"Hệ lụy của cơ chế hậu kiểm cho OTT xuyên biên giới có thể ảnh hưởng đến 100 năm sau"

Xem xét theo thực tiễn áp dụng hiện tại, đang có sự bất bình đẳng giữa OTT tư bản xuyên biên giới và OTT trong nước, kẻ chiếu trên người chiếu dưới trong công tác Quản lý nhà nước.

Dự thảo luật Điện ảnh (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm, đặc biệt vấn đề tiền kiểm hay hậu kiểm để đảm bảo sự công bằng. Độc giả Nguyễn Huy Hoàng gửi đến những phân tích về vấn đề này.

Thực tế cho thấy, các nền tảng tư bản xuyên biên giới đã và đang tự do đi lại trên mặt trận văn hoá, lan truyền những nội dung độc hại, sai lệch trong thời gian qua. Điều này đã gây ra nhiều tổn thương về văn hoá không hề nhỏ đối với nền tảng tinh thần của xã hội Việt Nam.

Các nền tảng xuyên biên giới nghiễm nhiên xâm nhập, sống chung và thay đổi trí não hàng trăm triệu lượt khán giả người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ - tương lai của đất nước.

Đa phần người dân Việt Nam hình thành thói quen mỗi ngày tiêu thụ hàng triệu giờ nội dung đăng tràn ngập trên các nền tảng OTT xuyên biên giới mà không cần quan tâm những thông tin mình xem đâu là tin thật, đâu là tin giả. Tương lai rất gần, chúng ta sẽ không còn lưu tâm đến các kênh truyền hình trong nước đang phát nội dung gì.

he luy cua co che hau kiem cho ott xuyen bien gioi co the anh huong den 100 nam sau - anh 0
Ông Huỳnh Long Thủy - Tổng giám đốc công ty cổ phần VieON phát biểu tại hội thảo Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hoá tư tưởng của tuổi trẻ

Bên cạnh tác động sâu rộng tới đời sống văn hóa tư tưởng Việt Nam, các đơn vị OTT tư bản xuyên biên giới vi phạm những quy định về việc không qua đăng ký cấp phép, máy chủ đặt tại nước ngoài; vi phạm Cam kết WTO về quy định không mở cửa thị trường trong lĩnh vực truyền hình, Luật An Ninh Mạng, Luật Quảng cáo, trốn thuế, nội dung không qua kiểm duyệt

Nếu Quốc Hội thông qua Dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi theo hướng "hậu kiểm" nội dung phim ảnh, tức, chúng ta vô tình mặc nhiên hợp thức hóa cho những vi phạm pháp luật của các thế lực xuyên biên giới tại Việt Nam.

Tôi nghĩ cần có những bình đẳng toàn diện và nhất quán trong cơ chế quản lý giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp xuyên biên giới. Các chính sách áp dụng ưu tiên cần cho doanh nghiệp Việt Nam trước và doanh nghiệp xuyên biên giới sau. Bao gồm: sản xuất, kiểm duyệt và thuế khóa.

Bởi, xem xét theo thực tiễn áp dụng hiện tại, đang có sự bất bình đẳng giữa OTT tư bản xuyên biên giới và OTT trong nước, kẻ chiếu trên người chiếu dưới trong công tác Quản lý nhà nước.

he luy cua co che hau kiem cho ott xuyen bien gioi co the anh huong den 100 nam sau - anh 0

Hiện trạng vấn đề kiểm duyệt nội dung

Đối với doanh nghiệp Việt Nam: các phim được trình chiếu tại cơ sở điện ảnh, hệ thống rạp chiếu phim, đài truyền hình, các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền như truyền hình OTT vẫn tiếp tục bị tiền kiểm như từ trước tới nay. Cụ thể:

- Đối với cơ sở điện ảnh: Chỉ được phổ biến phim có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng.

- Đối với hệ thống rạp chiếu phim: Cơ sở điện ảnh phổ biến phim trong hệ thống rạp phải có giấy phép phân loại phim.

- Đối với hệ thống truyền hình: Có quyết định phát sóng để phổ biến phim trên hệ thống truyền hình Việt Nam hoặc biên tập đối với phim phổ biến trên dịch vụ truyền hình theo yêu cầu.

- Đối với việc phổ biến phim trên không gian mạng: Việc nhập khẩu phim của các đơn vị truyền hình OTT đều phải nhập khẩu qua phương thức con đường nhập khẩu văn hóa phẩm ủy thác qua Đài Truyền Hình và phim phải có quyết định phát sóng của đài hoặc phải được biên tập bởi một đơn vị có chức năng biên tập thuộc cơ quan báo chí trước khi phát sóng. Hiện không có quy định pháp luật hay cơ chế nào cho phép các doanh nghiệp OTT Việt Nam được trực tiếp tự nhập khẩu phim.

Với tư bản xuyên biên giới: Các OTT xuyên biên giới lại hoàn toàn được buông lỏng, không có cơ chế kiểm duyệt tức thời và hiệu quả. Họ được tự do phát sóng các thể loại nội dung trước khi có thể bị xem xét hậu kiểm.

he luy cua co che hau kiem cho ott xuyen bien gioi co the anh huong den 100 nam sau - anh 0
OTT nước ngoài không được kiểm duyệt khiến doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt

Về cấp phép hoạt động truyền hình trên Internet (OTT)

Đối với doanh nghiệp Việt Nam: Phải xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông; phương án thiết lập trung tâm thu phát; hồ sơ cấp Giấy phép… theo quy trình nghiêm ngặt của các Bộ, Ngành liên quan.

Bất kì vi phạm nào cũng đều bị xử lý nghiêm khắc theo Luật Báo Chí, Luật Quảng Cáo, Luật An Ninh Mạng cũng như các quy định pháp luật có liên quan khác.

Đối với tư bản xuyên biên giới: Hiện đang hoạt động không cần giấy phép, vi phạm luật định là phải có chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Suốt 6 năm qua không hề có OTT xuyên biên giới nào bị xử phạt theo quy định pháp luật Việt Nam. Nếu Luật Điện Ảnh sửa đổi theo hướng hậu kiểm, tiếp tục tạo môi trường cho OTT xuyên biên giới vi phạm pháp luật.

he luy cua co che hau kiem cho ott xuyen bien gioi co the anh huong den 100 nam sau - anh 0
Suốt 6 năm qua không hề có OTT xuyên biên giới nào bị xử phạt theo quy định pháp luật Việt Nam

Cần xác định rõ, lựa chọn "tiền kiểm" đây không phải là Việt Nam gây khó khăn cho các công ty xuyên biên giới… mà chính là tạo cơ chế công bằng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xóa bỏ định kiến rằng quản lý nhà nước đang bảo hộ ngược doanh nghiệp nước ngoài.

Kiến nghị sửa đổi theo hướng hậu kiểm không thuyết phục và phi logic

Theo đó, tôi nhận thấy lý do đưa ra cho kiến nghị sửa đổi theo hướng hậu kiểm do thiếu nguồn nhân lực và công nghệ là không thuyết phục, phi logic vì thực chất nguồn lực tiền kiểm hiện đã và đang được duy trì để tiếp tục tiền kiểm nội dung đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam có sẵn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân lực và hành lang pháp lý để tuân thủ tiền kiểm nội dung phim ảnh, và hiện vẫn đang triển khai đồng loạt từ Bộ VHTT&DL, UBND cấp tỉnh hoặc quyết định phân loại nội dung của cơ quan báo chí… Nhưng đối tượng hướng đến vẫn chỉ là doanh nghiệp Việt Nam.

Dẫn chứng cho điều này, tôi thấy hiện nay có gần 200 kênh truyền hình Việt Nam mỗi ngày phát sóng gần 4800 giờ nội dung và tất cả nội dung đó đều được tiền kiểm cẩn thận. Hay Đài Truyền hình Việt nam và Thông tấn xã Việt Nam đang duyệt từng chương trình truyền hình nước ngoài (bao gồm cả hàng chục ngàn bộ phim mỗi năm) trên hàng chục kênh truyền hình nước ngoài phát sóng 24/7 vào Việt Nam.

he luy cua co che hau kiem cho ott xuyen bien gioi co the anh huong den 100 nam sau - anh 0

Trong khi đó, các OTT xuyên biên giới hiện nay chỉ có khoảng 5-10% là phim mới, phần lớn còn lại là những phim đã từng được cấp phép phổ biến. Số này không cần "tiền kiểm lại" mà chỉ hậu kiểm nếu phát hiện có những nội dung cần biên tập kỹ hơn.

Theo tôi, các công đoạn tiền kiểm này hiện nay đều đã được số hoá và được thực hiện nhanh chóng trên những phần mềm chuyên dụng. Chính vì thế, không thể đưa ra lý do quá nhiều nội dung hay thiếu nguồn lực để né tránh việc tiền kiểm.

Như đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn Đại biểu đến từ TP.HCM đã phát biểu trong Chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV như sau: "Các nhà sản xuất điện ảnh Việt Nam vừa phải phim hay, vừa bán được phim, vừa phải cạnh tranh với OTT nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng OTT xuyên biên giới không có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam, không có nghĩa vụ bảo toàn bản sắc Việt Nam. Tôi cho rằng nên bỏ các nguyên tắc hậu kiểm đối với điện ảnh Việt Nam để tạo ra sự bình đẳng đối với OTT nước ngoài, và nếu sai phạm ở Việt Nam sẽ có khả năng xử lý, ngăn chặn".

he luy cua co che hau kiem cho ott xuyen bien gioi co the anh huong den 100 nam sau - anh 0
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn Đại biểu đến từ TP.HCM

Vẫn cần "tiền kiểm" thay vì "hậu kiểm"

Dựa trên nguyên lý: Đảm bảo sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng tuyệt đối và không loại trừ giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động xuyên biên giới khi tham gia vào hoạt động điện ảnh, phát triển công nghiệp điện ảnh. Chúng ta cần nhất quán trong quản lý - tiền kiểm để công bằng trong quản lý giữa Doanh nghiệp Việt Nam và OTT tư bản xuyên biên giới.

Phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng OTT tư bản nước ngoài thì được "hậu kiểm", còn sản phẩm trong nước thì bị "tiền kiểm". Cần xây dựng - sửa đổi Nghị định đi kèm đảm bảo có công cụ, chế tài xử lý nhất quán, đồng bộ trong cơ chế tam quyền phân lập.

he luy cua co che hau kiem cho ott xuyen bien gioi co the anh huong den 100 nam sau - anh 0

Chúng ta chưa thể lường hết các hệ lụy của cơ chế hậu kiểm đối với OTT xuyên biên giới. Các quyết định về nội dung trên không gian mạng cho tư bản xuyên biên giới cần được cân nhắc vô cùng cẩn trọng, vì hệ lụy có thể ảnh hưởng tới 100 năm sau. 


1. Phân biệt nội dung nào cần tiền kiểm:
Cần phân biệt rõ có 2 loại hình phân phối văn hoá phẩm số (hình ảnh, âm thanh) để có ứng xử khác nhau về "kiểm duyệt", gồm:
a. Loại hình mạng xã hội cung cấp nội dung không chuyên nghiệp do người dùng tạo ra và tự tải lên (Youtube, Tiktok, Facebook….). Với loại hình này không thể "tiền kiểm" mà chỉ có thể "hậu kiểm".
b. Loại hình các ứng dụng OTT chuyên cung cấp nội dung phim ảnh, âm nhạc giải trí được sản xuất chuyên nghiệp tới thuê bao (Netflix, Apple TV, Amazon, IQiyi, Disney+, HBOGo…). Loại hình này nhất thiết phải tiền kiểm và hoàn toàn có thể làm được, kể cả từ góc độ pháp lý, công nghệ và quy trình.

2. Tiền kiểm như thế nào từ góc độ pháp lý:.
a. Chính phủ đang sửa đổi Nghị định 06/2016 theo hướng quản cả dịch vụ OTT xuyên biên giới như sau:
a.1 việc cung cấp dịch vụ vẫn phải đăng ký với Nhà nước (bản chất vẫn là phải xin phép rồi mới được cấp);
a.2 Đối với nội dung phim cụ thể vẫn yêu cầu phim trước khi cung cấp qua mạng cho người dùng Việt Nam phải được cấp phép phổ biến bởi Bộ Văn hoá hoặc được 1 cơ quan báo chí (đài truyền hình) biên tập nội dung, tóm lại vẫn "tiền kiểm".

b. Vi phạm quy định này, doanh nghiệp sẽ bị chặn dịch vụ hoặc thu hồi giấy phép, hoặc bị phạt. Như vậy Việt Nam có chế tài để buộc doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ tiền kiểm.

c. Nếu Quốc hội thông qua Luật Điện Ảnh với nguyên tắc áp dụng "Tiền kiểm" đối với cả phim chiếu rạp, chiếu trên truyền hình trong nước thì đương nhiên sẽ phải áp dụng cả với phim cung cấp đến tận nhà thuê bao qua các OTT xuyên biên giới, vì thực chất đây đều là phim "phổ biến tại Việt nam" (phải cùng 1 nền tảng pháp lý, không thể "phân biệt" đối xử chỉ do yếu tố công nghệ, vì ở đây VN quản lý cả nội dung lẫn dịch vụ).

d. Về kỹ thuật lập pháp, chỉ cần QH thông qua Luật Điện ảnh với nguyên tắc phải "tiền kiểm" cho dù là cung cấp phim ảnh theo phương thức nào, rồi giao Chính phủ quy định chi tiết cụ thể, thì CP sẽ ban hành nghị định giao cụ thể bộ ngành nào chịu trách nhiệm, và làm như thế nào (trình tự, thủ tục, quy trình, nguyên tắc tiền kiểm…)

e. Về trách nhiệm thực thi thì hiện nay Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch quản phim ảnh chiếu rạp, còn trên truyền hình và trên mạng đang giao Bộ TTTT quản với công nghệ số hoá và được thực hiện trên những phần mềm chuyên dụng. 

3. Tiền kiểm bằng công nghệ và quy trình:
a. Với các dịch vụ OTT nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam, phần lớn phim là những phim đã từng được cấp phép phổ biến (lượng phim "cũ" chiếm khoảng 60% các "kho" nội dung. Số này không cần "tiền kiểm lại" mà chỉ hậu kiểm nếu phát hiện có những nội dung cần biên tập kỹ hơn. Như vậy, chỉ "tiền kiểm" đối với những phim mới, tác phẩm mới.

b. Tuỳ theo chính sách về biên tập nội dung của từng nhà cung cấp OTT phim ảnh, âm nhạc nước ngoài mà chọn cách "tiền kiểm" phù hợp.

Ví dụ: Với Netflix, chính sách của họ là không chấp nhận "biên tập" nội dung sáng tạo, không "cắt bỏ" cảnh hay lời thoại trong tác phẩm, mà sẽ hạ xuống, hoặc không đưa tác phẩm đó vào cung cấp cho người dùng ở Việt nam. Vì vậy việc "tiền kiểm" đơn giản chỉ là xem trên danh sách phim mới dự kiến cung cấp hàng tuần vào Việt Nam để yêu cầu họ loại bỏ khỏi danh sách những phim thấy không phù hợp. Việc này nhanh hơn và đỡ tốn công hơn rất nhiều lần so với tiền kiểm chi tiết từng tập phim, từng cảnh nhạy cảm hoặc từng lời thoại.

c. Việc "tiền kiểm" chi tiết đến tận từng phim trước khi được cung cấp lên các OTT xuyên biên giới vào Việt nam hiện nay đều có các phần mềm do chính các hãng đó cung cấp quyền truy cập để xem trước khi họ đưa đến cho thuê bao, hoặc do ta yêu cầu họ cung cấp các phiên bản xem thử (trial version) kèm theo lời thoại (script) để xem và duyệt trước. Các công đoạn tiền kiểm này hiện nay đều đã được số hoá và được thực hiện trên những phần mềm chuyên dụng.

d. Đài Truyền hình Việt nam và Thông tấn xã Việt Nam hiện nay đang duyệt từng chương trình truyền hình nước ngoài (bao gồm cả hàng chục ngàn bộ phim mỗi năm) trên hàng chục kênh truyền hình nước ngoài phát sóng 24/7 vào Việt Nam. Đây là công việc đang được làm tốt, nên không thể đưa ra lập luận không tiền kiểm được.  

Quản phim trong hay ngoài nước đều phải chặt như nhau

"Cơ quan chức năng cần thu thuế, phí với nền tảng OTT xuyên biên giới"

Hướng đi nào cho doanh nghiệp OTT nội địa sau khi Luật Điện ảnh (sửa đổi) ban hành?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ