Gen Z chấp nhận mức học phí cao vì "tiền nào của nấy!" hay vẫn có những khúc mắc về vấn đề chất lượng đào tạo tương đương với "giá tiền"?
Khi kinh tế ngày càng phát triển, con người càng có nhu cầu cao hơn về mặt học tập thì cũng là lúc nhiều ngôi trường quốc tế, những trường dân lập được mở ra nhằm đáp ứng điều này. Hiện nay ở Việt Nam đã có rất nhiều trường Đại học theo hướng đào tạo quốc tế, cơ sở vật chất tối ưu, môi trường học tập chuyên nghiệp. Song các sinh viên theo học tại đây cũng phải trả một khoản học phí rất cao.
Thế hệ Z đã tạo ra nhiều góc nhìn mới mẻ về giáo dục bậc đại học. Qua đó, các cơ sở giáo dục đã thay đổi, cải tiến mô hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Sinh viên gen Z luôn quan tâm đến học phí và các khoản nợ khi lên đại học. Họ chấp nhận chi trả mức học phí "đắt đỏ" để nhận về chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất đáp ứng những nhu cầu mà sinh viên mong muốn, kỳ vọng.
Những trường Đại học với chi phí đắt đỏ lên đến hàng trăm triệu thậm chí là cả tỷ cho một năm học sẽ có chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ và cả chất lượng đầu ra như thế nào? Cùng lắng nghe các bạn Gen Z về việc chi trả các khoản học phí cùng nhũng đều nhận lại được về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục.
Nội dung liên quan
Bên cạnh hài lòng về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất tốt thì học phí vẫn luôn là những con số hữu hình trong mỗi cô cậu sinh viên. Nó vừa là động lực để mỗi Gen Z cố gắng nổ lực học tập, nhưng đồng thời đó cũng là nỗi lo, áp lực mang tên rớt môn.
Những ngôi trường "sang-xịn-mịn" mà Gen Z theo học, cùng nghe "người trong cuộc" lên tiếng, để xem mình có cơ hội nào để lọt chân vào những ngôi trường này ngoài "nhà có điều kiện" hay không?
Nguồn: TH&PL