Đạo lý sống đẹp có phải công cụ để "makeup" cho mỗi người trên mạng xã hội?

Không phải tự nhiên mà người ta lại có ác cảm với cụm từ "nói đạo lý"!

Liên quan đến vụ việc bé gái N.T.V.A. (8 tuổi) nghi bị "mẹ kế" bạo hành đến chết tại TP.HCM khiến dư luận phẫn nộ, theo tình tiết mới nhất của sự việc, cơ quan Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã bắt khẩn cấp nghi phạm V.N.Q.T. (26 tuổi) - vợ sắp cưới của bố ruột bé A. để điều tra. Tại cơ quan công an, T. thừa nhận đã bạo hành bé A. dẫn đến tử vong.

Sau khi thông tin về vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạn gái của bố bạo hành đến tử vọng được chia sẻ rộng khắp trên mạng xã hội, nhiều người đã nhanh chóng tìm thấy tài khoản Facebook được cho là của Q.T. 

Trên trang cá nhân, người "mẹ kế" của bé A thường xuyên chia sẻ cuộc sống xa hoa với những bức hình lung linh. Ở phần mô tả tiểu sử trên trang cá nhân, Q.T viết: "I am not trying to give an image of a fairytale, perfect, everything else, I am just being myself", tạm dịch: "Tôi không muốn tạo ra hình ảnh cổ tích, hoàn hảo hay bất cứ thứ gì khác. Tôi chỉ đang là chính mình".

dao ly song dep co phai cong cu de makeup cho moi nguoi tren mang xa hoi - anh 0
V.N.Q.T. với cuộc sống sang chảnh trên mạng xã hội (Ảnh: FBNV)

Nhiều người nhanh chóng cho rằng, Q.T chỉ đang cố gắng tạo hình ảnh tốt đẹp trên mạng xã hội, còn nhân cách thực tế thì đã "mục rữa" từ lâu. Vậy chăng, đạo lý, sống đẹp có phải thứ dùng để "makeup" cho mỗi người trên mạng xã hội?

Vỏ bọc "tốt lành" của người mẹ kế

Đạo lý thường được biết đến là những lời hay ý đẹp về cách làm người với những khuôn phép và đạo đức ở đời. Những câu nói đạo lý thường được thốt ra từ những người thành công, đạo mạo trong cuộc sống. Theo đó, nhưng câu nói đầy tính răn dạy làm người này luôn được người đời trọng dụng và học để làm theo.

Tuy vậy, khi xã hội ngày càng phát triển, "đạo lý" ngày càng biến tướng trở thành một "vỏ bọc" hoàn hảo để người ta tự do tô vẽ lên cho cuộc sống của mình. Không phải tự nhiên mà ngày nay nhiều người lại nói rằng: "Phàm những người hay nói đạo lý thường là tiểu nhân".

dao ly song dep co phai cong cu de makeup cho moi nguoi tren mang xa hoi - anh 0
Hình ảnh bé A. bị mẹ kế đánh dập với những vết bầm tím khắp cơ thể trước khi đưa vào bệnh viện (Nguồn ảnh: VTC News)

"Mẹ kế" trong câu chuyện bạo hành bé gái đến chết ở TP.HCM là một ví dụ điển hình cho câu nói này. Bên cạnh việc vẽ lên một cuộc sống xa hoa, sang chảnh với những bức hình hút mắt thì Q.T còn "đính kèm" những dòng trạng thái sặc mùi đạo lý. Dân mạng vì quá bức xúc nên đã nhanh chóng "vạch trần" sự giả tạo của "mẹ kế". 

Đỉnh điểm của vỏ bọc đạo lý đầy giả tạo này là việc Q.T từng đăng đàn bóc phốt người giúp việc vì thường nạt nộ, chửi bới bé A. nhưng bản thân lại bạo hành con tàn nhẫn đến mức tử vong. 

dao ly song dep co phai cong cu de makeup cho moi nguoi tren mang xa hoi - anh 0
Bài đăng bóc phốt người giúp việc của Q.T vào 30/10/2020 (Ảnh: Kenh14)

Sau màn bóc phốt, bạn gái của bố đã cho người giúp việc này nghỉ làm và không tuyển thêm bất kì ai nữa. Đồng thời, những công việc trong nhà đành dồn hết sang cho cô bé A mới 8 tuổi. Bằng chứng là tấm bảng ghi rõ đầu công việc phải làm được treo trong nhà. Đồng thời, một số người hàng xóm cũng lên tiếng xác nhận từng "nhiều lần' bắt gặp cô bé 8 tuổi phải một mình xách túi rác đi bỏ vào lúc 10h tối.

dao ly song dep co phai cong cu de makeup cho moi nguoi tren mang xa hoi - anh 0
Lịch làm việc nhà của bé gái (Ảnh: Facebook)

Có phải những người nói đạo lý, vẽ cuộc sống xa hoa thường "sống ngược"?

Có nhiều người nói đạo lý cốt để che đậy bản thân học nông, hiểu ít và và bản tính xấu xí của mình. Tuy nhiên, không phải ai nói đạo lý cũng sống tệ, nhưng hiện thực "nói được làm không được" hoặc "nói đạo lý để làm vỏ bọc cho bản thân" lại như một làn sóng đang lên giữa thế kỉ 21 khiến lòng người giữa người với nhau trở nên thiếu sự tin cậy. 

Trước khi sa lưới pháp luật, những "chuyên gia đọc lệnh" hay những "ông chủ" sàn giao dịch tiền ảo thường khoe cuộc sống sang chảnh với những bộ cánh hàng hiệu đắt tiền, xe sang nhà đẹp. Không chỉ vậy mà các đối tượng này còn thường lên mạng xã hội rao giảng đạo lý và dạy cách kiếm tiền thần tốc. Đó là những chiếc bẫy được giăng sẵn chờ con mồi… 

dao ly song dep co phai cong cu de makeup cho moi nguoi tren mang xa hoi - anh 0
Những hotgirl đọc lệnh với những dòng trạng thái sặc mùi đạo lý và cuộc sống giàu sang để săn mồi (Ảnh: Facebook)

Xã hội ngày càng hiện đại, giới trẻ bây giờ cũng văn minh và thông minh hơn nhiều. Chuyện thật giả, chiêu trò cũng khó lòng "tồn tại" trơn tru giữa mạng xã hội đầy sự phán xét và bóc mẽ. Vỏ bọc tính cách hay cuộc sống giàu sang được dưng lên sau cùng chỉ là "múa rìu qua mắt thợ". 

Trở về với câu chuyện "mẹ kế" và bé gái đáng thương, ngoài việc lên án hành vi tội ác trên, thì sự việc cũng như một hồi chuông cảnh tỉnh tất cả chúng ta về trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ em. Bởi có những điều chỉ đúng ở một thời điểm nào đó, nhưng hiện tại thì lại đang vô tình dung túng, bao che cho cái ác.

Đừng vội tin tưởng bất kì ai trên thế giới ảo mang tên mạng xã hội, vì phía sau những dòng trạng thái "có cánh" hoặc được cho là tình người đó sẽ là một "thiên thần" hay "ác quỷ" chúng ta không thể biết được...

Vụ bạo hành "mẹ kế con chồng": Xin đừng "bình thường hóa" tiếng khóc của trẻ em!

Vụ bé gái 8 tuổi bị "mẹ kế" bạo hành đến chết tại TP.HCM: Không chỉ có một "thủ phạm"?

Drama hoa hậu bị bạn học tố cáo: Vì sao bạo lực học đường là những điều rất khó quên lãng?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ