"Các nền tảng giải trí chính thống phải đi tiên phong định hướng chân - thiện - mỹ cho giới trẻ"

Tiến sĩ Đào Thị Diễm Trang đã có những chia sẻ với về việc bảo vệ phát triển văn hóa Việt thông qua các nền tảng OTT.

Vào ngày 11/5/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), Hội thảo Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng của tuổi trẻ nhìn nhận bảo vệ và thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa thành một phần không thể thiếu trong phát triển kinh tế số là nhiệm vụ của toàn thể người Việt. Trong đó, chủ thể xung kích là doanh nghiệp công nghiệp văn hóa và con người sáng tạo.

"Thân thể chúng ta có thể bị tổn thương, mất mát nhưng linh hồn dân tộc với 4000 năm văn hiến chính là cốt cách có giá trị cao cả nhất của dân tộc Việt, không thể đánh đổi với bất kỳ quyền lợi kinh tế vật chất, không được để xâm hại và đánh mất vì bất kỳ lý lẽ nào", ông Huỳnh Long Thủy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần VieON - đã có những chia sẻ về OTT bảo vệ biên cương văn hóa.

Trước vấn đề này, đã liên hệ tiến sĩ Đào Thị Diễm Trang, Giảng viên Bộ môn Văn học ứng dụng tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhằm trao đổi vấn đề Ứng dụng giải trí trực tuyến Việt - bảo vệ bản sắc văn hóa và con người Việt. 

picture

Tiến sĩ Đào Thị Diễm Trang

Cô có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực văn hóa. Một số đề tài nghiên cứu và sách như: Yếu tố mặt nạ trong nghệ thuật khon của Thái Lan (so sánh với mặt nạ tuồng của Việt Nam), Đưa văn học nghệ thuật địa phương vào du lịch An Giang: Những kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Á, sách Nghệ thuật và âm nhạc phương Đông: Bản sắc và giá trị, Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa,...

Khán giả Việt Nam càng sớm có kiến thức căn bản về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam thì càng tốt

Theo tiến sĩ, việc gìn giữ văn hóa Việt trong phim ảnh nên được làm như thế nào, để những nét văn hóa này có thể tiếp cận và chinh phục giới trẻ? 
Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa luôn được các cơ quan văn hóa, những người làm công tác nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật chú trọng khai thác, bằng những cách khác nhau trong từng thời kỳ. Ngay từ tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Việt Nam là Kim Vân Kiều (1923) và một số phim tài liệu, phim phong tục như Hội Kiếp Bạc, Cô Gái Bắc Kỳ…, chúng ta có thể thấy thấm đẫm tinh thần của người Việt và nỗ lực biểu hiện văn hóa bản địa.

Nhiều phim của Việt Nam từ sau 1975 cũng được chuyển thể từ các tác phẩm văn học như Phạm Công Cúc Hoa, Lục Vân Tiên, Long Thành Cầm Giả Ca,… nhằm làm sáng rõ hơn các yếu tố lịch sử, đời sống, phong tục tập quán, nghệ thuật của người Việt.

Thực tế là những tác phẩm này chưa tiếp cận được khán giả đại chúng, đặc biệt là giới trẻ. Muốn duy trì và quảng bá văn hóa Việt trong phim ảnh, cần nghiên cứu sở thích, khuynh hướng thẩm mỹ của giới trẻ một cách nghiêm túc, đường dài và có hệ thống…từ đó lồng ghép yếu tố văn hóa một cách thuyết phục, tránh giáo điều.
picture

Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa luôn được các cơ quan văn hóa, những người làm công tác nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật chú trọng khai thác, bằng những cách khác nhau trong từng thời kỳ. (Hình: phim Song Lang)

Tiến sĩ, giảng viên đại học Diễm Trang

Streaming

Logo VieZ
Việc hội nhập văn hóa quốc tế là điều cần thiết trong thời hiện đại. Làm sao để tiếp thu văn hóa nước ngoài mà không bị lu mờ nét Việt? 
Khán giả Việt Nam càng sớm có kiến thức căn bản về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam thì càng tốt. Giáo dục trong nhà trường là một hướng đi hữu dụng và bền vững.

Hiện nay, các giáo viên chưa được tham dự những khóa đào tạo bài bản để giúp đỡ, định hướng thẩm mỹ cho người học. Khối lượng công việc hành chính và áp lực giảng dạy quá lớn khiến họ cũng không còn thời gian, tâm trí để thực hiện điều này. Bên cạnh đó, phụ huynh cần định hướng con em tiếp cận với các sách vở, tài liệu văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Hiện nay, thị trường sách đang có những sản phẩm đẹp và uy tín để thu hút bạn đọc trẻ tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam như Lĩnh Nam Chích Quái, Lịch sử Việt Nam bằng tranh... Việc tiếp xúc với truyền thông đa phương tiện (có sự quản lý và tư vấn của phụ huynh) cũng giúp các em chọn được sản phẩm giải trí giải trí đậm tính văn hóa nghệ thuật Việt.

Khi có dịp đi bảo tàng Louvre (Pháp), tôi thấy học sinh tiểu học và trung học được thầy cô dắt đến từng bức tranh, pho tượng,… để giảng dạy theo kiểu trực quan sinh động. Các em cũng được phân công làm bài tập bằng cách quan sát và ghi nhận các hiện vật, hiện tượng. Nếu ngay từ tấm bé mà một người đã sở hữu được nền tảng văn hóa dân tộc tốt thì không bao giờ sợ rằng bản sắc văn hóa sẽ bị mai một. 

Khi đó, việc mở mang các kiến thức văn hóa khác trên thế giới là một nhu cầu tất yếu. Còn với người đã trưởng thành, các sản phẩm phim ảnh, các chương trình giải trí phải có tính đặc sắc, hiện đại trước thì mới có thể thu hút họ tìm về các giá trị văn hóa truyền thống. Chẳng hạn như một khi khán giả đã thích phim Song Lang thì sẽ tự động tìm hiểu, khám phá thêm nghệ thuật cải lương.
Hiện tại, Việt Nam cũng có một số nền tảng giải trí cố gắng phát triển sản xuất, đầu tư các nội dung thuần Việt nhưng vẫn khó tiếp cận đến khán giả. Tại sao vậy?
Tôi chợt nghĩ đến cách làm của người Hàn Quốc: Họ “tặng không” các sản phẩm phim ảnh, âm nhạc cho người xem trong nước và các nước lân cận (trong đó có Việt Nam). Khi khán giả chấp nhận và mong chờ các sản phẩm tiếp theo, họ bắt đầu bán chứ không tặng nữa.

Dĩ nhiên, để làm được điều này thì nhà sản xuất phải mạnh vốn, giỏi quảng bá. Việc tổ chức các sân chơi tìm hiểu văn hóa nghệ thuật Việt cũng khích lệ giới trẻ tìm hiểu và quý trọng hơn các giá trị của dân tộc. Việc đào tạo, định hướng và xây dựng sớm nền tảng kiến thức về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Việt Nam cho người Việt vẫn là tối quan trọng.
picture

Khi khán giả đã chấp nhận và mong chờ các sản phẩm tiếp theo, họ bắt đầu bán chứ không tặng nữa.

Tiến sĩ, giảng viên đại học Diễm Trang

Streaming

Logo VieZ

Giới trẻ có thể tiếp cận các làn gió mới của văn hóa nghệ thuật Việt, dù chưa thật sự tròn trịa và phong phú

Mối nguy hại hay hệ quả nào cho một số bạn trẻ khi không được định hướng cụ thể trong việc tiếp xúc với phim ảnh chưa kiểm duyệt nội dung, nhiều yếu tố 18+ hoặc vi phạm bản quyền?
Khán giả chọn các trang web này trước hết là vì miễn phí, nội dung đa dạng, dễ dàng tiếp cận. Tôi được biết một số trang web “chui” đã bị cơ quan chức năng “đánh sập”, nhưng vẫn như “nấm mọc sau mưa”.

Còn muốn khán giả nói chung và giới trẻ nói riêng có gu thưởng thức, hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ thì các kênh truyền hình và các nền tảng giải trí chính thống phải đi tiên phong.

Việc dạy sớm triết học, văn hóa, văn học nghệ thuật để định hình khuynh hướng thẩm mỹ cho người xem là rất cần thiết, nhưng chưa được xem trọng. Ở các trường tiểu học, THCS, THPT và thậm chí là ở đại học, chương trình đào tạo rất nặng về kiến thức chuyên môn nhưng sơ sài mảng thường thức văn hóa nghệ thuật.
Một số bạn trẻ không tiếp xúc được nhiều với văn hóa truyền thống dân tộc là do phim ảnh Việt ít đầu tư và ít tác phẩm tốt. Cô nghĩ gì về nhận định này?
Ít nhất một thập niên qua (2010-2020), tôi nhận thấy phim Việt (cả truyền hình lẫn điện ảnh) đã được các nhà sản xuất trau chuốt hơn rất nhiều. Khán giả trẻ đã tiếp cận phim Việt nhiều hơn so với các giai đoạn trước đó.

Nhiều phim Việt có rating cao là minh chứng. Hình ảnh đất nước, các giá trị đạo đức, tình cảm của người Việt cũng đã được biểu hiện tự nhiên hơn, thuyết phục hơn qua các bộ phim như Để Mai tính, Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, Mắt Biếc,… Riêng phim remake cũng đã được ê kíp sản xuất chuyển đổi phù hợp với bối cảnh và tâm lý người Việt, như Tiệc Trăng Máu. Dự án nghệ thuật Trưng Vương đang nỗ lực phục dựng văn hóa Lạc Việt bằng các phương pháp khoa học, có hệ thống và mang tính quốc tế, tính hiện đại. Do đó, giới trẻ có thể tiếp cận các làn gió mới của văn hóa nghệ thuật Việt, dù chưa thật sự tròn trịa và phong phú.
picture

Nếu thực sự mong muốn, giới trẻ hoàn toàn có thể tiếp cận các làn gió mới của văn hóa nghệ thuật Việt, dù chưa thật sự tròn trịa và phong phú.

Tiến sĩ, giảng viên đại học Diễm Trang

Streaming

Logo VieZ
Là một giảng viên tiếp xúc với nhiều học trò thuộc thế hệ Z, cô thấy thế hệ Z có xu hướng đón nhận các tác phẩm phim ảnh như thế nào?
Tôi rất thích quan niệm “break the rules” (phá bỏ mọi giới hạn) của giới trẻ trong việc tiếp nhận văn hóa nghệ thuật. Yếu tố đầu tiên của một sản phẩm nghệ thuật là phải thu hút, có ý nghĩa, có khơi gợi. Các vấn đề toàn cầu như môi trường, bệnh dịch, chiến tranh, sự “lạc lõng cõi người”... cũng nên được đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên. Chủ đề truyền thống hay hiện đại không phải là vấn đề, mà vấn đề nằm ở phương thức biểu hiện. 

OTT là viết tắt của cụm từ Over The Top. Đây là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet. Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, độ phủ sóng của công nghệ gần như ảnh hưởng đến tất cả mọi hoạt động của cuộc sống, là điều kiện để OTT phát huy giá trị của nó. Lĩnh vực được ứng dụng OTT nhiều nhất hiện nay là các nội dung truyền hình qua giao thức internet (IPTV) và các Video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối. Một số nền tảng OTT Việt Nam: VieON, FPT Play, Danet,...

'Kẻ chiếu trên người chiếu dưới' trong công tác quản lý OTT nước ngoài và nội địa

'Netflix, TikTok và nội dung số xuyên quốc gia là những kẻ ngoại xâm, cần được kiểm soát chặt chẽ'

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ