Hùa theo bà Phương Hằng: Giới trẻ đang áp dụng "Cancel Culture" như thế nào?

Có phải mọi người đã vô tình đưa văn hóa tẩy chay đi quá xa?

Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện có thể coi là một cột mốc thay đổi nhận thức của nhiều người về thế giới xung quanh. Mọi người đang trở nên ý thức hơn và tham gia nhiều hơn vào những thay đổi diễn ra xung quanh mình.

Và từ ấy, "cancel culture" hay còn được gọi là "văn hóa tẩy chay" lại càng được thể hiện rõ ràng hơn trên mạng xã hội khi mọi người có nhiều thời gian để "sống" trong không gian ảo hơn là giao tiếp trong đời thực. 

hua theo ba phuong hang gioi tre dang ap dung cancel culture nhu the nao - anh 0

Giới trẻ đang "nung nấu" "cancel culture" trên mạng xã hội

Hiểu một cách đơn giản thì "cancel culture" là một thuật ngữ dùng để chỉ việc rút lại sự ủng hộ đối với các nhân vật của công chúng (chẳng hạn như người nổi tiếng hoặc những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội) và các công ty. Do những người này thể hiện sự xúc phạm, phân biệt chủng tộc rõ ràng hoặc do họ nói hoặc làm những điều đáng bị phản đối. 

hua theo ba phuong hang gioi tre dang ap dung cancel culture nhu the nao - anh 0

Những ngày này, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy văn hóa tẩy chay trên mạng xã hội dưới hình thức một nhóm người "anti", chửi rủa hay chèn ép một người. 

Dạo gần đây, mạng xã hội Việt Nam xuất hiện một nhân vật được gọi là "bà Phương Hằng" - một nhân vật "nổi tiếng" với những buổi livestream "bóc phốt" các nghệ sĩ có tiếng trong showbiz Việt. Ngoài những ý kiến cho rằng cách truyền thông của bà Phương Hằng "trẻ con", khiến người khác mệt mỏi, thì lại có nhiều bạn trẻ tung hô bà Phương Hằng, coi hành động "bóc phốt" của bà là "thanh lọc showbiz".

hua theo ba phuong hang gioi tre dang ap dung cancel culture nhu the nao - anh 0
Nhiều bạn trẻ tung hô bà Phương Hằng là "thanh lọc showbiz".

Hay những trường hợp dễ thấy khác khi từ năm 2020 cho đến nay, hàng loạt các group "anti" mọc lên như nấm trên Facebook để "bóc phốt", nói xấu và hạ bệ một người. Nhiều người chỉ là theo số đông, không cần biết thực hư ra sao nhưng cứ tẩy chay trước đã. 

Lợi thì có lợi nhưng cũng có thể trở thành văn hóa độc hại

Thoạt nhìn, văn hóa tẩy chay đúng là có thể giúp cải thiện xã hội theo một mặt nào đó, miễn là mọi người tập trung vào mục đích phát triển xã hội và nhận thức hơn là tập trung vào công kích và thù ghét cá nhân.

Đây có thể là một cách để chỉ trích một người về hành động của họ và thể hiện cho họ thấy rằng phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hay những hành động, lời lẽ xúc phạm là những hành động sai trái và sẽ mang lại hậu quả. 

hua theo ba phuong hang gioi tre dang ap dung cancel culture nhu the nao - anh 0

Tuy nhiên, chúng ta nên xem xét cả những mặt tối khác của văn hóa này. Ý tưởng tẩy chay cũng có thể trở thành hành vi hung hăng và thù hận gây hại nhiều hơn là có lợi. Từ khởi đầu như một chiến dịch trên Facebook buộc người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm về những hành vi sai trái của họ. Giờ đây văn hóa này đã biến tướng thành mong muốn "thèm khát" được bóc mẽ hành động cá nhân của một người trong mắt công chúng.

Nhiều người có thể đi quá xa, dùng lời lẽ xúc phạm và hành động gây hấn độc hại lên đối tượng cụ thể. Chúng ta không còn xa lạ với những trường hợp người nổi tiếng Hàn Quốc trầm cảm hay tự tử bởi văn hóa tẩy chay của người trẻ Hàn rất khắc nghiệt, họ dùng lời lẽ miệt thị và bình luận ác ý đến "toxic" để đẩy một người vào đường cùng, tước đi sự nghiệp, thậm chí là tước đi mạng sống của người khác. 

hua theo ba phuong hang gioi tre dang ap dung cancel culture nhu the nao - anh 0
Dùng bình luận ác ý để ép một người đến đường cùng

Hay ở Việt Nam, những group "anti" thu hút cả hàng chục, hàng trăm nghìn thành viên cùng soi mói, "vạch trần" một người, rồi cùng phá "miếng cơm" của người nổi tiếng đã không còn là một việc xa lạ.

Chúng ta thường mong được tha thứ khi mắc lỗi nhưng lại quá khắt khe với người khác?

Mọi người có thực sự suy nghĩ kỹ về câu hỏi "Ai xứng đáng bị tẩy chay và ai có quyền làm điều đó?" dù chỉ một lần? 

Những ngày này, chúng ta bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông mạnh mẽ hơn bao giờ hết, điều đó khiến chúng ta nhiều lúc không đủ "tỉnh táo" để nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn và đa chiều. 

hua theo ba phuong hang gioi tre dang ap dung cancel culture nhu the nao - anh 0

Trong cuộc sống và trong quá trình trưởng thành, có ai có thể tự tin khẳng định rằng "Tôi không bao giờ mắc sai lầm", "Tôi không bao giờ phạm lỗi"? Mắc sai lầm hay phạm lỗi được cho là một điều hoàn toàn bình thường, điều quan trọng là cách chúng ta nhìn nhận về sai lầm đó, cách chúng ta sửa chữa và rút ra bài học. 

hua theo ba phuong hang gioi tre dang ap dung cancel culture nhu the nao - anh 0

Chúng ta thường mong muốn được thứ tha khi mắc lỗi, nhưng hình như lại đang quá khắt khe với người khác chăng? Ai cũng cần có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm, để thay đổi và trưởng thành, phát triển hơn. Nhưng văn hóa tẩy chay lại có ngụ ý rằng đối tượng bị tẩy chay không thể có cơ hội "quay đầu" và không có cơ hội học hỏi và phát triển.

Vì vậy, câu hỏi nhức nhối mà cần mọi người một lần nữa nhìn lại vẫn là: Có phải mọi người đã đưa văn hóa tẩy chay đi quá xa?

Livestream bóc phốt: Trend giải trí hay trò đùa độc hại?

Tâm lý đám đông: Sự tò mò độc hại ẩn sau những đoạn livestream công kích

Đúng hay sai khi bình luận ác ý về người có lỗi trên "tòa án online"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ