Gen Z "tắt trạng thái hoạt động" trên mạng xã hội, tại sao thế?

Tắt trạng thái hoạt động trên mạng xã hội, "động thái" chung của nhiều bạn trẻ Gen Z.

Ngày nay, khi mạng xã hội ngày càng phát triển thì tần suất và mức độ sử dụng chúng của người trẻ cũng ngày một nhiều hơn. Từ đó, họ cũng có xu hướng tận dụng triệt để tính năng của những công cụ này để cá nhân hóa một cách tối đa hoạt động của bản thân.

gen z tat trang thai hoat dong tren mang xa hoi tai sao the - anh 0
Gen Z "tắt trạng thái hoạt động" trên SNS, tại sao thế? (Ảnh: Gadget Hacks)

Và một trong số đó là "tắt trạng thái hoạt động", tính năng được tích hợp trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Vậy vì lý do gì mà Gen Z lại ưa chuộng việc "ẩn tung tích" đến thế?

"Ẩn thân chi thuật": Che giấu "hành tung"

Như đã nói, việc mạng xã hội phát triển cũng kéo nhu cầu sử dụng của những người bản địa kỹ thuật số tăng theo. Càng thành thạo những công cụ này, người trẻ càng dễ "stalk" người khác và bị người khác "stalk" lại. "Stalk" là một từ phổ biến với giới trẻ hiện nay, mang ý nghĩa là "lén theo dõi". 

gen z tat trang thai hoat dong tren mang xa hoi tai sao the - anh 0
Gen Z tắt trạng thái hoạt động vì không muốn bị người khác "stalk" (Ảnh: sickchirpse.com)

Tất nhiên, việc "lén theo dõi" trên mạng xã hội có thể vô hại hoặc có hại vì nhiều người chỉ theo dõi vì đơn giản là tò mò, nhưng cũng có người lại lén theo dõi người khác với mục đích không mấy lành mạnh như đánh cắp thông tin, theo dõi ngoài đời thực, v.v..

Và khi "stalk" đã trở thành "nghề" của nhiều người trẻ Gen Z thì cũng ngày càng nhiều người không muốn người khác biết hành động của bản thân trên mạng xã hội. Vì thế mà tắt trạng thái hoạt động là một hành vi có mục đích tương tự như việc lập blog để đi bình luận "dạo", ẩn danh hay tạo tài khoản phụ để tránh người quen bắt gặp.

Gạt bỏ đi "trách nhiệm" phải trả lời tin nhắn ngay lập tức

Không chỉ không muốn người khác biết bản thân đang online mà vì không muốn trả lời tin nhắn hay gạt bỏ đi "trách nhiệm" phải trả lời tin nhắn ngay lập tức mà nhiều người cũng lựa chọn tắt trạng thái hoạt động.

gen z tat trang thai hoat dong tren mang xa hoi tai sao the - anh 0
Gen Z "rủ nhau" tắt trạng thái hoạt động trên Messenger (Ảnh: Thụy Trân/Gen j Z chòy?)

Họ có thể đang trực tuyến, lướt bảng tin và trò chuyện với bạn bè nhưng lại không muốn trả lời tin nhắn của những người khác. Đây là một kiểu tâm lý xuất hiện ở nhiều người trẻ hiện nay. Có thể là vì họ cảm thấy phiền toái, cũng có thể là vì họ thấy gánh nặng, áp lực. 

Những người này cũng cho rằng đây là một cách khiến người khác "đỡ tổn thương" hơn với lý do vì "bạn không online nên không trả lời" chứ không phải là "bạn online nhưng lại lờ đi họ". 

Để tập trung vào công việc và học tập hơn

Ngoài ra, có một sự thật là mọi người thường có xu hướng không gửi tin nhắn đến một người đang không online, đặc biệt là khi có chuyện cần gấp. Vì họ cho rằng dù có nhắn tin thì cũng sẽ không có nhiều khả năng có thể nhận được câu trả lời ngay lập tức từ đối phương.

gen z tat trang thai hoat dong tren mang xa hoi tai sao the - anh 0
Mạng xã hội là một nền tảng sôi động nhưng Gen Z vẫn luôn biết cách sống "yên bình"

Chính vì vậy mà hộp tin nhắn của những bạn trẻ tắt trạng thái hoạt động cũng sẽ yên lặng và bớt hiện thông báo hơn. Từ đó, họ có thể tập trung vào học tập, công việc hay những điều họ muốn làm hơn là bị xao nhãng vì người khác "quấy rầy".

Có thể thấy, mạng xã hội là một nền tảng sôi động nhưng Gen Z vẫn luôn biết cách sống "yên bình". Đồng thời, mạng xã hội không phải là phương thức liên lạc duy nhất, vì vậy, có thể nói rằng động thái "che giấu hành tung" này của các bạn trẻ là vô hại. Không có gì bất hợp lý khi tất cả những gì bạn muốn chỉ là sự riêng tư.

Giới trẻ ngày nay: Thức khuya lướt mạng xã hội là một hình thức bù đắp cho bản thân?

Người dùng cho rằng Facebook là "mạng xã hội dành cho người già"

Quyền lực vô hình của các ứng dụng mạng xã hội

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ