Content #StudyHack chỉ tips học đối phó: có phải là dạy hư?

Các mẹo "hay" giúp việc học không còn khổ, điểm số cao không cần cố đang được nhiều TikToker tích cực lăng xê. Liệu đây có phải là "vẽ đường cho hươu chạy"?

Content #StudyHack chỉ tips học đối phó: có phải là dạy hư?

Các nội dung về giáo dục đang ngày càng trở nên phổ biến trên TikTok. Người người, nhà nhà làm video để chia sẻ kỹ năng, truyền tải kiến thức bổ ích, từ khoa học, nghệ thuật, ngoại ngữ cho đến những mẹo vặt cuộc sống như cách kiếm tiền, quản lý thời gian...

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít người, mang tiếng lên TikTok để chia sẻ tips học tập, dạy mẹo hay, nhưng là "hay" cho việc học đối phó, học cho có để qua mắt thầy cô. 

Chỉ mẹo học nhưng không phải để học

Mẹo học tập thường được biết đến như những cách để giúp con người tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Thế nhưng, thay vì hướng đến mục tiêu dung nạp kiến thức, dạo gần đây, trên TikTok lại xuất hiện tràn lan các nội dung dạy "mẹo học" biến tướng, chỉ cách học mà không cần phải học. Nói nôm na là: những ngõ tắt để qua mắt giáo viên, đạt điểm cao mà không cần cố gắng.

Các video này thường chia sẻ cách thức để đối phó với bài tập, thi cử, các lớp học online, tỉ như: "Trang web giúp giải bài tập trong vòng một nốt nhạc", "Mẹo hack mọi đáp án khi học online", "Cách để tránh phải trả lời câu hỏi khi giáo viên gọi", "Làm thế nào khi giáo viên bắt bật camera"...

Bên cạnh sự phổ biến của những nội dung lành mạnh như #LearnOnTikTok, content #StudyHack cũng đang trôi nổi rộng rãi, tiếp cận một lượng lớn người xem mà đa số là học sinh, sinh viên. Chẳng hạn như đoạn clip dạy cách "hack" đáp án bài tập online của tài khoản TikTok @lequang.vinh, hiện đã thu hút hơn 4,6 triệu lượt xem. 

Không những chỉ cách "hack" đáp án, giải bài tập không cần động não, các TikToker này còn hướng dẫn luôn những mẹo phù hợp với học sinh thời Covid-19: che camera khi bị giáo viên bắt mở, mẫu âm thanh "rớt mạng" để tránh câu hỏi của thầy cô... 

Đoạn clip chia sẻ mẫu âm thanh dùng để đối phó giáo viên khi học online của TikToker @nganhuahihi đến nay đã có gần 7 triệu lượt xem và hơn 16,3 nghìn lượt chia sẻ - một con số khủng cho thấy sức lan tỏa của dạng content #StudyHack này. 

Điều đáng nói, những cách thức lươn lẹo, chống đối giáo viên đang được khá nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Bên dưới những video có "mẹo hay", các bạn thường rủ nhau áp dụng, vì biết đâu sẽ hiệu quả như lời quảng cáo: biết cách này đi học không khổ, điểm số cao không cần cố!   

content study hack chi tips hoc doi pho co phai la day hu - anh 0

Vẽ đường cho hươu chạy?

Khi học đối phó là một thực trạng nhức nhối bao đời nay trong giáo dục, thì các video với nội dung lan truyền, hướng dẫn cách học này nghiễm nhiên sẽ vấp phải những luồng ý kiến trái chiều.

Nhiều người cho rằng, đây không khác gì một dạng content bẩn, dạy hư người khác, tiêm nhiễm tư tưởng sai lệch về học tập cho thế hệ trẻ. Không ít các giáo viên khi trông thấy những đoạn clip chỉ mẹo đối phó thầy cô được chia sẻ chóng mặt trên TikTok đã phải bức xúc lên tiếng.

content study hack chi tips hoc doi pho co phai la day hu - anh 0
Những bình luận ngao ngán của các giáo viên khi xem video hướng dẫn cách né tránh trả lời câu hỏi trong tiết học online (Ảnh chụp màn hình).

Một video khác của TikToker @nganhuahihi với nội dung chỉ cách tránh phải bật camera khi học online,  dù đã được đăng tải cách đây 4 tháng nhưng đến nay, đoạn clip này vẫn trôi nổi trên xu hướng của TikTok và chịu nhiều chỉ trích từ cư dân mạng. 

content study hack chi tips hoc doi pho co phai la day hu - anh 0
Không ít người cho rằng, những video này đang dạy hư lớp trẻ.

Để chia sẻ về những bức xúc của mình khi xem qua các dạng nội dung kể trên, TikToker Ngọc Bình đã đăng tải một đoạn clip để đáp trả video đang gây tranh cãi.  

Dưới góc nhìn của một giáo viên, Ngọc Bình cho rằng, nhiều bạn học sinh không hiểu cảm giác của người dạy khi phải một mình tương tác trước màn hình máy tính mà không ai chịu bật camera. Anh cũng nêu lên quan điểm: những video kể trên là dạy hư, vì nhiều bạn học sinh vẫn chưa đủ nhận thức để đưa ra quyết định đúng đắn và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. 

content study hack chi tips hoc doi pho co phai la day hu - anh 0
Một bình luận tiêu biểu phản bác lại những chỉ trích của cư dân mạng (Ảnh chụp màn hình).

Không phải tự nhiên mà những văn hóa phẩm đồi trụy, nội dung cổ xúy các tư tưởng lệch lạc, mê tín dị đoan... lại bị xã hội cấm đoán và lên án. Bởi suy cho cùng, chúng chẳng những không mang giá trị tốt đẹp mà còn có khả năng tác động tiêu cực đến xã hội nói chung và một nhóm đối tượng nói riêng.  

Các video chỉ mẹo để học đối phó cũng tương tự như thế, vừa vô nghĩa, vừa gây hại. Mặc cho hậu quả của thực trạng học lười biếng này luôn được nêu lên đầy rẫy trên các mặt báo và gài gắm bằng nhiều cách thức, không ít bạn trẻ vẫn bỏ ngoài tai để tiếp tục làm những nội dung tuyên truyền, bình thường hóa một tư tưởng học sai lệch.  

Phải chăng, cứ gắn mác "chia sẻ" là có quyền được nói bất cứ điều gì mình muốn nói, làm mọi thứ mình muốn làm? Có những tư duy chưa đủ trưởng thành để phân định đúng sai, có những quan điểm dễ bị lung lay trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lối học đối phó. "Tôi chỉ share thôi, tiếp nhận hay không là quyền của bạn" - lời biện hộ này chẳng qua chỉ là cách để họ trốn tránh trách nhiệm với những ảnh hưởng từ nội dung mà mình đưa ra.  

Học đối phó để sống lưng chừng

Có lẽ ai cũng đã nghe quen câu "Học cho con chứ không phải học cho bố, cho mẹ" của các bậc phụ huynh. Thế nhưng, dạng content #StudyHack vẫn có thể sống tốt trên nền tảng TikTok, chứng tỏ nhiều người vẫn chưa hẳn đã thấm thía câu nói này.

Là một thực trạng nan giải, do đó tác hại của việc học đối phó thì ai cũng biết. Thế nhưng, không nhiều người dám nghiêm túc tưởng tượng cuôc sống về sau nếu lúc đi học chỉ chăm chăm tìm cách chứ không tìm kiến thức.

Đối với một bộ phận học sinh hiện nay thì đích đến của việc học cho qua, học chống đối vẫn còn xa vời. Cái chết của #StudyHack cũng sẽ chỉ tới, khi những tư tưởng học lệch lạc được nhìn nhận nghiêm túc với những hậu quả của nó.

Social Talk: Giáo viên online: Không bằng cấp, sai kiến thức, cà khịa nhau nhưng vẫn bỏ túi 50-60 triệu/tháng?

mới nghe nói: Trung tâm ngoại ngữ trường Đại học top thế giới bất ngờ bị sinh viên tố cáo làm tổn thương lòng tự trọng

mới nghe nói: Netizen phẫn nộ trước TikToker chỉ trích các chiến sĩ "làm màu" khi dùng xe đạp thồ để vận chuyển hàng hóa

mới nghe nói: Cô gái tình nguyện viên nên đôi cùng anh công an trực chốt: Tưởng đâu ngôn tình lại hóa "trà xanh"

Social Talk: Có gì từ vụ Huỳnh Đạt và Phạm Thoại "on the mic" quyết chiến trên livestream

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ