Khi sinh viên ở nhờ nhà người quen: Bị "báo cáo" về cho gia đình, còn làm osin bất đắc dĩ!

Ở nhờ nhà người quen, không phải lo chi phí ăn ở, nhưng ngược lại...

Đối với các tân sinh viên lần đầu sống xa nhà thì việc ở nhà người thân mang lại rất nhiều lợi ích. Thế nhưng, tân sinh viên vẫn nên trang bị những kỹ năng ứng xử cần thiết để cuộc sống được phần nào dễ dàng hơn. 

Chuẩn bị bước vào cuộc sống Đại học, chỗ ở chính là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Bên cạnh việc thuê nhà trọ, ở ký túc xá, nhiều gia đình lựa chọn phương án cho con em mình ở nhờ nhà người quen hay họ hàng để thích ứng với cuộc sống mới nơi thành phố xa lạ, đồng thời tiết kiệm phần nào chi phí ăn ở. Thế nhưng, nhiều tình huống "dở khóc, dở cười" xảy ra, khiến nhiều bạn không thể trụ được lâu dài. 

khi sinh vien o nho nha nguoi quen bi bao cao ve cho gia dinh con lam osin bat dac di - anh 0

Bi hài 1001 câu chuyện ở nhờ nhà người quen

Thanh Hằng (sinh viên năm cuối trường Đại học Hà Nội) nhớ lại cảm giác hạnh phúc thế nào khi vừa mới đặt chân lên thành phố mà không cần phải lo lắng tìm chỗ trọ như các bạn đồng trang lứa. Hằng ở chung với gia đình dì ruột ở gần trường, vừa tiện sinh hoạt lại sống thoải mái.

Cô bạn dường như không phải lo toan bất cứ thứ gì, được dì chiều chuộng, chăm lo hệt như mẹ ở nhà. Niềm vui không kéo dài lâu khi ở cùng nhau không "đụng đũa cũng đụng bát", dì của Hằng thường xuyên quản lý thời gian, cô bạn đi đâu cũng bị báo cáo về ngay cho gia đình.

khi sinh vien o nho nha nguoi quen bi bao cao ve cho gia dinh con lam osin bat dac di - anh 0

Nếp sống khác biệt cũng là yếu tố lớn gây tranh cãi, Ngọc Khánh lên Hà Nội học bỗng trở thành "người giúp việc" bất đắc dĩ. Bác của Khánh vì công việc bận rộn nên giao toàn bộ việc nhà cho Khánh. Đi học trên trường đã áp lực, cô bạn lại còn phải đảm nhận việc nấu cơm, dọn dẹp. Gia đình bác lại ăn chay nên việc suy nghĩ thực đơn hàng ngày cũng tốn không ít công sức. Ở được một thời gian, Khánh xin phép gia đình chuyển ra ngoài ở riêng để độc lập hơn. 

"Ở nhờ nhà người thân, vì mình không phải mất chi phí sinh hoạt nên cảm thấy không thoải mái. Cảm giác cứ phải luôn để ý kỹ sắc mặt của mọi người trong gia đình, làm gì cũng cực kỳ cẩn thận kẻo sợ bị đánh giá, sợ gây phật lòng, thật sự không dễ chịu chút nào". Một nam sinh khác cũng thở dài chia sẻ. 

Có nên chăng việc ở nhà họ hàng?

Câu trả lời là tùy thuộc vào mong muốn cũng như hoàn cảnh của các bạn tân sinh viên. Tuy nhiên, một lời khuyên mà những người đi trước dành cho các bạn đó chính là việc cân nhắc thật kỹ và rèn luyện kỹ năng ứng xử trước khi quyết định. 

khi sinh vien o nho nha nguoi quen bi bao cao ve cho gia dinh con lam osin bat dac di - anh 0
Rèn luyện kỹ năng ứng xử trước khi quyết định 

Hãy tìm hiểu thật kỹ nếp sống, thói quen sinh hoạt của gia đình bạn chuẩn bị đến ở. Nếu có thể, hãy có một buổi trao đổi ngắn với các thành viên trong gia đình mới, xác định rõ ràng các ranh giới, những điều cần phải lưu ý cũng như những điều đôi bên cần phải tôn trọng.

Những nguyên tắc cơ bản có thể kể đến là đi thưa về gửi, tôn trọng phép tắc gia đình, tự bảo quản những thứ thuộc về mình và ăn ở sạch sẽ.

Bên cạnh đó, các tân sinh viên cũng nên có ý thức phụ giúp công việc nhà khi cần thiết. Những kỹ năng trên không chỉ giúp bạn sống tốt trong trường hợp ở nhờ nhà họ hàng mà còn áp dụng được khi bạn đi thuê nhà sống chung với bạn bè và cả người lạ.

khi sinh vien o nho nha nguoi quen bi bao cao ve cho gia dinh con lam osin bat dac di - anh 0
Bạn có thể lựa chọn ở nhà người thân trong thời gian ngắn để thích nghi với môi trường mới sau đó dọn ra riêng

Có khá nhiều ý kiến cho rằng, nếu gia đình không quá khó khăn, bạn có thể lựa chọn ở nhà người thân trong thời gian ngắn. Khi đã quen với môi trường học tập mới, với nhịp sống mới nơi phố thị, bạn có thể chuyển ra ngoài ở riêng, vừa độc lập thoải mái, vừa đảm bảo tình thân vẫn luôn bền chặt. 

"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", khi dịch bệnh ổn định trở lại hơn và có thể đến trường học trực tiếp, mong rằng các bạn tân sinh viên sẽ có cuộc sống mới thật tốt, để câu chuyện ở nhờ nhà họ hàng không còn là chuyện khổ sở. 

"Học online nhưng thi offline": Nỗi sợ kinh điển của sinh viên lúc này!

Nhiều trường Đại học TP.HCM cho sinh viên trở lại học trực tiếp từ 25/10

Những mối quan hệ nào cần xây dựng khi còn là một sinh viên?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ