Sài Gòn luôn tử tế với những điều dễ thương như thế này!
Nếu từng là học sinh - sinh viên có lẽ chúng ta đã quá quen với việc đi ra ngoài đường và được đón nhận rất nhiều tình thương, sự "ưu đãi" đặc biệt đến từ những người xung quanh.
Chỉ đơn giản rằng khi còn là học sinh thì chúng ta chưa thể kiếm ra tiền, còn khi đã làm sinh viên thì được ngầm mặc định là "sinh viên nghèo lên thành phố học", thành ra dưới ánh nhìn xã hội, thế hệ học sinh - sinh viên là những cô cậu bé vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh tế gia đình. Do vậy, chúng ta luôn dành sự ưu ái nhất định đối với những đối tượng còn là "mầm non của đất nước" này.
Nội dung liên quan
Mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền một câu chuyện dễ thương đến từ chia sẻ của bạn Nguyễn Hồ Minh Thư. Hiện cô bạn đang là sinh viên năm nhất vừa lên thành phố "hội nhập" cuộc sống sau một khoảng thời gian dài học online vì dịch bệnh.
Nội dung liên quan
Minh Thư chia sẻ câu chuyện của mình như sau:
"Hôm nay mình đã gặp được một tài xế đặc biệt.
Cô có vẻ không rành khu mình ở lắm thì phải, vì cô chở mình về bằng con đường vòng lạ lẫm, mà còn xa ơi là xa giữa cái nắng cháy da cháy thịt lúc mười hai giờ trưa ở Sài Gòn.
Nhưng mình không giận cô xíu nào, thật đấy. Một phần là cung đường vòng cô chở mình về đẹp lắm, một phần là vì những dòng chữ hết sức là "cháo hành" (*) trên vai áo của cô. Trên vai áo của cô có tận hai câu cơ, nhưng mình chỉ kịp chụp dòng chữ phía bên vai trái: "Học sinh không được bo tiền thừa vì vẫn xài tiền của ba mẹ, tiết kiệm tiền của ba mẹ nhé".
Có thể đối với nhiều người thì điều này cũng chẳng to tát gì, nhưng đối với mình - một đứa sinh viên năm nhất mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn thì đây là một tô cháo hành siêu to khổng lồ".
*Cháo hành: Cụm từ giới trẻ dùng để ám chỉ những việc làm tốt.
Lời căn dặn "Học sinh không được bo tiền thừa vì vẫn xài tiền của ba mẹ, tiết kiệm tiền của ba mẹ nhé" khiến nhiều người ấm lòng vì sự dễ thương và tử tế. Đây không chỉ là một lời nhắc nhở mà còn là lời dạy bảo, khuyên nhủ giới trẻ bài học về sự tiết kiệm và biết trân trọng hơn đồng tiền của bố mẹ mình làm ra.
Nội dung liên quan
Bên dưới phần bình luận, nhiều bạn cũng chia sẻ thêm về câu chuyện của mình:
- Trước có lần đi grab cũng nói chú khỏi thối cho con. Nhưng chú không chịu vì con còn đi học.
- Hôm qua mình chuyển trọ, vali với cả 5,6 bao đồ luôn, mình cũng ngại và sợ chú thấy phiền. Vậy mà chú xách đồ giúp mình, bảo đi từ từ thôi con, sinh viên chú không lấy tiền mà con trả app rồi. Chú còn định hoàn tiền lại cho mình nữa. Sài Gòn nhiều lúc ấm áp ghê.
- Mình hiếm khi mới đi xe ôm, hôm ở bến tàu về, điện thoại hết tiền không gọi ba đón được, mấy chú xe ôm lại chèo kéo đi á, mình hỏi giá thì bảo tận 40k, mà nhà mình cách bến tàu chưa đến 5 phút. Mình trả giá 20k không chú nào chịu chở, xong lát có chú kia đồng ý chở mình với giá 20k, lúc đưa tiền mình mới đưa chú đủ 40k vì mình biết người chịu chở mình với giá 20k mới thực sự là người cần thêm thu nhập, không giống những người chỉ lựa khách với giá cao.
Nguồn: TH&PL