Mối quan hệ ngày càng tiêu cực của food reviewer và các nhà hàng

Các food reviewer cần có trách nhiệm với phát ngôn khi đánh giá về cơ sở dịch vụ ăn uống nếu không muốn có khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Mối quan hệ ngày càng tiêu cực của food reviewer và các nhà hàng

Việc review đồ ăn phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Song những người làm nội dung này cũng trở thành vấn đề "đau đầu" với nhiều chủ nhà hàng, quán ăn và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, chưa quốc gia nào thực sự có quy định cụ thể về mảng này. Chủ yếu các quy định thường về hoạt động quảng cáo trá hình, đánh lừa người xem.

Không ít người đã trở nên nổi tiếng, kiếm tiền từ những hình ảnh, clip ngắn chia sẻ trải nghiệm tại các nhà hàng, quán ăn. Hiện tại, một người bình thường cũng có thể dễ dàng trở thành food reviewer chỉ với chiếc điện thoại thông minh. Và nó đặc biệt phổ biến trên các nền tảng như "tóp tóp".

Ban đầu, các reviewer đến quán ăn, nhà hàng để trải nghiệm và đưa ra những nhận xét khách quan. Dần dà, nếu họ nổi tiếng, thu hút nhiều người xem thì sẽ nhận được quảng cáo, booking từ các cửa hàng. Mối quan hệ giữa food reviewer và các nhà hàng thường là một thỏa thuận kinh doanh giúp đôi bên cùng hưởng lợi về nhiều khía cạnh khác nhau.

Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhà hàng dần trở nên e dè khi hợp tác với các food reviewer. Bởi hiện có rất nhiều reviewer nổi tiếng nhờ clip review tiêu cực, gây ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như việc kinh doanh của nhà hàng.

moi quan he ngay cang tieu cuc cua food reviewer va cac nha hang - anh 0
Cô Gái Có Râu là một trong những reviewer nhận được nhiều sự quan tâm thời gian qua.

Mỗi ngày có hàng trăm clip review được các "idol" đăng tải trên "tóp tóp". Nội dung nhóm này chia sẻ lên mạng xã hội, nhà hàng không thể kiểm soát. Bên cạnh những lời khen, chủ quán cũng nhận về khá nhiều ý kiến tiêu cực.

Nhiều người cho rằng, các reviewer phải có trách nhiệm với những lời nhận xét, đánh giá của bản thân. Bởi nếu việc cố tình đăng tải thông tin sai sự thật, bịa đặt gây hoang mang dư luận hoặc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống, người làm nội dung có thể phải trả giá trước pháp luật.

Dù những ý kiến tiêu cực là một phần của ngành dịch vụ thực phẩm và đồ uống, nhưng trong trường hợp bị vu khống, bịa đặt gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh từ các bài nhận xét của reviewer, chủ hàng quán có thể nhờ đến pháp luật để đòi lại công bằng. Tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm, food reviewer có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.

moi quan he ngay cang tieu cuc cua food reviewer va cac nha hang - anh 0
Food reviewer bị nhà hàng dán ảnh không phục vụ vì những phát ngôn gây tranh cãi. 

Chủ nhà hàng, quán ăn có thể khởi kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại nếu cho rằng các food reviewer đã đưa thông tin sai sự thật về sản phẩm, dịch vụ, gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc gây tổn thất tinh thần cho mình.

Một số food reviewer gần đây vướng vào tranh cãi với các nhà hàng. Thậm chí, có nhà hàng phản ứng gay gắt bằng cách dán ảnh, tuyên bố từ chối phục vụ họ. Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo cho biết các chủ quán từ chối và không tiếp các khách này là quyền của họ. Không có quy định nào cấm các quán ăn không được từ chối khách. Tuy nhiên, việc treo hoặc dán hình ảnh của người khác là đang vi phạm đến quyền hình ảnh.

Hiện các vấn đề về "idol tóp tóp" hoành hành, tự cho mình quyền phán xét, làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhiều người đang gây tranh cãi. Một số cho rằng tên tẩy chay những reviewer tiêu cực này, số khác cho rằng họ đến trải nghiệm quán ăn và có quyền nêu cảm nhận. Việc họ đưa ra nhận xét đó cũng góp phần giúp các khách hàng sau có được cái nhìn khách quan hơn khi muốn đi ăn uống ở hàng quán.

Mối quan hệ "phức tạp" của reviewer ẩm thực và quán ăn

Review nhà hàng của Trấn Thành, chiến thần Võ Hà Linh tấm tắc khen ngon chỉ chê món đắt nhất

Nội dung review của TikToker: Đại chiến trên mạng, khó xử lý bằng pháp luật

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ