Hậu đại dịch, những nỗi đau rồi sẽ đi... về đâu?

Dịch bệnh nguy hiểm 1 nhưng nỗi đau nó mang đến gấp 10 lần như thế.

Đại dịch đã để lại trong cuộc sống của mỗi người những khoảng trống khác nhau mà sẽ mất rất lâu mới có thể chữa lành và khó lòng vẹn nguyên như trước. Ai cũng có cho mình một câu hỏi, hậu sau dịch những nỗi buồn, niềm đau sẽ đi về đâu?

Sally Spicer là nhà báo kiêm chuyên gia nội dung âm thanh tại CLB Future Women (Australia). Đây là câu chuyện của cô khi mất đi người bạn trong dịch Covid-19. Chấp nhận hiện thực chưa bao giờ là điều dễ dàng. 

Khi tôi nghĩ về cái chết, tôi luôn hình dung ra lúc nửa đêm. Một tiếng gõ cửa u ám từ một dáng hình của ai đó trông u ám.Có thể là một cú thúc nhẹ nhàng từ chồng tôi, giúp tôi tỉnh giấc thoát khỏi một thảm kịch trong lúc đang mơ.

Nhưng 9h37 sáng thứ Hai? Không nhiều lắm nhưng tôi nhận được quá nhiều điều đáng lo lắng.

Tôi có một cuộc gọi nhỡ từ một người chị đồng nghiệp làm chung trước đây. Đó là điều thường xuyên xảy ra, chẳng có gì đáng kể hay phải bận tâm nhiều về điều đó. Có lẽ hôm nay tôi sẽ gọi lại nhưng cũng có thể tôi sẽ không gọi. Ngoài sự lo lắng về chiếc điện thoại đã lỗi thời, "cùi bắp" dễ bị hack của tôi, tôi không cảm thấy có điều gì thiếu sót hay bị bỏ lại phía sau khi không kịp bắt máy, sự kết nối không thành công này cũng bình thường.

hau dai dich nhung noi dau roi se di ve dau - anh 0
(Ảnh: ILLUSTRATION BY DIONNE GAIN)

Nhưng sau đóđã gọi lại và cô ấy trả lời trong vòng một nhịp, những điều ở đầu dây bên kia làm tôi như "chết đứng".

"Bạn biết rằng Dave đã phải vật lộn với sức khỏe tâm thần của mình ...

Anh ấy... anh ấy không qua khỏi".

Tin xấu không đi kèm với giọng nói Ailen mỏng manh của cô ấy, và dạ dày của tôi như rơi xuống sàn nhà, mọi thứ như ngưng động ngay phút giây đó.

Một nhịp, cả một đời người, thế là đi mất. Dave khi đó 39 tuổi, anh ấy là một người vui vẻ, vô cùng hóm hỉnh, hài hước. Anh ấy hay làm trò "buồn cười", đi ăn với Dave chẳng bao giờ là chán vì những câu chuyện cười của anh. 

Khoảnh khắc này làm tôi nhớ lần đầu tiên tôi gặp anh ấy, anh ấy đã nhảy ra khỏi một cái thùng màu xanh lá cây ở nơi làm việc để tạo sự cường điệu cho một chương trình tái chế văn phòng mới do chính anh khởi xướng và thực hiện.

Dave là một anh chàng tốt bụng, 100 điểm về lòng tốt và tình thương anh gửi đến mọi người. Anh làm tình nguyện cho một tổ chức từ thiện dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cách chơi bóng rổ. Anh ấy luôn chăm chú lắng nghe khi hỏi bạn thế nào, là một người siêu giỏi trong khoẳng lắng gnhe người khác. Bạn có thể tin tưởng anh ấy và kể cho Dave nghe về nỗi buồn, sự tức giận, nỗi sợ hãi và cuộc sống của bạn.

Dave có đôi mắt màu ngọc bích, mái tóc ngắn màu cát và một nụ cười toe toét đầy ẩn ý khiến bạn luôn cảm thấy như đang tham gia vào một trò đùa bí mật nào đó mà chỉ có hai người mới chia sẻ và hiểu được.

Vì vậy, sao Dave có thể chết?

Hai tuần trước khi chết, Dave rủ tôi đi xem phim. Khi đó, những người dân Melbourne chúng tôi đã trải qua lần phong tỏa thứ 5. Tôi kiệt sức nên không có tâm trạng ra ngoài sau nhiều tháng chôn chân ở nhà. Tôi hủy hẹn không thể đi cùng và không bao giờ gặp lại anh ấy nữa.

hau dai dich nhung noi dau roi se di ve dau - anh 0
 (Ảnh: Sara Wong/TIME)

Cái chết xa cách xã hội của Dave không chỉ bi thảm mà còn vô cùng khó hiểu. Bị mắc kẹt và cách xa những người  yêu anh, không có bằng chứng hữu hình nào cho thấy thứ này - cái kết này - tồn tại bên ngoài bốn bức tường của nhà tôi.

Tôi tự hỏi nếu một người bạn chết trong thời gian phong tỏa và không có ai dự đám tang, điều đó có thực sự xảy ra không?

Đám tang là chiếc thuyền cứu sinh đơn độc trong đại dương đau thương. Đó là cơ hội để bày tỏ nỗi thương xót và cố gắng xoa dịu mất mát. Thế nhưng, chúng ta đều biết rằng tất cả đều bị cuốn trôi bởi đại dịch toàn cầu.

Không có tang lễ, cuộc hành hương qua sự đau buồn của tôi trở nên phi tuyến tính lạ kỳ. Vài tuần sau cái chết của Dave, tôi phải nằm liệt giường trong nhiều ngày. Cơn đau mưng mủ như vết thương hở. Khi biến chủng Delta nuốt chửng Sydney, tang lễ phải hoãn lại cho đến khi người thân của Dave có thể đến đây.

Và đến giờ, điều đó vẫn chưa xảy ra.

hau dai dich nhung noi dau roi se di ve dau - anh 0
Hai bà cháu ôm nhau qua tấm vải nhựa treo trên dây phơi quần áo ở Wantagh, New York tháng 5/2020 (Ảnh: Al Bello)

Tất cả chúng ta đều đã nghe câu chuyện về những người thân yêu tuyệt vọng trước bức tường vô hình phân chia các bang, vùng lãnh thổ và thế giới của Australia, cầu xin được cho vào. Trên bản tin, nhiều câu chuyện đau lòng về lời tạm biệt cuối cùng được phát qua màn hình.

Hãy tưởng tượng cả một cuộc đời chỉ giới hạn ở 5 người và không gian 4 m2, với những chiếc khẩu trang che đi khuôn mặt của người yêu thương.

Đó không chỉ là cuộc sống của Dave mà còn là nỗi đau của tất cả người yêu mến anh. Không có sự tiễn đưa xứng đáng, Dave biến thành tro bụi và chìm vào lãng quên.

hau dai dich nhung noi dau roi se di ve dau - anh 0
(Ảnh: Gabriele Galimberti)

Ngày Dave mất, tôi gửi cho anh ấy một tin nhắn. Thật tuyệt khi dành một giây ngắn ngủi trong trạng thái hy vọng rằng tin nhắn sẽ được xem. Tại sao tôi làm điều đó?

Nếu Dave ở đây, anh ấy sẽ nói rằng tôi đang làm rất tốt. Dave đọc hết bài báo này và sau đó bật cười khi tôi xem việc anh ấy rời khỏi thế giới này nghiêm túc như thế nào.

Dave sẽ rút chiếc kèn harmonica ra và chơi giai điệu vui nhộn nào đó. Anh chàng này thích trở thành trung tâm của sự chú ý. Anh ấy sẽ mỉm cười với tôi.

Những lời này là thay cho lời chia buồn tôi gửi đến Dave. Đáng buồn thay, tôi biết rằng mình không đơn độc trong nỗi đau buồn. Có hàng trăm, hàng nghìn người trên khắp đất nước này cũng đã bị cướp mất lời tạm biệt cuối cùng.

Bỏ qua các nghi lễ, chúng tôi vẫn xoay xở để thích nghi. Nỗi đau của tôi có thể phức tạp, nhưng tôi sẽ không chết chìm trong đó như bản thân từng lo sợ. Dave không muốn tôi làm vậy.

  Trái tim kinh tế của Việt Nam - TP.HCM - và phần lớn lãnh thổ đất nước vừa trải qua khoảng thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt vì đại dịch Covid-19. Tất cả hoạt động đang tái khởi động về trạng thái bình thường mới sau những cố gắng của chính phủ và người dân. Tuy nhiên, những dư chấn ám ảnh của đại dịch sẽ khiến cho thế hệ chúng ta không bao giờ quên. Hơn 23.000 người Việt Nam đã ra đi mãi mãi (thống kê cho đến tháng 11/2021) và những tổn thương từ thể chất đến tinh thần khó có thể nào lành. khởi động chiến dịch #YouAreNotAlone với một mục đích duy nhất: góp phần hồi phục và chữa lành tất cả tổn thương hiện hữu. Chúng tôi, ban biên tập cùng với những người bạn đồng hành, thật tâm mong rằng, tất cả cùng chung tay để không ai phải lẻ loi một mình khi cuộc sống dần hồi phục.    

#YouAreNotAlone: Cách vượt qua nỗi đau là hãy chia sẻ!

Năm mới sắp đến, làm thế nào để cảm thấy bớt áp lực khi tụ họp cùng gia đình?

Làm thế nào để điều hướng cuộc sống phức tạp khi cố gắng trở lại "bình thường mới"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ