“Ganh đua” là công cụ duy nhất dẫn đến thành công?

Chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp được rất nhiều những cá thể hiếu thắng, hiếu chiến, chỉ muốn mình hơn người khác, luôn căng thẳng, lo lắng và cảm thấy bất an khi mình thua kém một ai đó,...

“Ganh đua” là công cụ duy nhất dẫn đến thành công?

Xã hội ngày càng phát triển, hi vọng và niềm tin bố mẹ đặt nơi con trẻ cũng nhiều hơn rất nhiều lần so với khoảng thời gian trước. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ thường có sự thúc đẩy con trẻ thực hiện một việc gì đó bằng cách hứa hẹn tưởng thưởng, và đe dọa trừng phạt trong trường hợp con trẻ làm một việc gì đó dưới mức độ được trông đợi. Lúc nào, chúng ta cũng muốn con của mình làm tốt, tốt hơn, và tốt hơn nữa. Vô hình chung, chiến lược nuôi dạy này mang lại một hiệu quả rất rõ rệt chính là “sự ganh đua”. 

Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp được rất nhiều những cá thể hiếu thắng, hiếu chiến, chỉ muốn mình hơn người khác, luôn căng thẳng, lo lắng và cảm thấy bất an khi mình thua kém một ai đó,... Và chính bản thân của chúng ta, đôi lúc, ta cũng như vậy! Ở bất kì độ tuổi, bất kì giai cấp giàu nghèo nào trong Xã hội, sự “ganh đua” luôn hiện hữu rất rõ. 

ganh dua la cong cu duy nhat dan den thanh cong - anh 0

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của so bì và đua tranh. Chúng ta được dạy rằng nếu không có tinh thần ganh đua thì sẽ vô tình mất đi một động lực để mình cố gắng. Sự ganh đua đó giống như chuẩn mực để bạn cần cố gắng thêm bao nhiêu, thêm bao lâu để làm tốt hơn những người bên cạnh đã đạt được. Đó là biện pháp chúng ta thường nghĩ có thể thúc đẩy con người nỗ lực hoàn thiện bản thân; giúp tạo ra một môi trường nhiều những kì vọng tốt đẹp và nhờ đó các tiêu chuẩn không ngừng được nâng cao. Vậy “ganh đua” liệu có phải là con đường duy nhất mang lại cho bạn thành công trong cuộc sống?

"Ganh đua" chúng ta được và mất gì?

Xét cho cùng, tính ganh đua trong chừng mực nhất định sẽ là động lực giúp con người tiến lên. Thực tế cho thấy những người thích ganh đua luôn chủ động trong việc hoàn thành nhiệm vụ, tự giác trong suy nghĩ để tìm ra cách thức nào đem lại kết quả tốt nhất, nhanh nhất có thể. Hơn nữa, theo một khía cạnh khác, “ganh đua” , chính là sự cạnh tranh để giành lấy phần hơn một cách lành mạnh và chính đáng, là động lực mạnh mẽ để phát triển, mang đến sự phát triển chung cho toàn xã hội. Vì muốn có được kết quả tốt trong công việc,sự thăng tiến trong sự nghiệp, sự công nhận của xã hội, mỗi cá nhân sẽ tìm mọi phương tiện để hoàn thiện chính mình, hoàn thành mỹ mãn trách nhiệm mà mình được giao phó, luôn khám phá và sáng tạo. 

Ở nước Mỹ, có một giá trị Văn hóa đặc trưng cho nền văn hóa phương Tây mà chúng ta thường hay nhắc đến, đó là chủ nghĩa “phóng khoáng”. Chủ nghĩa này đề cao tự do cá nhân và khuyến khích sự cạnh tranh, tạo điều kiện cho từng cá nhân trong xã hội phát triển chính là điều kiện tiên quyết, là nền tảng vững chắc nhất cho sự thịnh vượng và thăng tiến của toàn xã hội.” 

ganh dua la cong cu duy nhat dan den thanh cong - anh 0

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều vô tình để cho sức ép của sự ganh đua, so bì đè nặng lên vai, ghen tỵ với người khác, hoài nghi về bản thân, cảm thấy tự ti và kém cạnh. “Ganh đua” có thể là động lực thúc đẩy chúng ta vươn tới những tầm cao mới thì nó cũng tạo nên tâm lý hơn thua và khiến ta lo lắng. Sự “ganh đua” không kiểm soát sẽ khiến chúng ta sinh ra tính đố kỵ, ganh ghét. Lòng đố kỵ như ngọn sóng âm ỉ trong lòng, nếu không chế ngự kịp thời sẽ bùng phát thành con sóng lớn, gây tác hại khó lường.

Đứng trước tài năng hay thành tựu của người khác, người có lòng đố kỵ luôn cảm thấy khó chịu và không công nhận những điều ấy. Họ tìm cách nói xấu đối phương, hạ thấp giá trị và coi thường những thành quả mà người đó đạt được. Từ xa xưa đến nay, ông cha ta đã có rất nhiều câu để nói về lòng đố kỵ như: “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”... Thế mới thấy, đố kị chẳng còn xa lạ trong cuộc sống nữa. Một người nếu cứ mãi đố kị với cuộc sống của người khác thì bản thân cuộc sống của họ sẽ luôn cảm thấy không hạnh phúc. Đặc biệt là nó sẽ làm nảy sinh những trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi thậm chí tồi tệ hơn là rơi vào trạng thái trầm cảm. Ảnh hưởng đến tâm lý sẽ dẫn đến những hành vi cực đoan, không chỉ là hại đến người khác mà còn làm hại đến chính mình. 

ganh dua la cong cu duy nhat dan den thanh cong - anh 0

Sự ganh tị không những có khả năng phá vỡ những mối quan hệ tốt đẹp nhất,mà còn phá hoại nhân cách của chính người đó. Sự ganh tị có thể là khởi nguồn cho những hành động xấu xa và độc ác không thể kiểm soát. Ta có thể tưởng tượng,nếu trong một công ty, một tổ chức mà các thành viên luôn ganh ghét, tị hiềm nhau thì môi trường làm việc ở đó khủng khiếp đến thế nào. Nó phá đổ những tình cảm tốt đẹp và niềm tin của con người. Thật vậy, sự ganh tị không đơn giản làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm tồi tệ, làm bại hoại nhân cách của con người mà còn là phản lực kìm hãm mọi sự phát triển, tàn phá đạo đức xã hội và làm đình đốn mọi nỗ lực phát triển đất nước.

Cách hạn chế cảm giác ức chế, ganh tị 

1. Dừng sống trong thế giới của những so sánh

Thế giới này nơi mà cuộc sống của mỗi người được chia sẻ với mọi người qua các mạng xã hội, thật dễ dàng để luôn so sánh bản thân bạn với những người ngang hàng và những đối thủ của bạn. Nếu cạnh tranh lành mạnh là dấu hiệu tốt, thì hiển nhiên đó không phải là đố kỵ. Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống, hãy đấu tranh với chính mình. Hãy so sánh với quá khứ của chính mình và cố gắng hơn nữa mỗi ngày. Điều đó sẽ giúp bạn trở thành người giỏi nhất bạn có thể tránh được việc trở thành nạn nhân của sự ghen tị nhỏ nhặt. 

2. Yêu cuộc sống của chính bản, yêu bản thân của bạn nhiều hơn

Hãy yêu bản thân và tôn trọng cuộc sống của chính bạn. Nếu bạn không hạnh phúc. Hãy chọn một con đường mới mà bạn yêu thích. Khi bạn tôn trọng chính mình, bạn sẽ không đố kỵ nhiều nữa. Bạn có thể thèm muốn, nhưng không phải là đố kỵ bởi vì bạn tin vào năng lực của chính mình. Nếu ai đó tốt hơn bạn, đó là lý do để bạn ước muốn được như họ và làm việc chăm chỉ hơn, chứ không phải ghen tị và mong ước họ kém đi.

ganh dua la cong cu duy nhat dan den thanh cong - anh 0

3. Sống tích cực hơn từng ngày 

Hãy tự tin và theo đuổi những giấc mơ của chính mình. Ghen  tị là một cách chấp nhận sự thất bại. Tại sao bạn ghen tị? Phải chăng bạn nghĩ rằng một ngày nào đó bạn có khả năng đạt được những ước muốn giống như người mà bạn đố kỵ? Lòng ghen tị là phản ứng tiềm thức trong suy nghĩ của bạn khi bỏ cuộc và than vãn về cuộc sống bất công. Đừng khuất phục nó. Thay vào đó, hãy đi ra ngoài và cải thiện mình tốt hơn.

ganh dua la cong cu duy nhat dan den thanh cong - anh 0

Steve Job, người sáng lập hãng Apple, từng nói: “Chúng ta có thể thành công bằng con đường riêng của mình mà không nhất thiết phải đi theo hay cạnh tranh với ai”. Điều đó có thể khẳng định rằng, “ganh đua” không phải là công cụ duy nhất đưa chúng ta đi đến thành công! Chúng ta hãy cùng “ganh đua” đúng cách, cùng phấn đấu để giúp ích cho nhiều người và cho cuộc sống. 

Xu hướng phát triển bản thân của Gen MZ: từ trở thành người mà xã hội muốn đến thay đổi vì chính mình

Đừng để bị tụt hậu: Gen Z muốn những trải nghiệm shopping khác biệt hơn

5 tuyệt chiêu giao tiếp "vượt thế hệ" cho Gen Z nơi công sở

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ