Drama "nói xấu" trên TikTok: Lời xin lỗi nói ra vội vàng sẽ chỉ là lời bao biện?

Drama về nhóm TikToker vẫn đang gây nên rất nhiều những ý kiến tranh cãi, dù sự thật vẫn chưa rõ ràng nhưng có thể thấy lời xin lỗi đang mất dần đi giá trị.

Cộng đồng mạng thời gian gần đây vừa xôn xao trước thông tin tồn tại một nhóm bao gồm những TikToker quen thuộc với giới trẻ được tạo nên với nội dung để soi mói, bình phẩm người khác. Sự việc nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, một số cá nhân trong sự việc cũng đã lên tiếng thừa nhận sai phạm và công khai xin lỗi thông qua TikTok cùng các trang mạng xã hội khác.

Song đó, thì drama vẫn được tiếp tục được diễn ra sôi nổi khi những người liên quan đến sự việc hay cộng đồng người tham gia TikTok không chấp nhận những hành vi trên và cho rằng lời xin lỗi không có sự chân thành. Sau những lùm xùm những ngày qua, ta có thể thấy một bộ phận người trẻ ngày nay đang dần đánh mất giá trị của lời xin lỗi và xem nhẹ bản chất thật sự của chúng.

drama noi xau tren tik tok loi xin loi noi ra voi vang se chi la loi bao bien - anh 0
Hamid lên tiếng và xác nhận là người đã nói xấu những Tiktoker khác trong một group chat, cậu nhận hoàn toàn lỗi sai và mong những "anh chị" bỏ qua 

Lời xin lỗi dễ dàng nói ra nhưng có thật sự nhận ra lỗi sai?

Những ồn ào trên vẫn chưa thể phân định được đúng sai, nhưng việc giải quyết những mâu thuẫn thông qua nền tảng mạng xã hội ở một số cá nhân đang có vấn đề. Bởi lẽ, mọi thứ cần có được sự rõ ràng và trực tiếp mới có thể đưa đến việc xử lý một cách hiệu quả, đó là chưa kể một môi trường như TikTok lại mang đến vô số những luồng dư luận trái chiều và các ý kiến tiêu cực khác nhau.

drama noi xau tren tik tok loi xin loi noi ra voi vang se chi la loi bao bien - anh 0
Việc mang lời xin lỗi lên một nền tảng như TikTok chỉ đang khiến mọi thứ trở nên nghiêm trọng bởi dư luận (Nguồn ảnh: YBOX)

Bên cạnh đó, những đoạn clip kéo dài vài giây với những lời xin lỗi được nói ra một cách dễ dàng vẫn chưa thể nào nhận định được một ai đó có thể nhận ra lỗi sai của mình. Có thể thấy lời xin lỗi đang không còn có được trọng lượng vốn có khi nó đang dần bị "bình thường hóa" trong cách giao tiếp và ứng xử của con người trong xã hội ngày nay.

Vẫn biết rằng làm sai phải xin lỗi hay những lời nói như vậy thể hiệu cho phép lịch sử tối thiểu của con người nhưng đừng vì những điều này mà đánh mất đi sức nặng của chúng. Lời xin lỗi có thể nhẹ nhàng trong những lời chúng ta nói ra, song phải đi kèm với trách nhiệm dành cho hành vi bản thân đã gây ra, thay vì chỉ là phương tiện để lấp đầy những lỗi lầm của bản thân.

drama noi xau tren tik tok loi xin loi noi ra voi vang se chi la loi bao bien - anh 0
Lời xin lỗi là sự văn minh trong ứng xử nhưng đừng tùy tiện để khiến chúng mất đi sức nặng (Nguồn ảnh: MissLunaRose)

Chính việc một số người không nhận thức được giá trị của lời xin lỗi khiến việc phạm phải sai lầm cứ diễn ra liên tục, thậm chí trở nên bình thường và không thực sự có sự hối lỗi nào. Chúng đang dần chỉ dừng lại ở một lời nói rất bình thường trong ứng xử, thay vì xuất phát từ những suy nghĩ và nhận thức bên trong về những hành vi, việc làm của bản thân.

Xin lỗi không phải cách để bao biện cho những việc làm sai trái

Một thực tế có thể nhận thấy trong cách ứng xử là con người dễ dàng nói rõ lời xin lỗi và rồi phủ bỏ mọi trách nhiệm, cho rằng đã xin lỗi nên được tha thứ. Chính tâm lý này khiến con người ta không còn có sự cẩn trọng trong mọi suy nghĩ và hành vi, đến lúc có sự vi phạm thì lại mang lời xin lỗi nhưng một rào chắn ngăn bản thân khỏi những trách nhiệm mà mình vốn phải nhận lấy.

Nhiều người còn dùng chính sức nặng của lời xin lỗi tác động ngược lại với người khác để buộc họ chấp nhận những điều bản thân đã gây ra.

drama noi xau tren tik tok loi xin loi noi ra voi vang se chi la loi bao bien - anh 0
Đừng xem những lời xin lỗi của bản thân như cách để phủ nhận trách nhiệm với những điều mình gây ra (Nguồn ảnh: Verywellmind)

Việc dùng mạng xã hội hay dư luận làm một minh chứng cho lời xin lỗi còn cho thấy sự thiếu tôn trọng trong việc thừa nhận sai lầm của bản thân. Chúng ta cần nhìn nhận thực tế rằng đó chỉ nên là môi trường đính chính thông tin sai sự thật xoay quanh sự việc, thay vì tìm đến chúng như một "tòa án" để phân định người đúng kẻ sai trong mọi sự việc.

Đồng ý rằng có lỗi sai phải chấp nhận thừa nhận và lời xin lỗi được xem như câu nói để xoa dịu mọi sự xung đột nhưng nếu nó xuất phát từ sự thiếu chân thành, hời hợt hay nói cho có thì chúng lại đang cho thấy sự xuống cấp của văn hóa ứng xử. Suy cho cùng xin lỗi vẫn buộc phải đi kèm theo những trách nhiệm của bản thân hay đơn giản là lời hứa về sự khắc phục.

drama noi xau tren tik tok loi xin loi noi ra voi vang se chi la loi bao bien - anh 0
Hơn hết là lời xin lỗi vẫn phải đi kèm với trách nhiệm mà bản thân vốn phải nhận lấy (Nguồn ảnh: The New York Times)

Đừng xem đây như biện pháp cuối cùng để "chữa cháy" tức thời, trước khi đưa ra lời nói xin lỗi hãy có được suy nghĩ, nhìn nhận lỗi sai của mình và có được sự lựa chọn thời điểm để nói ra. Lời xin lỗi cũng thể hiện giá trị và nhân cách của mỗi cá nhân nên hãy biết sử dụng đúng cách, hơn hết là không khiến nó trở thành một phản xạ đơn thuần.

Nhận thức đúng về lời xin lỗi và sử dụng chúng thật sự phù hợp

Sự phù hợp ở đây là chúng ta biết lựa chọn hoàn cảnh và thời điểm để nói ra lời xin lỗi một cách chân thành, tất nhiên là vẫn không nên xem nhẹ giá trị của chúng. Mọi lời nói được bộc lộ ra phải có được suy nghĩ về sự tôn trọng cảm xúc của người khác, nhận thấy vấn đề của bản thân và không đánh mất đi giá trị của chính mình.

drama noi xau tren tik tok loi xin loi noi ra voi vang se chi la loi bao bien - anh 0
Trước khi xin lỗi phải có suy nghĩ và nhận thức được việc làm sai của bản thân (Nguồn ảnh: Báo Dân Trí)

Đồng thời, cũng không vì sự áp lực trước lời xin lỗi mà ta dần ngần ngại nói ra những điều này, cách tiếp nhận lời xin lỗi sẽ trở nên đơn giản nếu ta đã thừa nhận được lỗi sai của mình. Đôi khi chỉ một cái gật đầu hay hạ thấp cái tôi của mình xuống, cũng có thể nâng cao giá trị bản thân trong văn hóa ứng xử thông thường và cả một nhân cách cá nhân.

Trong mọi thời điểm thì chúng ta cần học được lời cảm ơn và xin lỗi bởi đó là 2 quy tắc tối ưu nhất cho sự văn minh trong giao tiếp của con người, tạo tiền đề cho việc duy trì những mối quan hệ xung quanh. Không phải lúc nào cũng được phép sử dụng những lời xin lỗi một cách tùy tiện, việc liên tục lập lại chúng lại có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

drama noi xau tren tik tok loi xin loi noi ra voi vang se chi la loi bao bien - anh 0
Bất kể cách xin lỗi nào thì nếu có được sự chân thành và xuất phát từ việc muốn khắc phục hậu quả đều đáng trân trọng (Nguồn ảnh: Phunutoday)

Cuối cùng, lời xin lỗi vẫn cần được chúng ta duy trì trong mọi môi trường và các mối quan hệ trong cuộc sống nhưng hãy biết chọn lọc để có thể nói ra chúng một cách chân thành nhất có thể. Nếu bản thân nhận thấy mình sai thì đừng ngại ngần kiệm lời hay nhận được sự hỗ trợ thì cũng nên cảm ơn một cách sâu sắc, song đó thì mọi lời nói nên được diễn ra trong sự tôn trọng.

Đừng biến lời xin lỗi trở thành một “cụm từ miễn phí”!

Lời xin lỗi rất dễ nói nhưng xin đừng nói một cách thiếu trách nhiệm

Ảnh hưởng tích cực từ văn hóa đại chúng: Biến trách nhiệm học ngoại ngữ thành sở thích!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ