Lạc đường: "Đặc sản" của những tấm chiếu mới lên thành phố học đại học

Lạc đường sẽ không còn là "thảm họa" nếu bạn biết những tips sử dụng Google Maps này.

Từ năm ngoái đến nay, học sinh, sinh viên ai nấy đều trải qua những tháng ngày "dài đằng đẵng" học online ở nhà, hay thậm chí là lứa tân sinh viên năm nay còn đánh dấu cột mốc trưởng thành đầu tiên với buổi khang giảng trực tuyến ở trường đại học. Nhưng nhờ dấu hiệu "khởi sắc" sau những nỗ lực chống dịch mà các trường đại học ở nhiều tỉnh, thành phố đang lên kế hoạch đón sinh viên trở lại trường. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, sinh viê khắp các tỉnh thành cũng chính thức được xách ba lô lên và đi. 

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Nhiều trường đại học dự kiến đón sinh viên trở lại trường

Trong lúc nghỉ dịch, nhiều bạn trẻ trêu nhau rằng lâu quá không ra ngoài nên quên hết cả đường. Cũng có nhiều bạn sinh viên năm nhất, cũng đã học chính thức nhiều tuần, khi nghe tin có thể sẽ kết thúc "thời kỳ" học online là lại lo lắng cho những ngày đầu tiên ở thành phố mới, vì… không biết đường.

Gọi tân sinh viên là một "tấm chiếu mới" đều có lý do cả

Câu chuyện sinh viên năm nhất được gọi là "tấm chiếu mới" không còn xa lạ với người trẻ. Đơn giản vì các bạn trẻ ấy thực sự và hoàn toàn "mới" với mọi thứ khi "nâng cấp" từ học sinh lên sinh viên. 

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Cuộc sống đại học có thể khiến nhiều sinh viên năm nhất bị choáng ngợp và cả đường xá ở thành phố xa lạ cũng bao gồm trong đó

Từ môi trường học hành, đến cuộc sống, cách sinh hoạt và cả mối quan hệ bạn bè, đại học là quãng thời gian tạo ra nhiều biến động, thay đổi đối với sinh viên năm nhất. 

Lần đầu tiên con cái xa nhà, các bậc phụ huynh ráo rác lo lắng phòng trọ, chỗ ở cho con. Lần đầu tiên đến thành phố mới, tân sinh viên lo lắng nhỡ bị lạc lõng cả về không gian lẫn tinh thần thì phải làm sao.

Và lạc đường là "đặc sản" mà hầu hết sinh viên đều sẽ một lần trải nghiệm

Kết thúc chuỗi ngày chỉ đi từ nhà đến trường ở quê hương thân thuộc, hầu hết tân sinh viên đều di chuyển đến một vùng đất mới, một thành phố mới mà ở đó đường xá, phương tiện đông đúc, nhộn nhịp hơn rất nhiều lần so với ở nhà. Và rồi câu chuyện "Tôi là ai? Đây là đâu?" sẽ xảy ra cơm bữa với những con người mới này khi đi trên những cung đường như thể mê cung.

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Một câu chuyện nghe thật "dở khóc dở cười" nhưng hoàn toàn có thể hiểu được. (Ảnh: Duc Minh Truong Huu)

Chưa kể đến đường lớn, ngách nhỏ, thậm chí, tân sinh viên còn có thể bị lạc trong chính khu trường đại học của mình. Ở Hà Nội và TP. HCM có hai khu đại học quốc gia hay làng đại học quốc gia, đó là nơi "tụ tập" của nhiều trường đại học thuộc khối đại học hàng đầu này. Chính vì là nơi tề tựu của nhiều trường mà những địa điểm này sẽ có khuôn viên rất lớn, sinh viên mới chưa biết đường hoàn toàn có thể bị "choáng ngợp" trong chính nơi này.

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Google Maps là ứng dụng hữu ích giúp chúng ta dễ dàng định vị vị trí của mình

Những ngày trước, việc lạc đường sẽ khiến chúng ta hoang mang hơn vì khi đó, chưa có các phương tiện xe ôm công nghệ hay ứng dụng tìm bus, Google Maps để chúng ta dễ dàng định vị vị trí của mình. Vì thế mà hiện giờ, chúng ta chỉ cần dành một chút thời gian tìm hiểu những công cụ này là hầu như có thể nắm bắt rõ ràng nơi đến, nơi đi của bản thân.

sẽ gợi ý cho bạn 5 tips để bạn có thể trở thành một "master" Google Maps, không lo lạc đường.

5 tips sử dụng Google Maps giúp tân sinh viên thoát khỏi cảnh "mù đường" 

1. Tải xuống bản đồ để sử dụng ngoại tuyến

Có thể có những lúc bạn ra đường nhưng điện thoại không có mạng 3G hoặc không thể kết nối được với wifi. Để đề phòng những trường hợp này, bạn nên lưu một phần bản đồ để sử dụng ngoại tuyến trên ứng dụng di động của Google Maps.

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Bạn có thể tải xuống bản đồ để xem ngoại tuyến

Để làm điều này, đầu tiên, bạn hãy chọn trên menu của ứng dụng tính năng Offline maps, sau đó chọn phần bản đồ muốn tải xuống để tra cứu ngoại tuyến.

2. Tính năng chỉ đường thực tế ảo tăng cường của Google Maps

Nếu bạn thấy mình hơi mất phương hướng sau khi xuất phát từ hầm đi bộ hoặc vì bạn đang cố tìm phương hướng một nơi đông đúc, nhiều phân làn thì Google Maps có thể trợ giúp bạn với chế độ chỉ đường thực tế ảo tăng cường (AR).

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Tính năng chỉ đường thực tế ảo tăng cường của Google Maps

Để tận dụng tính năng này, bạn hãy nhấn vào nút AR nhỏ ở phía dưới bên trái màn hình. Sau đó, hãy đưa điện thoại lên trước mặt và ứng dụng sẽ định vị và sử dụng các tòa nhà và địa danh gần đó để hướng dẫn bạn đi tiếp. 

3. Chia sẻ vị trí của bạn

Việc chia sẻ vị trí của bạn với bạn bè hoặc gia đình sẽ thực sự hữu ích nếu bạn định gặp ai đó hoặc muốn cho ai đó biết bạn đã về nhà an toàn. Tính năng chia sẻ vị trí được tích hợp vào Google Maps, vì vậy những người được chọn sẽ có thể thấy bạn đang ở đâu bất cứ khi nào họ mở ứng dụng.

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Tính năng chia sẻ vị trí của Google Maps

Để chia sẻ vị trí, đầu tiên, bạn hãy nhấn vào chấm màu xanh biểu hiện vị trí của bạn trên bản đồ, sau đó chọn "Share your location". Chọn những người bạn muốn chia sẻ vị trí của mình và trong thời gian bao lâu - từ ít nhất 15 phút đến ba ngày hoặc cho đến khi bạn tắt tính năng này. Để kiểm tra xem ai có thể thấy bạn đang ở đâu, hãy nhấn vào nút menu, rồi chọn "Location sharing".

4. Tìm các điểm dừng dọc tuyến đường bạn đang đi

Google Maps cũng cung cấp tùy chọn tìm kiếm các địa điểm như nhà hàng hoặc trạm xăng khi bạn đang trên đường đi. Điều đó có nghĩa là bạn có thể đi một hoặc nhiều đường vòng nhanh chóng mà không cần phải định hình lại toàn bộ hành trình của mình. 

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Ứng dụng sẽ hiển thị các vị trí phù hợp gần tuyến đường hiện tại của bạn.

Khi bạn đang ở chế độ điều hướng, chỉ cần nhấn vào biểu tượng tìm kiếm và bạn sẽ có thể lựa chọn từ danh mục đa dạng - chẳng hạn như cây ATM, quán cà phê, nhà hàng và cửa hàng tiện lợi - hoặc tìm kiếm một địa điểm cụ thể từ thanh tìm kiếm ở trên cùng.

5. Lưu địa điểm

Tính năng này cho phép bạn đánh dấu các vị trí, địa điểm yêu thích, có thể là công viên, quán ăn, tòa nhà và sắp xếp chúng theo "địa điểm yêu thích", "nơi muốn đến", "địa điểm được gắn dấu sao" hoặc danh sách tùy chỉnh.

lac duong dac san cua nhung tam chieu moi len thanh pho hoc dai hoc - anh 0
Tính năng lưu địa điểm của Google Maps

Việc sắp xếp các vị trí sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn lưu nhiều địa điểm và cũng dễ dàng hơn cho những lần lui tới những nơi này tiếp theo vì không cần mất nhiều công sức tìm lại đường đi.

Có nên học vượt ở đại học?

Có nên làm cán bộ lớp khi vào đại học?

Tân sinh viên nên làm gì để không bị khoá trên "góp ý" trên trang confession "thị phi" của đại học?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ