Nét thư pháp tri ân và chữ "Tâm" của nghề giáo

Cứ mỗi dịp 20/11 đến, những thầy đồ lại tất bật chuẩn bị những bức tranh thư pháp để làm món quà ý nghĩa cho những nhà giáo trong ngày tri ân đặc biệt này.

Thư pháp - một nét đẹp của văn hoá truyền thống Việt Nam vẫn luôn hiện diện trong những dịp lễ Hiến chương Nhà giáo. Theo quan niệm phương Đông ngày xưa, Thầy đồ cho chữ sẽ mang theo nhiều ý niệm chúc tụng và ngợi ca nên một phương châm sống đẹp để giáo dục con người. 

Ngày nay, thư pháp vẫn uyển chuyển trong từng câu chữ và ý nghĩa của từng chữ thể hiện qua nét bút của người viết và đem lại cái hồn cho một bức tranh. Cứ mỗi dịp 20/11 đến, những thầy đồ lại tất bật chuẩn bị những bức phong tranh có chữ thư pháp để làm những món quà ý nghĩa nhất cho những nhà giáo trong ngày tri ân đặc biệt này. 

Tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh vào năm 2020, Đỗ Nhật Thịnh hiện đang là Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty Cổ phần nghệ thuật Viet Art Group chuyên về viết thư pháp, họa sĩ thiết kế và nhiếp ảnh gia. Đồng thời, cậu cũng chính là "người thầy" góp phần truyền đạt, đưa con chữ thư pháp "cập bến" và duy trì nét văn hoá này trong thời đại 4.0 hiện nay. 

net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
"Ông Đồ" Nhật Thịnh - Hiện đang là Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty Cổ phần nghệ thuật Viet Art Group

Những ngày qua, ông đồ trẻ Nhật Thịnh luôn tất bật với những bức tranh vẽ mang theo nhiều thông diệp và con chữ ý nghĩa dành cho ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Chia sẻ với , Nhật Thịnh cho biết 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy và để mọi ngành, mọi nghề có thể chia sẻ niềm vui và thể hiện sự tri ân đối với những người đã góp bao nhiêu công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người. Ngoài việc bày tỏ tình cảm của mình thì những người học trò cũng mang đến những món quà, tấm tranh ý nghĩa để gửi đến và tri ân thầy cô giáo của mình. 

net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
Bức tranh thư pháp đề chữ "Tri Ân" mà Nhật Thịnh đã thực hiện 

Nhật Thịnh cho biết, hàng năm vào ngày lễ trân trọng này, cậu bạn thường đi biểu diễn vẽ tranh nghệ thuật thư pháp trực tiếp tại các sân khấu, trường học và các địa điểm tổ chức văn hoá nghệ thuật. Tuy nhiên, năm nay vì ảnh hưởng của dịch bệnh nên chỉ có thể thực hiện vẽ tranh tại nhà để tri ân và dành sự trân trọng của mình gửi gắm qua từng tác phẩm. 

Là một người yêu những con chữ và "nghệ thuật hoá" những áng văn trên nhiều chất liệu khác nhau, Nhật Thịnh cho biết chữ "Tâm" là một trong những chữ mà cậu bạn yêu thích nhất và luôn muốn gửi tặng con chữ ý nghĩa này đến những người thầy của mình. 

net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
Nghề giáo là một về đặc biệt dụng chữ 'Tâm' trong sự nghiệp trồng người

"Mọi người thường nói 'Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài'. Tức là vai trò của chữ Tâm vô cùng quan trọng, khi chúng ta có chữ tâm rồi thì mình sẽ hoà quyện được cái tài, cái đức để tạo nên những giá trị và sự cống hiến. Nghề giáo là một về đặc biệt dụng chữ 'Tâm' trong sự nghiệp trồng người. Chính vì thế mình muốn gửi đến chữ 'Tâm' để thầy cô luôn có thêm những động lực, và tâm huyết với công việc đầy khó khăn này, đặc biệt là trong khoảng thời gian dịch bệnh vừa qua thì chữ 'Tâm' của nghề giáo càng mang nhiều sức nặng hơn thế nữa..." - Nhật Thịnh chia sẻ.

Nói thêm về ý nghĩa của chữ 'Tâm', Nhật Thịnh cho biết đã có rất nhiều học trò dành tặng chữ tâm này cho các thầy cô của mình và xem đó như một món quà tâm huyết. Chữ tâm còn thể hiện sự tương quan, qua lại lẫn nhau giữa những người thầy và học trò để cùng tạo nên những giá trị tuyệt vời cho xã hội. 

net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
Ơn thầy cô là đại dương vô tận/ Con chỉ là con sóng nhỏ lăn tăn

Tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh khả năng hội hoạ và niềm đam mê thư pháp từ thuở nhỏ, Nhật Thịnh còn là một người thầy đã và đang truyền dạy lại nghề thư pháp cho nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau. 

Nhật Thịnh đã từng mở khá nhiều lớp hướng dẫn và chia sẻ về lĩnh lực thư pháp. Đối tượng theo đuổi bộ môn này không chỉ là những bạn trẻ mà còn có rất nhiều người lớn, trung niên và những người già họ tìm đến bộ môn này để có một tinh thần thư thái hơn. Ngoài ra, có một số trẻ nhỏ tham gia học viết thư pháp cũng để rèn luyện sự nhẫn nại cho mình. 

net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
Nhật Thịnh từng mở khá nhiều lớp hướng dẫn và chia sẻ về lĩnh lực thư pháp và còn là giáo viên đứng lớp ở nhiều bộ môn nghệ thuật, thiết kế và tin học

Bên cạnh việc mở lớp dạy thư tháp để hướng dẫn và chia sẻ với bộ môn nghệ thuật này, thì Nhật Thịnh cũng từng là giáo viên dạy nghệ thuật và đứng lớp chia sẻ về những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà mình từng có được. Ngoài ra cậu bạn cũng là giáo viên dạy kĩ năng và từng đi thỉnh giảng ở một số môn khác như là thiết kế, tin học… tại các trường. 

"Nói một cách nào đó thì mình hiện cũng đã và đang là người góp phần truyền đạt và chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình đến mọi người. Và mình nghĩ là không chỉ một mình Nhật Thịnh đâu mà tất cả chúng ta đều là những người học trò và những người thầy của ai đó để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình cho người khác" - Nhật Thịnh chia sẻ.

net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
net thu phap tri an va chu tam cua nghe giao - anh 0
Một số những bức tranh thư pháp mà Nhật Thịnh đã thực hiện trong ngày 20/11 vừa qua

Chia sẻ với về nguồn cảm hứng của mình qua những bức tranh thư pháp, cậu bạn cho biết yếu tố quan trọng nhất của việc viết thư pháp sự kết hợp hài hoà giữa ý muốn của người cho và người nhận. Cả những điều họ muốn gửi gắm và truyền tải để tạo nên một tác phẩm thư pháp đẹp và trọn vẹn hơn. Không chỉ là gửi gắm những cái đẹp trong đó thôi mà còn là những ý nghĩa, mong muốn và truyền cái tâm của mình vào trong từng tác phẩm. 

"Nhân dịp ngày 20/11, Nhật Thịnh cũng xin kính chúc quý thầy cô và những người đang làm trong lĩnh vực giáo dục luôn được nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Có nói bao nhiêu thì cũng không thể kể được hết công ơn của thầy cô, có bao nhiêu chữ thì cũng không thể hoạ được hết những công lao của nghề cao quý này. Mình rất muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô đã đồng hành cùng mình trên những bước đường mà mình từng đi qua" - Nhật Thịnh chia sẻ. 

"Nghề nào cũng vậy, nếu mình đã chọn thì sẽ không hối tiếc... nhất là nghề giáo"

Giảng viên Midu: Đặc quyền của một người nổi tiếng khi "lấn sân" học đường

Có bố mẹ là giáo viên, Gen Z: Vừa hãnh diện, vừa áp lực!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ