Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, nỗi sợ học tiếng Việt.
Thi đại học luôn được xem là một dấu mốc vô cùng quan trọng đối với mỗi cô cậu học sinh. Trong đó, việc ôn luyện và chinh phục những ngôn ngữ mới cũng là một thử thách tương đối lớn đối với học sinh, sinh viên. Vừa qua, kỳ thi chuyển cấp của học sinh Hàn Quốc đã diễn ra, đây được xem là một kỳ thi vô cùng khốc liệt và gần như bào mòn, đánh đổi rất nhiều thứ đối với các bạn học sinh tại xứ sở kim chi.
Kỳ thi chuyển cấp của Hàn Quốc còn được gọi với cái tên "Suneung", kéo dài 9 giờ đồng hồ. Kỳ thi Suneung gồm các môn như Địa lý Hàn Quốc, Đạo đức và tư tưởng, Luật pháp và chính trị, lịch sử thế giới cùng nhiều lĩnh vực khác.Nó không chỉ là cơ hội để các thí sinh tranh suất vào đại học hàng đầu, mà còn là chìa khóa để nâng cao địa vị xã hội, sự nghiệp đáng mơ ước, thậm chí triển vọng trong hôn nhân.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng đào tạo học sinh, giáo dục đa văn hóa với việc dạy nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Có thể thấy người Việt học tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung,...thì học sinh Hàn Quốc cũng tương tự như vậy, họ cũng có những trải nghiệm thi cử như IELTS, TOEFL của Tiếng Anh, HSK của tiếng Trung hay TOPIK của tiếng Hàn...
Tronng kỳ thi "Suneung" tổ chức ngày 18/11 vừa qua, điều làm nhiều người Việt xôn xao là bài thi tiếng Việt tự chọn "làm khó" các nam sinh, nữ sinh của Hàn. Năm nay, đề thi môn học này vẫn giữ vững phong độ tương đối khó. Người Việt đọc vào đề thi cũng hoang mang và tự đặt câu hỏi "liệu rằng mình đã hiểu hết tiếng mẹ đẻ?".
Bài thi Tiếng Việt của kỳ thi đại học Hàn Quốc 2022 có 30 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 40 phút bao gồm các dạng Điền âm tiết còn thiếu vào từ vựng; Chọn từ đúng để hoàn thành câu; Chọn cả cụm từ để hoàn thành câu; Trả lời câu hỏi với gợi ý; Chọn câu hỏi thích hợp để hoàn thành bài đọc; Chọn nội dung đúng nhất của bài đọc; Sắp xếp thứ tự đoạn hội thoại sao cho logic và phù hợp; Chọn câu đúng miêu tả bức tranh; Chọn nội dung không có trong bài đọc.
Nội dung liên quan
Có thể thấy, bài thi này đã phần nào nói lên được độ khắc nghiệt và tính cạnh tranh cao đối với các sĩ tử khi tranh vé vào những ngôi trường danh tiếng bậc nhất tại Hàn Quốc. Đề thi này đối với người bản xứ có lẽ sẽ được đánh giá tương đối dễ thở nhưng so với người Hàn thì đây là một bài thi khó đạt được trọn điểm.
Vì "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" những câu hỏi liên quan đến ngữ pháp, từ vựng, kết cấu câu,.... cũng khiến nhiều người Việt phải bối rối, quan trọng hơn trong mắt người nước ngoài thì điều này thực sự rất khó. Những câu hỏi được đưa ra trong ngữ cảnh là một mẩu hội thoại cũng khiến khiến người trả lời phải đắn đo, suy nghĩ í vì nó tương tự, gần như đồng nghĩa,...
Được biết, xu hướng những năm gần đây, tiếng Việt được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn là ngôn ngữ thứ 2 để học và tìm hiểu về văn hóa và con người Việt Nam. Tại Hàn Quốc, tiếng Việt còn được đưa vào danh sách các môn Ngoại ngữ 2 trong kỳ thi Đại học, cùng với Tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập.
Cộng đồng mạng Việt Nam đã rất xôn xao khi đọc đề và tự hào chia sẻ:
"Mình là người Việt học tiếng Việt từ nhỏ giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Việt mới thấy dễ chứ cái này người nước ngoài khóc thét đấy".
"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Chắc các bạn ấy phải vất vả lắm!".
"Cấu trúc tương tự y hồi mình thi Topik I. Chắc đây là format chung của đề thi khảo sát năng lực ngôn ngữ của Hàn. Thực ra đề này chắc cũng chỉ tầm sơ cấp tiếng Việt thôi, vì đọc hiểu khá dễ và nhiều đáp áp còn viết hoàn toàn bằng tiếng Hàn, hoặc trộn lẫn tiếng Việt và tiếng Hàn. Bạn nào muốn xem đề thi khảo sát tiếng Việt cho người nước ngoài thì có thể lên google tra đề thi năng lực tiếng Việt, cô mình bảo ai đạt 6/6 bậc tiếng Việt thì hơn nhiều người Việt luôn ấy".
"Mình người Việt nhìn còn ngất vậy mà các bạn học chắc cũng ngất ngây lắm!".
Nguồn: TH&PL