"Cơ quan chức năng cần thu thuế, phí với nền tảng OTT xuyên biên giới"

Phát biểu tranh luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề: Vì sao lại cho rằng tiền kiểm đối với các nền tảng OTT là bất khả thi, còn đối với điện ảnh trong nước lại tiền kiểm?

Tiếp tục Chương trình làm việc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 25/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - đoàn đại biểu đến từ TP.HCM cho biết, Luật Điện ảnh của nước ta được ban hành từ năm 2006, trong khi đó, hiện nay công nghiệp điện ảnh thế giới và khu vực đã phát triển hết sức mạnh mẽ, thay thay đổi rất nhiều so với 15 năm trước.

co quan chuc nang can thu thue phi voi nen tang ott xuyen bien gioi - anh 0
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn Đại biểu đến từ TP.HCM

Theo đại biểu, điện ảnh vừa là một ngành hoạt động văn hóa, vừa là ngành kinh tế sáng tạo, tạo ra sản phẩm kép về văn hóa tinh thần. Hiện nay, điện ảnh sử dụng công nghệ cao trong sản xuất, lưu hành và phổ biến sản phẩm. Điện ảnh có thể tạo ra giá trị vật chất rất lớn và trở thành ngành kinh tế lớn của một quốc gia. Điện ảnh đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật, nhu cầu giải trí của người dân, nhất là những người trẻ. Một số quốc gia còn tài trợ và hỗ trợ ngành điện ảnh của họ trong công cuộc xâm chiếm thị trường điện ảnh quốc tế. Có trường hợp còn được sử dụng vì mục đích chính trị và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

Đại biểu cũng chỉ rõ, bên cạnh việc khẳng định những yếu tố tích cực, việc nhập khẩu văn hóa phẩm nói chung và điện ảnh nói riêng cũng có những mặt tiêu cực và tác hại trước mắt, lâu dài, nhu cầu đối của một bộ phận xã hội với sản phẩm văn hóa nước ngoài mạnh mẽ hơn đối với sản phẩm văn hóa trong nước. Các nhà sản xuất phim nước ngoài rất biết khai thác, khuếch trương nhu cầu này để thu lợi trên đất nước ta, đẩy lùi nhu cầu văn hóa Việt Nam trên chính sân nhà của chúng ta.

Trước thực tế đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, việc mở cửa hàng hóa dịch vụ cần có lộ trình và cần có những điều khoản bảo lưu. Tuy nhiên lĩnh vực văn hóa đang thiếu biện pháp này. Do đó, đại biểu lưu ý việc mở cửa đối với sản phẩm dịch vụ văn hóa phải khác, không thể dễ dãi hơn so với mở cửa cho sản phẩm dịch vụ hàng hóa vật chất. 

co quan chuc nang can thu thue phi voi nen tang ott xuyen bien gioi - anh 0
Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM

Đại biểu Tô Thị Bích Châu - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM nêu quan điểm: Điện ảnh đã được nhiều nước trên thế giới coi là ngành công nghiệp văn hóa, đa dạng, phong phú và ngày càng thu hút nhiều nguồn lực. Vì vậy, Việt Nam cũng nên coi điện ảnh là ngành công nghiệp văn hóa. Để thực hiện được nhiệm vụ này, đại biểu cho rằng dự thảo Luật nên có chương riêng về hợp tác quốc tế nhằm tạo động lực chặt chẽ hơn cho công nghiệp điện ảnh của Việt Nam phát triển. Ngoài ra, trong dự án Luật nên có thêm quy định, các nhà sản xuất phim phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho diễn viên đóng thế và nhân viên đoàn làm phim để đảm bảo an toàn cho họ.

Phát biểu tranh luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt vấn đề: Vì sao lại cho rằng tiền kiểm đối với các nền tảng OTT nước ngoài là bất khả thi, còn đối với điện ảnh trong nước lại tiền kiểm?

co quan chuc nang can thu thue phi voi nen tang ott xuyen bien gioi - anh 0
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn Đại biểu đến từ TP.HCM

Đại biểu phân tích thêm, ngành điện ảnh Việt Nam có thể ngưng lúc nào cũng được, thậm chí có thể xử lý hình sự nêu vi phạm pháp luật hình sự. Nếu quy định như vậy thì nền điện ảnh Việt Nam bị ràng buộc, trói buộc, cản trở rất nhiều và mất đi sức cạnh tranh đối với OTT.

Các nhà sản xuất điện ảnh Việt Nam vừa phải phim hay, vừa bán được phim, vừa phải cạnh tranh với OTT nước ngoài. Trong khi đó, các nền tảng OTT xuyên biên giới không có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam, không có nghĩa vụ bảo toàn bản sắc Việt Nam. Do đó, đại biểu cho rằng, nên bỏ các nguyên tắc tiền kiểm đối với điện ảnh Việt Nam để tạo ra sự bình đẳng đối với OTT nước ngoài, và nếu sai phạm ở Việt Nam sẽ có khả năng xử lý, ngăn chặn.

Đại biểu tin rằng, các nhà sản xuất điện ảnh, các diễn viên, đạo diễn và nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam luôn luôn có trách nhiệm, cố gắng tuân tuân thủ đến mức cao nhất và đồng thời cũng cố gắng sản xuất những cái tác phẩm hay nhất để cạnh tranh, giành lấy khán giả trên thị trường trong nước.

Từ những phân tích trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng quy định các nguyên tắc hậu kiểm đối với điện ảnh Việt Nam là trái với nguyên tắc thị trường, do đó bỏ áp dụng các nguyên tắc hậu kiểm đối với điện ảnh Việt Nam là hoàn toàn cần thiết.

co quan chuc nang can thu thue phi voi nen tang ott xuyen bien gioi - anh 0
Đại biểu Phạm Trọng Nhân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương

Cho rằng việc quản lý chưa hiệu quả các nền tảng không gian mạng đã gây nên tổn thương không nhỏ đến đời sống tinh thần của xã hội, đại biểu Phạm Trọng Nhân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương nêu quan điểm: Cần nghiên cứu kỹ lưỡng việc quy định cơ chế hậu kiểm đối với quản lý phim trên không gian mạng, để giảm thiểu các tình trạng xuyên tạc sự thật lịch sử, đưa các thông tin xấu, độc.

Theo đại biểu, việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm không mang nhiều ý nghĩa khi nội dung đó đã tiếp cận được nhiều khán giả, có thể được tải xuống và đăng trên các nền tảng khác. Trong khi đó, việc sử dụng các công cụ mạng xã hội là rất phổ biến, thông tin trên các nền tảng mạng xã hội lan tỏa mọi lúc, mọi nơi. Đại biểu cho rằng cần có giải pháp để cha mẹ, người giám hộ của trẻ có thể tự kiểm soát, quản lý, đảm bảo trẻ em xem phim trên không gian mạng đúng độ tuổi theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 21.

Đại biểu đề nghị cần đánh giá thận trọng những nguy hiểm khôn lường của các nền tảng xuyên biên giới, việc phổ biến phim trên không gian mạng cần áp dụng quy trình quản lý chặt chẽ để được cấp phép, cần đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào nền công nghiệp điện ảnh, tránh tình trạng "nhờn thuốc" với hình thức hậu kiểm. 

Hướng đi nào cho doanh nghiệp OTT nội địa sau khi Luật Điện ảnh (sửa đổi) ban hành?

"Các nền tảng giải trí chính thống phải đi tiên phong định hướng chân - thiện - mỹ cho giới trẻ"

'Kẻ chiếu trên người chiếu dưới' trong công tác quản lý OTT nước ngoài và nội địa

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ