'Kẻ chiếu trên người chiếu dưới' trong công tác quản lý OTT nước ngoài và nội địa

Tại Hội thảo Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hoá tư tưởng của tuổi trẻ, Tổng giám đốc VieON đã nêu rõ vấn đề bất bình đẳng giữa OTT nước ngoài và OTT nội địa, "kẻ chiếu trên người chiếu dưới" trong công tác quản lý hiện nay.

Sáng 11/5/2022, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội) diễn ra Hội thảo Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hoá tư tưởng của tuổi trẻ. Hội thảo do Trung Ương Đoàn phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung Ương; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Truyền hình Việt Nam và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức.

ke chieu tren nguoi chieu duoi trong cong tac quan ly ott nuoc ngoai va noi dia - anh 0
Ông Huỳnh Long Thủy - Tổng giám đốc công ty cổ phần VieON

Đến với hội thảo, ông Huỳnh Long Thủy - Tổng giám đốc Công ty cổ phần VieON - đã có những chia sẻ về OTT bảo vệ biên cương văn hóa.

Ông Thủy nêu ra rất nhiều khó khăn và bất cập trong bức tranh ứng dụng OTT Phim và truyền hình Việt Nam, trong đó có 4 mặt trận lớn mà các OTT đang phải ứng phó hiện nay:

1.     Thuyết phục khán giả Việt Nam chấp nhận sử dụng dịch vụ OTT trong nước.

2.     Thuyết phục các nhà cung cấp nội dung Việt Nam hợp tác.

3.     Thuyết phục các đơn vị hạ tầng ISP, Telco Việt Nam cung cấp dịch vụ giá hợp lý.

4.     Ứng phó với chính sách bất cập trong công tác Quản lý nhà nước đối với OTT nội địa OTT tư bản xuyên biên giới.

Có thể thấy trong cả 4 mặt trận mà các OTT trong nước đang đối diện và phải ứng phó thì gần như cả 4 đều là lý do nội tại của Việt Nam. 

ke chieu tren nguoi chieu duoi trong cong tac quan ly ott nuoc ngoai va noi dia - anh 0
OTT sứ mệnh bảo vệ biên cương lãnh thổ từ sớm và từ xa

Yếu tố khán giả và người dùng Việt Nam

Nói về tâm lý chung của người xem Việt Nam, ông Thủy khẳng định: "Tâm lý chung của người xem Việt Nam luôn muốn tìm kiếm cái mới. Điều này là hoàn toàn chính đáng. Chính vì thế gần như các nền tảng ngoại khi đến Việt Nam đều rất được ưa chuộng.

Khán giả ở Việt Nam luôn ưa thích các nội dung đa dạng trên các nền tảng tư bản OTT xuyên biên giới như Netflix, iQiYi …. Nghiệt ngã thay, ở các nền tảng ngoại này do không bị kiểm soát nên còn có các nội dung rất thu hút sự tò mò của giới trẻ như phim khiêu dâm (sex), các phim hành động, bạo lực, đồi bại….

Trong khi đó ở các nền tảng OTT trong nước, nội dung chưa được phong phú lại bị kiểm duyệt bởi các quy định của các đơn vị Quản lý nhà nước. Chính vì vậy các nội dung đã nghèo nàn lại còn nghèo nàn hơn. Điều này đã và đang là cản trợ lớn cho việc thuyết phục khán giả sử dụng OTT nội địa".

Sự hợp tác của các đơn vị cung cấp nội dung

Trong hội thảo, đại diện VieON cũng đưa ra những bất cập lớn trong quá trình hợp tác của đơn vị cung cấp nội dung. Cụ thể: 

Xuất hiện các doanh nghiệp sản xuất nội dung tại Việt Nam bắt đầu sẵn lòng ký kết cung cấp nội dung cho các nền tảng ngoại như Netflix, chạy đua theo xu hướng nhưng lại quay lưng và đòi hỏi bán giá cao đối với các OTT nội địa.

Vì lý do cạnh tranh giữa các OTT nội địa dẫn tới việc tăng giá nội dung các gói kênh truyền hình truyền dẫn trong nước mà không cần có lý do giải thích.

Bất bình đẳng giữa OTT nước ngoài và OTT nội địa, "kẻ chiếu trên người chiếu dưới" trong công tác quản lý Nhà nước

Bên cạnh những bất cập về quá trình hợp tác cung cấp nội dung, sự bất bình đẳng giữa OTT nước ngoài và OTT nội địa luôn là điều cần quan tâm. Ông Huỳnh Long Thủy đã nêu ra những trăn trở mà OTT nội địa gặp phải. Cụ thể:

Trong khi các doanh nghiệp OTT nội địa đang tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về việc Cung cấp dịch vụ.

Ngược lại các Doanh nghiệp OTT nước ngoài thì hoàn toàn tự tung tự tác tung hoành mà không hề bị kiểm soát bởi các đơn vị quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Họ tự do thu tiền thuê bao qua Internet mà không hề đóng thuế.

Họ vô tư quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông báo chí ở Việt Nam mà không bị xử phạt.

Họ quảng bá các nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục, khiêu dâm và thậm chí xuyên tạc lịch sử đấu tranh cứu nước của dân tộc, tuyên truyền các nội dung có đường lưỡi bò vi phạm chủ quyền và lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

ke chieu tren nguoi chieu duoi trong cong tac quan ly ott nuoc ngoai va noi dia - anh 0

Tất cả các hành vi sai phạm pháp luật đó tồn tại ngang nhiên trong các ứng dụng của Netflix nhưng đến nay vẫn chưa hề có các biện pháp xử lý triệt để của các đơn vị quản lý nhà nước.

Ở hướng ngược lại, các doanh nghiệp OTT trong nước thì phải chịu sự kiểm duyệt nội dung và các quy định quản lý của nhà nước. Nội dung phát trên các nền tảng OTT của doanh nghiệp Việt Nam nhập về đều phải đi qua con đường nhập khẩu văn hóa phẩm ủy thác của Đài truyền hình và dưới sự kiểm duyệt của Đài truyền hình trước khi phát sóng. Hiện không có quy định pháp luật hay cơ chế nào cho phép các doanh nghiệp OTT Việt Nam được trực tiếp tự nhập khẩu phim.

Doanh nghiệp Việt Nam phải thông qua quy trình xin phép phức tạp như thành lập kênh truyền hình, nội dung nhập khẩu, sản xuất, kiểm duyệt tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt của các Bộ, Ngành liên quan. Bất kỳ vi phạm nào cũng đều bị xử lý nghiêm khắc ngay theo các quy định của Luật Báo Chí, Luật Quảng Cáo, Luật An Ninh Mạng cũng như các quy định pháp luật có liên quan khác.

Chính vì thế khi nói không ngoa là vị thế của các đơn vị tư bản OTT xuyên biên giới và OTT Việt Nam đang ở thế "kẻ chiếu trên người chiếu dưới".

OTT trong nước cần điều gì để có thể phát triển lớn mạnh?

Sau những thực trạng, ông Huỳnh Long Thủy cũng đưa ra những câu hỏi lớn nhằm giải quyết những bất cập còn tồn tại trong việc phát triển OTT nội địa. 

ke chieu tren nguoi chieu duoi trong cong tac quan ly ott nuoc ngoai va noi dia - anh 0
OTT trong nước cần điều gì để phát triển lớn mạnh?

Thứ nhất, cần đầu tư phát triển các nội dung văn hoá bản địa một cách sáng tạo. 

Trước các đối thủ xuyên biên giới có vốn lớn thì việc phát triển các nội dung văn hoá bản địa là con đường chính và duy nhất cho các OTT trong nước phát triển và thu hút được khán giả.

Trong xu hướng mới hội nhập và phát triển, các nội dung văn hoá bản địa cũng phải được đầu tư phù hợp với sự phát triển của thị hiếu người xem và có các sáng tạo phù hợp với nhu cầu giới trẻ.

ke chieu tren nguoi chieu duoi trong cong tac quan ly ott nuoc ngoai va noi dia - anh 0
VieON nỗ lực đưa OTT nội địa gần hơn với khán giả

Nội dung sáng tạo như RAP VIỆT trên ứng dụng OTT của VieON đã thực sự lôi cuốn sự quan tâm của giới trẻ và phù hợp với trào lưu chung của xã hội. Thông qua RAP VIỆT, Ứng dụng VieON đã tiếp cận được hơn 25 triệu lượt download và có số lượng người xem đồng thời (CCU) cao nhất từ trước đến nay và ngang tầm với số lượng người xem các trận đấu bóng tại SEA Games của Việt Nam. Bên cạnh những nội dung mang lại sự mới lạ và sáng như tạo như RAP VIỆT VieON còn có những Phim truyện nhiều tập như Gạo Nếp Gạo Tẻ, Cây Táo Nở Hoa… mà riêng mỗi tác phẩm này luôn có hàng tỷ lượt xem trên cộng đồng mạng. 

Thứ hai, cần sự hỗ trợ và quyết liệt các Đơn vị quản lý nhà nước trong lãnh vực OTT để mang lại công bằng cho OTT nội địa.

Thân thể chúng ta có thể bị tổn thương, mất mát nhưng linh hồn dân tộc với 4000 năm văn hiến chính là cốt cách có giá trị cao cả nhất của dân tộc Việt, không thể đánh đổi với bất kỳ quyền lợi kinh tế vật chất, không được để xâm hại và đánh mất vì bất kỳ lý lẽ nào. Đây là cuộc chiến trường kỳ để bảo vệ phẩm giá người Việt.

ke chieu tren nguoi chieu duoi trong cong tac quan ly ott nuoc ngoai va noi dia - anh 0
Loạt chương trình và phim truyền hình Việt thu hút khán giả

Thứ ba, nếu Quốc Hội thông qua Dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi theo hướng "hậu kiểm" nội dung phim ảnh, chúng ta vô tình mặc nhiên hợp thức hóa cho những vi phạm pháp luật của các thế lực xuyên biên giới tại Việt Nam.

Thủ tục kiểm duyệt nội dung áp dụng cho doanh nghiệp bản địa vô cùng nghiêm khắc trong khi lại gần như bỏ ngỏ đối với cho tư bản xuyên biên giới trên nền tảng OTT truyền hình trực tuyến, và thực tiễn chúng ta đang trao hết quyền cho văn hóa ngoại bang xâm nhập.

Thứ tư, luận điểm chọn "hậu kiểm" nội dung phim ảnh, các nhà quản lý đưa ra lời giải thích vì thiếu nguồn lực kiểm duyệt nội dung là phi logic vì thực chất nguồn lực này được duy trì để tiếp tục tiền kiểm nội dung đối với doanh nghiệp Việt Nam.  

Đời sống văn hóa - tư tưởng người dân Việt Nam suốt bao năm qua vẫn luôn được bảo vệ và gìn giữ trong cơ chế tiền kiểm, nội dung trong sạch, gìn giữ và phát huy giá trị chuẩn mực đạo đức.

Chúng ta có sẵn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân lực và hành lang pháp lý để tuân thủ tiền kiểm nội dung phim ảnh, và hiện vẫn đang triển khai đồng loạt từ Bộ VHTT&DL, UBND cấp tỉnh hoặc quyết định phân loại nội dung của cơ quan báo chí… Nhưng đối tượng hướng đến vẫn chỉ là doanh nghiệp Việt Nam.

Vì thế nguồn lực chúng ta đang nói đến, dù thiếu hay đủ, đều không tương thích và không có ý nghĩa vì nó không để dành cho việc hậu kiểm và doanh nghiệp Việt Nam trên thực tế không bao giờ được áp dụng cơ chế hậu kiểm. Hậu kiểm là đặc quyền của tư bản xuyên biên giới mà thôi.

ke chieu tren nguoi chieu duoi trong cong tac quan ly ott nuoc ngoai va noi dia - anh 0

Thứ năm, không có bất kỳ quyết định xử phạt nào được phán quyết dù nội dung vi phạm pháp luật vẫn ngập tràn trên không gian mạng.

Hiện tại cơ chế, chính sách pháp luật Việt Nam đều không có giải pháp xử lý vi phạm của các nền tảng OTT xuyên biên giới. Chúng ta có quy định về các cách thức xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia, xuyên tạc lịch sử, đăng tải thông tin phá hoại thuần phong mỹ tục… trong Hiến pháp, Luật An Ninh Mạng, Luật Báo chí… thế nhưng tất cả đều "bỏ ngỏ" và im lặng. 

Kiến nghị

Cần phải thông qua các giải pháp về khung pháp lý, nguồn lực quản lý, công cụ quản lý, cách thức xử lý vi phạm trước khi đưa ra quyết định "tiền kiểm hay hậu kiểm". Bởi nếu không có giải pháp xử lý vi phạm công bằng và nghiêm khắc thì việc tiến hành hậu kiểm được nhìn nhận là hợp thức hóa câu chuyện xâm lăng văn hóa tư tưởng Việt Nam trên không gian mạng.

Tạm hoãn và xem xét lại ý kiến về việc thông qua Luật Điện Ảnh sửa đổi về hậu kiểm để cùng thống nhất được những chế tài pháp lý phù hợp nhằm kiểm soát nội dung trên nền tảng Không Gian Mạng của các nền tảng số xuyên biên giới.

“Ở Hàn Quốc, những OTT trong nước luôn được ưu tiên phát triển”

Chánh văn Hoàng Anh Tú: Nội dung độc hại, xâm phạm văn sử trên Netflix ăn mòn giới trẻ Việt

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ