Mạng xã hội có đang biến việc "gạ tình" trở nên bình thường hóa?

Không có những tổn thương hữu hình nên một vài người cho rằng việc trêu đùa, giễu cợt bằng từ ngữ nhạy cảm qua không gian mạng không có gì là nghiêm trọng.

Vén màn câu chuyện nhiều nữ sinh 15 - 17 tuổi bị Ngô Hoàng Anh - gương mặt trẻ nhất Forbes under 30 năm 2022 trong lĩnh vực Khoa học và Giáo dục gạ tình bằng nhiều lời lẽ khiếm nhã qua không gian mạng, người ta thấy một vấn đề nghiêm trọng nhưng đang diễn ra một cách "bình thường hóa" không chỉ dừng lại ở một cá nhân mà nó còn mang tính xã hội: gạ tình.

mang xa hoi co dang bien viec ga tinh tro nen binh thuong hoa - anh 0

Lâu nay, không ít người cho rằng, chỉ những việc đụng chạm thân thể, quấy rối tình dục bằng những hành động mang tính vật lý thì mới thật sự nghiêm trọng và đáng lên án. Nhưng người ta quên mất một điều rằng, những lời lẽ trêu đùa khiếm nhã, "gợi tình" thiếu tôn trọng cũng góp phần biến việc gạ tình hay quấy rối trở nên "bình thường hóa".

Trong thế giới mạng nhiễu nhường, "gạ tình" được xem như hành vi đùa cợt cho vui?

Cách đây một năm, dư luận đã có lần truyền tai nhau về vụ việc Thái Trinh lên tiếng chia sẻ mình bị quấy rối bằng lời nói nhạy cảm. Hay hoa hậu Khánh Vân cũng đã từng kể lại câu chuyện của cá nhân khi là một trong những nạn nhân bất thành của việc quấy rối tình dục. Thực tế, những vụ việc gạ tình hay quấy rối thường không được lên tiếng cho đến khi người trong cuộc phanh phui.

Trước Thái Trinh, Khánh Vân hay vụ việc của K.N (nạn nhân bị quấy rối tình dục bởi gương mặt trẻ nhất Forbes under 30 năm 2022 trong lĩnh vực Khoa học và Giáo dục) là rất nhiều cô gái trẻ khác cũng đã từng đối mặt với sự quấy rối gián tiếp này mỗi ngày. Không biết từ bao giờ, một vấn đề rất bất thường lại trở nên bình thường qua không gian mạng như thế?

mang xa hoi co dang bien viec ga tinh tro nen binh thuong hoa - anh 0
Trong thế giới mạng nhiễu nhường, "gạ tình" được xem như hành vi đùa cợt cho vui

Vì người ta cho rằng, việc phát ngôn bằng một vài từ ngữ nhạy cảm qua không gian mạng có đáng là bao vì xã hội cởi mở cộng với việc người gửi thông tin lẫn người tiếp nhận thông tin lại chẳng mất mác gì. Càng tại vì không có những tổn thương hữu hình nên một vài người cho rằng việc trêu đùa, giễu cợt bằng từ ngữ nhạy cảm qua không gian mạng không có gì là nghiêm trọng.

"Giỡn vui thôi làm gì căng", "nhát thế, mới vài ba từ hơi nhạy cảm mà đã sợ rồi à", "không thích thì unsent thôi" hay "block nhau",… Đây là những dòng tin nhắn kết đại khái của kẻ gạ tình khi đối phương có ý chống cự và lên tiếng về vụ việc này. 

mang xa hoi co dang bien viec ga tinh tro nen binh thuong hoa - anh 0
Nhiều nạn nhân của quấy rối tình dục qua mạng bị hai chữ "xấu hổ" bịt miệng

Công nghệ đổ bộ vào cuộc sống làm tân tiến đời sống của quảng đại quần chúng, nhưng nó cũng là lúc để cho những thủ phạm vô hình mặc nhiên ẩn danh dưới bóng bàn phím. Trong thế giới mạng thực ảo lẫn lộn ấy, quấy rối tình dục lại nổi lên như một vấn đề nhức nhối. Mà đáng buồn thay, nữ giới lại trở thành nạn nhân chính của những vụ việc như thế.

Những kẻ quấy rối tình dục trên mạng sử dụng Internet như một cách để kết nối với những người quen từ các tương tác xã hội ngoài luồng (tức là nơi làm việc và trường học), hoặc những người hoàn toàn xa lạ, để tấn công nạn nhân của họ thông qua quấy rối giới tính, triển lãm sự chú ý tình dục không mong hoặc sử dụng cưỡng bức tình dục.Trong một cuộc khảo sát của Anh, 41% phụ nữ sử sụng Internet thường xuyên cho biết họ đã bị gửi tài liệu khiêu dâm không theo yêu cầu, bị theo dõi hoặc bị quấy rối trên không gian mạng.

mang xa hoi co dang bien viec ga tinh tro nen binh thuong hoa - anh 0
Công nghệ đổ bộ vào cuộc sống làm tân tiến đời sống của quảng đại quần chúng, nhưng nó cũng là lúc để cho những thủ phạm vô hình mặc nhiên ẩn danh dưới bóng bàn phím

Cũng chính vì thế giới mạng nhiễu nhường ấy, mà người ta dần nhận ra rằng hai từ "quấy rối" không còn dừng lại khi có những hành động tay chân, những tiếp xúc cơ thể trực tiếp mà còn bao gồm cả những lời nói khiếm nhã, hình ảnh nhạy cảm, và cả những câu đùa giỡn không hề vô tư.

Nạn nhân của những vụ quấy rối thường không dám lên tiếng vì bị dư luận gán nhiều mác…

K.N, nạn nhân trong vụ quấy rối tình dục cũng đã từng nghĩ rằng việc quấy rối tình dục qua mạng là một định nghĩa vô cùng khó để phân định, cô bạn chỉ nghĩ đơn giản quấy rối là hành động có tác động vật lý, đụng chạm đến cơ thể. Thật ra đây là một vấn đề mang tính hệ thống chứ không phải riêng K.N hay bất kỳ người trong cuộc nào.

Còn nhớ một sự việc diễn ra vào tháng 5 năm ngoái, khi mạng xã hội toàn thế giới xôn xao trước chia sẻ chấn động của Lady Gaga trong chương trình The Me You Can' t See. Theo đó, nữ ca sĩ tiết lộ việc từng bị một nhà sản xuất âm nhạc liên tục cưỡng hiếp vào năm 19 tuổi dù đã chống cự. Bên cạnh những lời an ủi động viên đến từ phía người hâm mộ thì có một bình luận dấy lên nhiều tranh cãi "Cái này là đánh đổi không phải cưỡng hiếp".

mang xa hoi co dang bien viec ga tinh tro nen binh thuong hoa - anh 0
Lady Gaga đã từng tiết lộ cô từng bị một nhà sản xuất âm nhạc liên tục cưỡng hiếp năm 19 tuổi dù đã chống cự

Thông thường thì khi bị quấy rối tình dục, nạn nhân chọn cách im lặng cho qua. Vì họ sợ bị dư luận gắn mác, sợ phải hứng chịu những đòn gạch đá hay những trận tổn thương tâm lý kéo dài của những người ngoài cuộc. Vì "gươm hai lưỡi, miệng trăm hình" cũng như K.N chia sẻ: "Tôi đã từng cô độc khi quyết định lên tiếng".

Nạn nhân của các vụ việc quấy rối hay bị xâm hại tình dục vốn đã trải qua những cuộc sang chấn cả thể xác lẫn tâm lý kéo dài - nhưng xã hội vẫn thường có xu hướng đổ lỗi cho nạn nhân. Một trong những chiếc mác mà người ta thường gán là "do áo quần của cô ta", "làm hoa cho người ta hái làm gái cho người ta trêu".

mang xa hoi co dang bien viec ga tinh tro nen binh thuong hoa - anh 0
"Làm hoa cho người ta hái làm gái cho người ta trêu"

Hoặc một trong những định kiến mà người ta vẫn thường diễn ngôn khi nạn nhân của những vụ quấy rối tình lên tiếng, "chuyện bình thường mà cũng làm quá lên", "chỉ dùng những từ ngữ nhạy cảm xíu thôi mà", "chỉ là đùa thôi chứ có làm sao đâu". Vì những câu tưởng như đùa của một bộ phận người mà những nạn nhân của các vụ quấy rối khó có thể lên tiếng về tình trạng mà mình gặp phải.

Vì những tư tưởng có phần định kiến mà việc tố cáo bị quấy rối tình dục khiến người bị xâm phạm cảm thấy không đủ can đảm để lên tiếng. Vì nếu có lên tiếng ngoài bị xấu mặt, họ còn phải chịu những đòn tâm lý nặng nề đến từ sự săm soi của dư luận.

Tình dục nên "bình thường" nhưng xin đừng "bình thường hóa"

Bác sĩ V. Chandra - Mouli cho rằng việc trò chuyện cởi mở sẽ giúp cải thiện chất lượng giới tính và tình dục. Thừa nhận rằng, tình dục chính là một trong những bài học mà bất kỳ ai cũng cần phải học vì nó là "một chủ đề đầy nhân tính". Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ các cuộc hội thoại khác nó nên đến từ sự tự nguyện.

mang xa hoi co dang bien viec ga tinh tro nen binh thuong hoa - anh 0
Tình dục nên là cuộc hội thoại đến từ sự tự nguyện

Vì khi nói về tình dục đơn phương đến từ một phía thì nó không còn là câu chuyện cởi mở mà nó trở thành hành vi quấy rối. Hơn ai hết, chúng ta cần nhìn vào vấn đề này một cách bao quát hơn và mở góc nhìn ở nhiều khía cạnh hơn.

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ