Giới trẻ hiện đại ngày càng bị “cháy lụi” bởi trạng thái burn out

“Kiệt sức vì công việc” đang là một chứng bệnh tâm lý ở người trẻ mà người ta thường gọi là burn out.

Burn out là gì?

Hầu hết giới trẻ Gen Z ngày nay đều rơi vào một trạng thái chung là "hết pin" nơi công sở, trường học hoặc bất kỳ nơi nào tiêu tốn nhiều năng lượng để hoàn thành một công việc nào đó. "Kiệt sức vì công việc" đang là một chứng bệnh tâm lý ở người trẻ mà người ta thường gọi là burn out.

gioi tre hien dai ngay cang bi chay lui boi trang thai burn out - anh 0
Giới trẻ Gen Z ngày nay hay rơi vào một trạng thái chung là "hết pin" nơi công sở, trường học hoặc bất kỳ nơi nào tiêu tốn nhiều năng lượng để hoàn thành một công việc nào đó

WHO định nghĩa burn out là "hội chứng gây ra bởi căng thẳng mãn tính không kiểm soát được ở nơi làm việc". Người mắc hội chứng này sẽ có các đặc điểm như sau: cảm thấy cạn kiệt năng lượng hay kiệt sức, cảm thấy ngày càng xa cách về mặt tinh thần - tức cảm thấy tiêu cực, hoài nghi - với công việc mình đang làm và cuối cùng là hiệu quả chuyên môn giảm sút.

Tại sao giới trẻ ngày nay lại rơi vào trạng thái "chạy lụi"?

Theo một nghiên cứu cho thấy rằng, ở Anh có đến 74% người trẻ nói rằng họ bị stress tới mức không thể chịu được. Vì có quá nhiều áp lực xảy ra trong một giai đoạn nhất định. 

gioi tre hien dai ngay cang bi chay lui boi trang thai burn out - anh 0
Gen Z - Thế hệ luôn sống trong nhiều áp lực 

Việc hối hả ở một cái độ tuổi đang hình thành nhận thức và thế giới quan lại vô hình khiến gen Z dần bị đứt gãy trong việc tôn trọng, hoặc ít nhất là bộc lộ cảm xúc thật nhất của bản thân. Trưởng thành là một giai đoạn ai cũng phải đi qua, bất kỳ thế hệ nào cũng đều có những nỗi cô đơn và khó khăn tương tự nhau. Chỉ là đối với Gen Z, môi trường phát triển lại quá hối hả khiến các bạn bị tác động quá mạnh nên họ dần đánh mất sợi dây cảm xúc.

Vấn đề

Logo VieZ

"Bạn sẽ thấy căng thẳng, mất ngủ, thiếu lòng tin ở bản thân, luôn trong trạng thái nghi ngờ và cảm thấy trống rỗng. Hoặc bạn sẽ thấy cạn kiệt về cảm xúc, không hài lòng, đôi khi thậm chí có cả những đau đớn về thể chất như chứng đau nhứt toàn thân, hay cảm thấy luôn uể oải khó chịu trong người".

Beverly Hills

Và, cùng lúc đó, thế hệ của chúng ta đang ngày càng thay đổi. Chúng ta tôn vinh trên phạm vi toàn cầu cái ý tưởng rằng tuổi trẻ là phải thành công vượt bậc và việc trở thành một người tầm thường trong xã hội là xấu hổ. Chúng ta luôn phải cố gắng, phải vươn lên để đạt được một điều gì đó.

gioi tre hien dai ngay cang bi chay lui boi trang thai burn out - anh 0
 Đối với Gen Z, môi trường phát triển lại quá hối hả khiến các bạn bị tác động quá mạnh nên họ dần đánh mất sợi dây cảm xúc

Đồng thời áp lực còn nâng hạn khi sự thành công của bạn bè ngày càng được định hình trong khi đó bản thân vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào bố mẹ. Người trẻ ngày nay thường lấy thước đo thành công của người khác để áp đặt lên mình. Họ bất an khi nhìn thấy bạn bè đông trang lứa xin được việc, mua được điện thoại, máy tính. Họ không thể thôi không nghĩ đến những tấm ảnh hợp đồng được ký kết, những khoản tiền lương nhiều số được bạn bè khoe khoang trên facebook. Từ đó đâm ra mệt mỏi, chán nản với những dự định, những công việc, những cái "task" mỗi ngày mỗi ngày vẫn chưa xong.

gioi tre hien dai ngay cang bi chay lui boi trang thai burn out - anh 0
Burn out khiến người trẻ mệt mỏi, chán nản với những dự định, những công việc, những cái "task" mỗi ngày mỗi ngày vẫn chưa xong

Mặc khác, Gen Z còn bị áp lực to lớn bởi khoảng cách thế hệ. Do tồn tại trong mình những nét tính cách khác biệt cùng với những thay đổi lớn về mặt tư duy khiến người trẻ cảm thấy rằng mình bị mất kết nối. Khi mà những chia sẻ, những cảm xúc, những áp lực tồn  không được bố mẹ lắng nghe và thấu hiểu. Vì vậy mà dần trở nên tồn đọng.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải hội chứng burn out

Làm việc nhiều nhưng kết quả chẳng bao nhiêu

Đây là người rất chăm chỉ và vô cùng có trách nhiệm. Ngày nào cũng cố gắng làm nhưng lại không để ý đến hiệu quả của nó, và xem xét xem đó có phải là cách tốt nhất hay chưa. Họ chỉ biết làm làm, nhưng nhìn lại kết quả mình đem lại thì không được bao nhiêu cả.

Kết thúc công việc bằng tiếng thở dài

Mỗi ngày khi kết thúc công việc của mình, bạn cảm thấy rất mệt mỏi thậm chí là hay kết thúc với một cái thở dài. Bởi vì khi công việc không hiệu quả các bạn lại hết giờ làm việc hay còn ráng làm thêm hai tiếng, ba tiếng nữa nhưng rốt cuộc thì cũng hết sức hoặc hết giờ. Nhưng khi đi về các bạn bước ra khỏi công việc với rất nhiều list công việc của mình bạn suy nghĩ "Trời ơi! Nhiều đến vậy luôn hả ta". Nhưng cũng ráng phải lết về với trạng thái không thể nào bình an được chính vì thế bạn sẽ làm một thứ ở dấu hiệu tiếp theo là hay mang việc về nhà.

Hay mang việc về nhà

Như mình nói ngay từ đầu cái trớ trêu của "người burn out" là chúng ta bắt đầu với mục đích rất là tốt rất là hăng hái, chúng ta nỗ lực, có trách nhiệm và mong muốn, khát khao đạt được nhiều kết quả trong như mong đợi nên là khi chưa hoàn thành được điều đó, chúng ta cảm thấy vô cùng băn khoăn, vô cùng bứt rứt nếu mà họ không làm hết những việc mà mình đang nhận để làm nên là mình đem về nhà. Và rồi mình cứ làm với sự không khí căng thẳng cho đến khi gục ngủ, và vô tình có tiếng tin nhắn hay cuộc gọi của ai đó làm bạn tỉnh dậy, bạn lại tiếp tục làm. Những người như thế toàn bộ thời gian của họ chỉ nghĩ đến việc làm như thế nào để xử lý xong công việc vậy.

gioi tre hien dai ngay cang bi chay lui boi trang thai burn out - anh 0

Thường nhận thêm việc vô tội vạ

Những người thế này họ đã có rất nhiều việc rồi, họ cứ làm làm nhưng khi ai đó nhờ, hay giao việc khác cho họ, họ vẫn cứ nhận thêm việc như thể họ không biết từ chối làm sao hết, việc đã nhiều mà lại còn nhận thêm trách nhiệm, vai trò lặt vặt của những người khác. Và chính chuyện đó lại khiến bạn trở nên hỗn độn nhiều hơn, và rồi khi làm việc không có việc nào ra việc nào cả.

Bạn bỏ lỡ những nhu cầu cá nhân của mình

Khi mỗi ngày bạn chỉ xoay quanh mỗi công việc, bạn đã vô tình quên đi bản thân mình, bạn đánh mất niềm vui, đánh mất sở thích hay như là bỏ qua cả sức khỏe của mình.

gioi tre hien dai ngay cang bi chay lui boi trang thai burn out - anh 0

Cố tỏ ra là mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là biển rộng

Những người như này kỳ lắm, khi ai đó lại hỏi han các câu như "em có ổn không?" "anh/chị thấy em hơi mệt mỏi, bơ phờ đấy, có cần anh?chị giúp không?" thì họ thường là lời là họ ổn, và họ không chia sẻ điều gì cả. Họ cứ "gồng" lên khi ai đó hỏi vì họ không muốn ai thấy họ yếu đuối, căng thẳng cả. Vì họ xem hành động đó là một điều nhu nhược, hèn nhát nếu để người khác thấy mình như vậy nên họ "gồng" lên và sau đó lại trùng xuống trong khi đầy biển rộng ở trong lòng.

Bỏ mặc cả thế giới

Và đây được coi là dấu hiệu cuối cùng, đây chính là lúc mà ta thực sự kiệt sức khi cảm thấy rằng mình cố làm hoài mà vẫn chưa ra kết quả và rồi họ bắt đầu quay ra nghi ngờ bản thân của mình. Họ cảm thấy như cả thế giới bỏ mặc họ và thế là họ muốn buông xuôi tất cả, không công việc, không bạn bè hay người thân. Những điều đó dần dần đi vào tình huống tệ nhất là rơi vào trầm cảm và chọn cách tự kết thúc cuộc sống mình.

"Do nothing": Xu hướng "trốn thoát" để thư giãn, nhìn "chằm chằm" những đám mây khi căng thẳng

Hậu Covid: Cách chúng ta làm việc liệu có còn như trước?

18 và 30, độ tuổi nào sẽ áp lực hơn?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ