt như dự tính là tin xấu đối với Trung Quốc, cũng như bất kỳ quốc gia nào đang thực hiện chính sách tương tự. Việc thực hiện phương pháp này kéo dài cũng đồng thời gây ra nhiều hậu quả lớn về mặt kinh tế xã hội.

Tình trạng vắng mặt người lao động gia tăng, năng suất làm việc giảm, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đe dọa nền kinh tế ở Trung Quốc nói riêng, và trên toàn thế giới nói chung.

giao su trung quoc chung ta can song chung voi dich thay vi cham dut no - anh 0

Lý do để duy trì phương pháp hiện tại, đó là cần thời gian trước khi đạt đến khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm chủng. Zhong Nanshan, một cố vấn sức khỏe cộng đồng, cho biết Trung Quốc có thể đạt được miễn dịch cộng đồng với tỷ lệ tiêm phòng khoảng 80%.

Tuy nhiên, có vẻ ông đã sử dụng tỷ lệ hiệu quả cao hơn thực tế cho vắc xin Trung Quốc. Một quan chức cấp cao C.D.C của Trung Quốc thừa nhận, quốc gia này có thể vẫn tiếp tục bùng phát dịch ngay cả khi đã đạt 80% tiêm chủng, dù vắc xin có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của virus lên người bệnh.

giao su trung quoc chung ta can song chung voi dich thay vi cham dut no - anh 0

Khi mức độ miễn dịch tự nhiên thấp và vắc-xin kém hiệu quả trong việc chống lại các biến thể mới của vi-rút, quốc gia tỷ dân sẽ không thể đạt đến mức không có ca lây nhiễm khi mở cửa trở lại. Nhưng Trung Quốc không thể đóng cửa biên giới mãi mãi.

Singapore đã chuyển sang chiến lược mở cửa trở lại theo từng giai đoạn, và được hỗ trợ bởi việc tiêm chủng hàng loạt. Ngay cả Úc, đất nước dân chủ tự do nhiệt liệt nhất trong việc "bế quan tỏa cảng", giờ đây đã đề xuất lộ trình mở cửa biên giới. Một chiến lược mới, tập trung vào việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng- tử vong, song song với việc sử dụng vắc xin có hiệu quả cao, sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho Trung Quốc, về mặt ngắn hạn và lâu dài. 

Thế giới đang dần chuyển sang giai đoạn "sống chung" với Covid-19

Thái Lan và hành trình thay đổi sang chiến lược chung sống cùng Covid-19

Chăm sóc sức khỏe tinh thần trong thời gian dịch bệnh Covid-19

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ