Kiến thức của 12 năm học, thật sự không thể áp dụng vào cuộc sống?

Là một học sinh, chắc hẳn chúng ta từng một lần thắc mắc: "Tại sao mình phải học những kiến thức khô khan này, nó áp dụng như thế nào vào cuộc sống vậy?"

Con gái tôi năm nay học cấp 3, thời gian sắp thi gần đây ôn tập rất vất vả, ngày nào cũng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm, một tuần 6 ngày, có khi đến ngày thứ 7 vẫn phải đi học. Đột nhiên vào cuối tuần, nó hỏi tôi rằng: "Những kiến thức về Toán học, Vật lý, Hóa học... những môn học này sau này sẽ áp dụng được bao nhiêu vào cuộc sống thực tiễn?

Trong tương lai liệu Parabol, hay phương trình bậc hai, phương trình hoá học có được áp dụng khi đang đi mua sắm trên đường phố? Giờ chằng phải cố gắng học thật tốt để đậu vào Đại học, học xong đi tìm một công việc tốt, nói trắng ra, chẳng phải là đều vì kiếm cái ăn, cái mặc, kiếm tiền hay sao? Hay còn ý nghĩa gì khác không?"

kien thuc cua 12 nam hoc that su khong the ap dung vao cuoc song - anh 0

Tôi trả lời, trên đời này có những thứ không thể nói rõ là nó có ích hay vô ích, cũng không thể đánh giá ý nghĩa và giá trị của nó trong một sớm một chiều. Có một số kiến thức có thể giúp chúng ta rèn luyện tư duy và ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về thế giới.

Việc học mang lại rất nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nếu như chúng ta chỉ làm việc theo những thói quen có sản hay những kinh nghiệm mình biết thì hiệu quả công việc chắc chắn sẽ không cao, tiến độ cũng chậm hơn.

Cách làm này chỉ phù hợp với công việc đơn giản mà không cần dùng đến trí tuệ, còn đối với các công việc phức tạp thì không thể xử lý được nếu không trải qua quá trình học tập, tìm hiểu chuyên môn. Do vậy, nếu muốn làm được việc lớn và đạt được hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học tập thật tốt, phải được đào tạo qua trường lớp, chuyên ngành và trau dồi kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau trong quá trình làm việc.

kien thuc cua 12 nam hoc that su khong the ap dung vao cuoc song - anh 0

Đặc biệt, trong thời đại khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì vấn đề về tri thức đang trở thành mối quan tâm vô cùng lớn của nhân loại. Chỉ có am hiểu và nắm vững những kiến thức chuyên môn, chúng ta mới có thể hoàn thành được những công việc phức tạp, nhiều khó khăn, thử thách như hiện nay, nhất là những kiến thức về công nghệ.

Hơn nữa, học tập không chỉ là quá trình chúng ta rèn luyện những tri thức mà còn là những vấn đề về tình cảm, đạo đức, lối sống. Con người sống trong xã hội bên cạnh cái tài, còn cần phải có cái đức. Học tập là để tiếp thu, thấu hiểu những chuẩn mực đạo đức, rèn luyện về nhân cách, lối sống.

Điều quan trọng là bạn phải đoán được con cái bạn thật sự muốn hỏi điều gì thông qua câu hỏi? Những đứa trẻ rõ ràng biết ý nghĩa của hóa, lý và toán học. Bọn trẻ cũng hiểu rằng phải "kiếm được tiền mới có ăn", nhưng nếu suy nghĩ thấu đáo thêm một chút nữa, việc kiếm tiền chẳng phải đều nhờ vào ý nghĩa cơ bản nhất từ những thứ chúng đang được học tại thời điểm hiện tại hay sao?

kien thuc cua 12 nam hoc that su khong the ap dung vao cuoc song - anh 0

Đôi khi, giải thích quá kỹ càng cho trẻ bằng những kiến thức sách vở thông thường, theo ý kiến ​​của nhiều người, điều này hầu như không phải là câu trả lời mà trẻ muốn nghe - trẻ đã biết những câu trả lời này. Bạn giải thích điều này với con, theo quan điểm của chúng, đó chỉ là một sự lặp lại vô ích, và thậm chí là một đống suy nghĩ để ép chúng học. Điều chúng hy vọng nhận được là sự giải tỏa áp lực, nhận được câu trả lời chính là sự đồng cảm từ cha mẹ thay vì phải nghe những lời rao giảng.

Vì vậy, điều bạn nên làm đầu tiên là thấu hiểu những áp lực bọn trẻ đang phải trải qua. Hãy nói với con cái của mình rằng: "Bố mẹ hiểu được con đang áp lực như thế nào". Hãy sử dụng ngôn ngữ và hành động thể hiện sự đồng cảm, và hãy nói không với từ "nhưng".

Chúng ta cũng có thể chọn ra một số vấn đề không liên quan, và cùng con của mình phàn nàn về vấn đề đó. Bố mẹ hãy làm mọi thứ để bọn trẻ biết rằng, chúng ta luôn bên cạnh kề vai sát cánh với con, chứ không phải đang đứng đối diện con.

kien thuc cua 12 nam hoc that su khong the ap dung vao cuoc song - anh 0

Khi chúng bắt đầu thảo luận, trải lòng một cách chân thành với bạn, chứng tỏ chúng đang ở trạng thái cởi mở và có thể lắng nghe những gì bạn nói. Rất đơn giản, nếu bạn lắng nghe bọn trẻ một cách chân thành, tất nhiên chúng cũng sẽ cảm thấy rằng đó là nghĩa vụ phải lắng nghe bạn một cách cẩn thận.

Hãy hạn chế hết mức có thể những lập luận mang tính lý thuyết, hay những lời răn đe dạy dỗ, bọn trẻ sẽ cảm thấy giả tạo và trống rỗng bởi vì họ đã bị nhồi sọ nhiều lần trước đó. Hãy cho bọn trẻ hiểu ra rằng, nếu không có những kiến thức chúng cho là "vô bổ" tại thời điểm hiện tại, có lẽ trong tương lai chúng còn chả có đủ tiền để đi mua sắm trên phố hay thậm chí là mua vài bó rau ở chợ.

kien thuc cua 12 nam hoc that su khong the ap dung vao cuoc song - anh 0

Cuối cùng, điều cốt lõi, là bọn trẻ phải hiểu được rằng ý nghĩa của mỗi môn học giáo dục bắt buộc là giúp chúng có kế hoạch tương lai trưởng thành hơn, cũng như có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống sau này!

Những bí mật mà thầy cô không bao giờ nói với bạn

Gen Z – Thế hệ sống trong những áp lực của kỳ vọng

Những yếu tố dễ gây sao nhãng trong thời gian ôn thi THPT QG

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ