Nhật Bản chi 17 tỷ USD cho Olympic mà khán giả không thể tham dự nhưng đã gây tiếng vang trên toàn thế giới.
Thế vận hội Mùa hè 2020 được tổ chức tại Nhật Bản đã chính thức khép lại vào ngày hôm qua. Một kỳ Olympic có quá nhiều điều đặc biệt từ hình thức tổ chức, nội dung thi đấu cho đến các vận động viên. Cùng nhìn lại chặng đường 16 ngày "phi thường" của Tokyo Olympic 2020 nhé!
Tổ chức Thế vận hội là một quyết định không tưởng
Bạn cảm thấy thế nào về Olympic 2020? Cho dù bạn yêu thích hay ghét bỏ sự kiện này thì bạn vẫn phải thừa nhận rằng Thế vận hội Olympic là một đề xuất "không tưởng". Với 206 đội tuyển cạnh tranh, quy mô tham gia còn lớn và đa dạng hơn cả số quốc gia thành viên của Liên hợp quốc.
Và với "hóa đơn" ước tính tiêu tốn ít nhất 12 tỷ bảng Anh, vượt ngân sách 111%, Nhật Bản có thể dùng số tiền này để mua 300 bệnh viện mới 300 giường hoặc 1.200 trường tiểu học.
Thế vận hội đã luôn như thế và sẽ luôn như vậy. Đó là lý do tại sao khi nhà quý tộc Pháp Pierre de Coubertin lần đầu tiên đề nghị "hồi sinh" Thế vận hội cổ đại trong một bài phát biểu tại Sorbonne vào năm 1892, rất nhiều người trong khán phòng đã nghĩ rằng ông đang nói đùa.
Ngay cả sau khi De Coubertin cố gắng thuyết phục Hy Lạp tổ chức Thế vận hội đầu tiên tại Athens năm 1896, họ vẫn tiếp tục cố gắng trì hoãn. Không có địa điểm thi đấu nào sẵn sàng, chi phí quá cao, quy mô quá lớn, toàn bộ dự án quá tham vọng. Và bây giờ chúng ta vẫn cảm nhận được điều đó. Nhà sử học thể thao David Goldblatt mô tả chính xác Thế vận hội hiện đại là một "sự kiện thương mại hóa hội thi đấu của nhân loại toàn cầu".
Tokyo Olympic 2020 đã "lập" một vài kỷ lục không mong muốn
Trong tuần thứ hai, số ca mắc Covid-19 theo ngày ở Nhật đạt mức cao mới trên toàn quốc. Hơn một phần ba số ca mắc đó ở Tokyo, nơi mà số người nhiễm gần như tăng gấp ba lần trong hai tuần qua. Chỉ 350 hoặc hơn một chút trong số đó có liên quan trực tiếp đến Thế vận hội nhưng điều đó không tính đến các tác động phụ.
Chẳng hạn như các thông điệp hỗn hợp được tuyên truyền bởi Chính phủ như yêu cầu mọi người ở nhà và tuân thủ quy định giãn cách xã hội trong khi họ tổ chức hai ngày lễ quốc gia để kỷ niệm sự mở màn của sự kiện lớn nhất thế giới này.
Một "bữa tiệc" tiêu tốn hơn 6 tỷ đô la Mỹ tiền công quỹ nhưng người dân lại không thể tham gia. Sự tức giận là điều có thể hiểu. Đây là điểm buồn nhất của Thế vận hội này. Tất cả phụ huynh và trẻ em chờ đợi bên ngoài hàng rào Olympic, cố gắng nhìn thoáng qua những gì đang diễn ra bên trong, rất nhiều người xếp hàng để chụp ảnh qua lưới kim loại được chắn giữa họ và Sân vận động diễn ra Olympic.
Nó cũng tạo ra một số khoảnh khắc siêu thực. Vào cuối tuần đầu tiên, khu vực duy nhất của bờ biển Tsurigasaki không đông đúc là khu vực dành riêng cho những người có vé xem lướt sóng Olympic.
Hình ảnh tất cả khán đài trống, đồng nghĩa với việc Thế vận hội luôn tồn tại song song với lời hứa về những kỳ tích mà sự kiện này có thể tạo ra. Quyết định không cho bất kỳ khán giả nào, dù đã giảm sức chứa, càng khó hiểu hơn vì các rạp chiếu phim và phòng hòa nhạc vẫn mở cửa hoạt động quanh thành phố. Có lẽ, đây là hệ quả của sự không thống nhất ý kiến giữa Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và chính phủ Nhật Bản.
IOC sẽ tiếp tục hoạt động bất kể danh tiếng có bị tổn hại như thế nào, họ luôn như vậy. Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sẽ bắt đầu sau sáu tháng nữa và sẽ mang đến những thử thách hoàn toàn mới.
Sau tất cả, Nhật Bản đã nhận được gì?
Kỷ lục mới về huy chương, vô vàn nội dung mà không chỉ họ, tất cả mọi người đều háo hức được thưởng thức. Trong hầu hết tất cả các ngày, độ phủ sóng Olympic đạt hơn 85 triệu người Nhật Bản, tức là hơn 2/3 dân số. Tất nhiên, đây là một sự kiện thể thao ngoạn mục và là một sự kiện giải đáng hoan nghênh cho những người đang mệt mỏi trên toàn thế giới.
Bạn có thể chọn ra nội dung yêu thích của riêng mình, cho dù đó là nội dung của một trong ba huy chương vàng mà Elaine Thompson-Herah giành được trong cuộc chạy nước rút. Trong năm chiếc huy chương vàng mà Caeleb Dressel giành được trong môn bơi Olympic, hay nội dung trượt ván đường phố nữ mà Momiji Nishiya giành được huy chương, hay bất kỳ một trong 330 huy chương vàng khác đã được trao trong hai tuần qua.
Tokyo 2020 không chỉ đơn giản là thể thao mà còn hơn thế nữa
Chủ tịch IOC, Thomas Bach, khẳng định Thế vận hội đã đem đến "hy vọng và niềm tin không chỉ cho hoạt động Olympic mà còn cho toàn thế giới".
Đội trưởng Jerry Tuwai của đội bóng bầu dục bảy người Fiji từng chia sẻ sau khi đội của anh giành chiến thắng, rằng: "Nó thật đặc biệt. Nhưng huy chương vàng không thể thay thế cho đời người".
Đồng đội của Tuwai, Asaeli Tuivuaka, cũng xúc động nói về những gì anh ấy đã trải qua trong vài tháng qua. Tuivuaka mất cha trong trận đại dịch và anh đã không gặp cậu con trai một tuổi của mình trong suốt năm tháng vì phải cách ly cùng các thành viên khác trong đội: "Tôi thậm chí còn không thể hôn tạm biệt con khi tôi rời đi…".
Và với nhiều người, đây chính là chủ đề chính của Thế vận hội lần này. Xuất hiện ngay từ lúc bắt đầu, khi Adam Peaty giành được huy chương vàng đầu tiên cho Vương quốc Anh. Peaty nói về việc anh đã phải cân bằng việc luyện tập trong thời kỳ giãn cách với việc lần đầu tiên làm bố: "Cảm giác như năm ngoái chúng tôi bị bao vây vậy. Có những ngày tôi thức dậy và nói rằng: 'Mệt mỏi quá, thực sự rất mệt mỏi'. Có quá nhiều thử thách và có cả những sự suy sụp chết tiệt nữa".
Cùng với đó, Tom Dean - người giành Huy chương vàng ở nội dung bơi 200 mét tự do nam - cũng chia sẻ về việc anh ấy đã bị bệnh nặng khi mắc Covid đến mức anh ấy từng không chắc mình có thể đến được Tokyo.
Còn có lời chia sẻ từ vận động viên bóng chuyền bãi biển người Séc Marketa Slukova, người đã bị buộc phải rời khỏi cuộc thi khi cô có kết quả dương tính với Covid hai ngày trước trận khai mạc: "Chúng tôi đã khóc, rồi thề, rồi lại khóc".
Có cả lời tri ân của Tom Daley sau khi anh giành huy chương đồng ở nội dung lặn 10m nam: "Tôi đã bước vào Thế vận hội Olympic sau 18 tháng bấp bênh và mọi vận động viên Olympic có mặt ở đây đều nên vô cùng tự hào về sự thật rằng họ đã đến được đây".
Và vẫn là nó nhưng theo một cách khác, Simone Biles lại quyết định lùi lại khỏi cuộc thi Olympic vì ưu tiên sức khỏe tinh thần.
Có điều gì đó không thể phủ nhận là ngớ ngẩn và bê tha khi lo lắng về việc ai sẽ giành chiến thắng giữa đại dịch toàn cầu, khi mà rất nhiều người dân địa phương đã kiên quyết phản đối việc tổ chức Thế vận hội. Peaty đã từng nói rằng: "Các vận động viên phải ích kỷ".
Nội dung liên quan
Nhưng rồi một trong những khoảnh khắc quyết định của Olympic 2020 lại là khi Mutaz Barshim và Gianmarco Tamberi lựa chọn cùng chia sẻ huy chương vàng môn nhảy cao. Và sau khi lắng nghe tất cả các đối thủ cạnh tranh, từ tất cả các quốc gia đó, chia sẻ câu chuyện của riêng họ về cách họ và những người xung quanh họ đã phải vật lộn như thế nào trong 18 tháng qua, bạn sẽ cảm thấy như bản thân có quan hệ huyết thống với họ và giữa họ vậy.
Một thông điệp mà được truyền tải bằng hàng chục ngôn ngữ khác nhau: "Rất khó nhưng chúng tôi đều đang kiên trì". Và nó thể hiện rằng ý thức về đại dịch như một vấn đề được chia sẻ giữa tám tỷ người. Chính vì thế mà dường như những sự kiện thể thao này đang tiến gần hơn đến việc đạt được tính phổ biến toàn cầu hơn bao giờ hết - điều mà IOC mong muốn.
Nguồn: TH&PL