Gia đình có còn là nơi an toàn cho trẻ em?

Trước khi những sự việc bạo hành được dư luận phanh phui là vô số những câu chuyện thương tâm đối với trẻ em mà kẻ thủ ác lại là người thân.

Không còn đơn giản là những trận đòn roi vì trẻ làm sai, trách mắng khi trẻ em phạm lỗi… thời gian qua, dư luận đã không khỏi rùng mình trước mức độ nguy hiểm của hành vi bạo hành trong gia đình. Sự ích kỷ của người lớn, đôi khi là việc chưa đủ nhận thức về trách nhiệm đã phải trả giá cho những cuộc đời bị hủy hoại cả về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí đánh đổi cả mạng sống của những tâm hồn vốn còn non nớt.

Một điểm chung khiến dư luận không khỏi bất bình trong các sự việc mà trẻ em là nạn nhân chính là việc kẻ ra tay thủ ác chính là một trong số những người thân trong gia đình. Điều này cũng khiến nhiều phụ huynh hoài nghi về mức độ an toàn tại gia đình, thậm chí cho đây không còn là một nơi có đủ tin cậy cho sự lớn lên của một đứa trẻ.

gia dinh co con la noi an toan cho tre em - anh 0
Nhiều bậc cha mẹ đang dần hoài nghi về mức độ an toàn dành cho trẻ nhỏ trong chính ngôi nhà của mình (Nguồn ảnh: The916)

Không một không gian nào có đủ an toàn tuyệt đối với trẻ em

Không chỉ những sự việc đau lòng đến từ gia đình, mà còn là vô số những câu chuyện thương tâm xảy ra bắt nguồn từ chính ngôi nhà của đứa trẻ. Bên cạnh hành vi bạo hành trẻ em, đó còn là những áp lực mà phụ huynh vô tình đặt nặng lên con cái, sự so sánh hay kể cả là thiếu tôn trọng trẻ… những điều tưởng chừng vô hại nhưng lại tác động đến tâm lý nặng nề, khiến chúng có những hành vi sai trái với bản thân và người xung quanh.

Ta cũng nên nhìn nhận về việc không một không gian, môi trường nào có đủ độ tin cậy đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, kể cả là gia đình. Có thể đó cơ bản vẫn là một nơi an toàn đối với con người, nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều những rủi ro với việc nơi đây sẽ có thể hủy hoại tuổi thơ, cuộc đời của chúng hoặc khiến trẻ trở nên méo mó về mặt nhân cách.

gia dinh co con la noi an toan cho tre em - anh 0
Gia đình cơ bản vẫn là nơi an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro với những cuộc đời và tuổi thơ bị hủy hoại (Nguồn ảnh: Americanwellnesscenter)

Mỗi gia đình sẽ có một cách dạy con khác nhau, tuy nhiên đôi khi chúng lại đi ngược với những giá trị mà phụ huynh đang hướng tới hay cho rằng nhà là nơi an toàn nên thiếu quan tâm đến những sự thay đổi của trẻ. Tất cả những điều này có thể chính là nguyên nhân cho vô số những tội ác được hình thành trong rất nhiều những sự việc thương tâm.

Cần nâng cao cảnh giác trong các vấn đề bạo hành và xâm hại

Không gian an toàn nhất vẫn là nhận thức đúng đắn của phụ huynh và trẻ nhỏ trước những hành vi xâm phạm đến những lợi ích hợp pháp của chính mình. Các bậc bố mẹ cần giáo dục con mình hiệu quả hơn trong việc mạnh dạn nói lên tiếng nói bản thân, hay đơn giản có thể kết nối với trẻ để chúng có thể dễ dàng chia sẻ, từ đó có thể nhận thấy những sự thay đổi và bất thường.

Bên cạnh đó, không nên thờ ơ hay thiếu sự quan tâm đối với quá trình phát triển của trẻ trong cuộc sống, kể cả là việc thận trọng bảo vệ chúng trước những mối quan hệ xung quanh. Trong một số liệu thống kê năm 2020 của Bộ Công an, thì đã có khoảng 1.945 vụ xâm hại trẻ em, 97% trong số đó là các đối tượng có quen biết với nạn nhân và gia đình của nạn nhân.

gia dinh co con la noi an toan cho tre em - anh 0
Trong số các vụ bạo hành và xâm phạm trẻ nhỏ thì một phần lớn đến từ những người thân quen (Nguồn ảnh: brightside)

Điều này không đồng nghĩa với việc ta sẽ cấm trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội hay giao tiếp với một người nào đó, quan trọng là cách ta giáo dục chúng trong việc tự bảo vệ chính mình. Đồng thời người lớn cũng cần có trách nhiệm để tâm đến trẻ nhỏ, song đó là nâng cao một số kỹ năng cần thiết nếu những hành vi xấu bị diễn ra với bản thân trẻ.

Điều quan trọng không khó này đôi khi bị nhiều phụ huynh quên lãng bởi luôn cho rằng trẻ chỉ ở nhà là an toàn, nhưng lại quên mất rằng con mình lúc nào cũng có thể là nạn nhân trong các sự việc đau lòng. Bất kỳ một sự lơ là hay thiếu cảnh giác nào của chúng ta cũng có thể trả giá bằng một cuộc đời với nhiều ám ảnh, cùng sự hối hận với việc thiếu trách nhiệm của bản thân.

Không nên đánh đồng với những giá trị thiêng liêng của gia đình

Việc nâng cao cảnh giác với những mối quan hệ xung quanh là một điều cần thiết và cơ bản để có thể bảo vệ con trẻ, song đó thì cũng không nên đánh đồng điều này với những giá trị thiêng liêng mà gia đình mang lại. Chúng ta không nên đặt hai điều này lên vấn đề mà bản thân sẽ tiếp nhận, đó đơn giả chỉ là nhận thức rõ về việc không nơi nào là an toàn tuyệt đối cho con.

Sự an toàn ở đây còn là một nơi cho trẻ được phát triển cả về thể chất, lẫn nhân cách, giúp con người có thể hoàn thiện được bản thân, sống một cuộc đời tốt đẹp hơn. Gia đình vẫn là cốt lõi cho những yêu thương mà mỗi đứa trẻ nên tìm về, cũng có thể đảm bảo được nơi cho trẻ được nói ra những muộn phiền hay những rắc rối trong cuộc sống của bản thân.

gia dinh co con la noi an toan cho tre em - anh 0
Người lớn cần nên có sự lắng nghe và san sẻ với con cái nhiều hơn để kịp thời nắm bắt những sự thay đổi (Nguồn ảnh: lifelawni)

Đừng vì những nỗi sợ đặt không đúng nơi đúng lúc mà có hành vi không chừng mực với những người thân yêu, đôi khi chỉ vì muốn bảo vệ con cái nhưng nó sẽ khiến người xung quanh phải suy nghĩ và trăn trở. Quan sát con ở một khía cạnh nào đó, thay vì quá can thiệp vào cuộc sống cá nhân để chúng có thể trưởng thành hơn, cũng như học được cách tự bảo vệ bản thân.

Trẻ em là một thế hệ tương lai của đất nước, rất cần được người lớn có trách nhiệm bảo vệ, việc tạo điều kiện về một môi trường an toàn cho trẻ được phát triển là nghĩa vụ chung của cả một cộng đồng. Song đó, bất cứ khi nào nhận thấy được những dấu hiệu của hành vi tội ác đối với trẻ nhỏ thì ta cần lên tiếng và không nên lựa chọn ích kỷ để im lặng.

Kết hôn hay ly hôn: Quyết định là của người lớn nhưng cần nghĩ đến trẻ em!

Từ ngoại tình đến bạo hành con riêng: Hôn nhân là một bước ngoặt cần sự ''tính toán''!

Tại sao trẻ em hay bị bạo hành bởi người lớn?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ