"Ngày về" Kí túc xá: Sinh viên "bận rộn" với nhiều chuyện dở khóc dở cười

Dọn phòng sấp mặt, loay hoay tìm kiếm đồ đạc hay "khó ở" với những thành viên mới là những câu chuyện mà nhiều bạn sinh viên đang "than thở" trên mạng xã hội nhiều ngày nay.

Được quay trở lại trường, quay lại giảng đường, gặp gỡ thầy cô bạn bè sau bao tháng ngày "nghỉ dịch" ròng rã chắc hẳn là một niềm vui của rất nhiều bạn sinh viên ngay lúc này. Tuy nhiên, bên cạnh những hào hứng, tò mò ban đầu thì nhiều chuyện dở khóc dở cười đang chờ đợi các bạn trẻ của chúng ta.

Lên sớm chỉ để dọn phòng!

Điều đầu tiên chờ đón các bạn sinh viên quay trở lại kí túc xá chính là công việc dọn dẹp sau rất nhiều tháng "bỏ không". Thậm chí nhiều bạn sinh viên đã rơi vào tình trạng "trầm cảm" khi được nhận lại căn phòng trong tình trạng vô cùng "khủng khiếp".

Minh Cường, cậu sinh viên của trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM vẫn chưa hết "trầm cảm": "Mình cũng đã chuẩn bị tâm lý là phòng sẽ bề bộn và nhiều tiểu cường, chuột,... Nhưng mà những gì mình lường trước thì nó còn kinh khủng hơn nữa. Phòng mình vừa mới được sơn lại ở khúc đầu nên bám vào sàn rất dơ, mình phải dành ra cả tiếng để cạo. Phòng thì bám bụi rất nhiều nên việc quét và lau của mình cũng rất khó khăn.

Mình và bạn cùng phòng dọn xong là lăn cái đùng ra ngủ tới chiều không biết trời trăng mây gió gì luôn. Nhưng mà dù có đôi chút "trầm cảm" nhưng cũng cảm kích những chiến sĩ, những tình nguyện viên hỗ trợ sắp xếp đồ đạc vì đồ đạc được xếp vào các hộp theo từng giường rất dễ để tìm đồ đạc và tủ được niêm phong rất kỹ lưỡng, cái áo em trước dịch bị kẹt trong cái khe tủ vậy mà lên đây nó vẫn còn y nguyên luôn".

ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0
ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0
Sinh viên tá hoả khi nhận lại phòng ở Ký túc xá

Lan Châu, sinh viên năm 2 của trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM cũng khá vất vả để có thể dọn dẹp ngăn nắp trở lại căn phòng của mình: "Khá may mắn vì khâu dọn phòng của phòng mình làm rất kỹ, nên đồ đạc được đóng gói gọn gàng trong tủ và thùng carton nên khi nhận lại phòng thì hầu đồ đạc khá gọn gàng, không có dấu hiệu bị cạy tủ hay phá hoạt gì.

Nhưng bụi bám quá dày nên việc dọn phòng cũng rất mệt mỏi, có rất nhiều sinh viên lên sớm giống mình không phải vì có lịch học mà chỉ đơn giản là lên dọn phòng dần. Vì không thể nào dọn xong trong một ngày được".

ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0
Mặc dù không bừa bãi lắm nhưng Lan Châu cũng mất hơn một ngày mới xong (Ảnh: NVCC)

“Đi ngược về xuôi” chỉ đề mua đồ

Sau những "ngày rộng tháng dài" xa rời kí túc xá thì lúc quay trở lại cũng là lúc nhiều bạn sinh viên cũ lẫn tân sinh viên bắt đầu "vung tiền" khá nhiều để mua lại những món đồ chẳng may bị mất. Tuy nhiên, "công cuộc" sắm sửa lần này lại không dễ dàng với nhiều bạn.

Với Lan Châu, cô bạn này cho biết: "Việc đi lại giữa các tòa để mua đồ chưa bao giờ khó khăn như vậy. Bình thường các hàng quán, tiệm tạp hóa dược phân bổ khắp KTX, nên sinh viên chỉ cần dạo một vòng KTX là có thể mua đủ đồ vật sinh hoạt hợp lý với giá cả phải chăng và dễ dàng cho các bạn sinh viên không có xe như mình.

Nhưng từ khi KTX dựng rào, việc mua đồ của mình trở nên khó khăn hơn nhiều. Mình phải đi vòng ra các cổng, nếu không có xe thì rất là khó khăn. Nên cũng có vài bạn đã có ý định "chui rào" để đi "mua sắm" rồi ấy chứ". 

ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0
KTX dựng rào giữa các toà với nhau để sinh viên hạn chế đi lại và đảm bảo an toàn phòng dịch hơn
ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0

Bửu Huy, sinh viên năm 2 trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM cũng có một số chia sẻ với : "Vấn đề mua đồ đạc phục vụ cho cuộc sống KTX thì theo mình hiện tại nó không quá khó khăn. Vì hiện tại thì đa phần các tòa đều có nơi bán các vật dụng, đồ đạc sinh hoạt và nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh viên. Tuy nhiên, có hai vấn đề khó khăn hay là không thoải mái cho sinh viên mà ngay chính mình cũng từng phải bị.

Đầu tiên là về giá cả có những mặt hàng mình cảm thấy trong đây có thể cao hơn so với bên ngoài. Với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thì chi phí sinh hoạt là một vấn đề lớn. Phải làm sao để chi tiêu cho hợp lý nếu không sẽ dễ bị thiếu chi phí sinh hoạt. Ngày mình quay trở lại KTX thì thật ra cũng đã tốn sương sương trên 200.000 chỉ để mua một số vật dụng và đồ đạc cần thiết. Thêm một vấn đề nữa là hiện nay KTX cũng đã phân khu theo các cụm nhà để đảm bảo an toàn nên việc di chuyển giữa các tòa cũng là một điều không thể. Do vậy mà sinh viên thuộc khu vực cụm nhà nào thì sẽ buộc phải mua ở nơi đó".

ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0
Bửu Huy cho biết bản thân tốn kha khá tiền khi quay lại Kí túc xá (Ảnh: NVCC)

Gặp bạn cùng phòng “khó ở”

Bên cạnh vấn đề phòng ở hay đồ đạc thì bạn cùng phòng như thế nào là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn cùng phòng là những người sẽ "đồng cam cộng khổ" với chúng ta trong những năm tháng ở Kí túc xá. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được bạn cùng phòng như thế nào và tất nhiên, việc gặp phải bạn cùng phòng khó ở là chuyện thường xuyên xảy ra trong môi trường này.

Huỳnh Nhi, sinh viên năm 3 của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM chia sẻ về câu chuyện này như sau: "Mình cũng đã từng gặp qua trường hợp bạn cùng phòng "khó ở" rồi. Tuy nhiên nếu lối sống của những bạn sinh viên này mà "thái quá" kiểu đấy thì vô hình chung sẽ tự đẩy mình ra khỏi tập thể của phòng. Đối với mình thì mình không quá quan tâm về những trường hợp đó trừ khi bạn đó làm gì có ảnh hưởng tới mình thôi".

ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0
Đối với Huỳnh Nhi, cô bạn không quá bận tâm với chuyện bạn cùng phòng có "khó ở" hay không? (Ảnh: NVCC)

Bửu Huy cho biết đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm và đặc biệt là đối với những bạn tân sinh viên nói chung.Việc xảy ra mâu thuẫn giữa những người bạn là một điều khó tránh khỏi. Có thể là bạn cùng phòng sinh hoạt không được sạch hay là phong cách sống khác nhau. Vì trong một tập thể của phòng thì sẽ có nhiều sinh viên đến từ nhiều nơi nên sẽ có phong cách và tính cách khác nhau.

Việc những tính cách khác nhau khi sinh sống và sinh hoạt chung với nhau gây ra những mâu thuẫn cũng là điều dễ hiểu. Đấy là hai trong số nhiều vấn đề khiến không ít sinh viên gặp phải và đôi khi là gây khó khăn trong giao tiếp và sinh sống. Điều đáng tiếc nhất là sẽ dễ từ những người bạn thân thiết mà trở nên không thích nhau. 

ngay ve ki tuc xa sinh vien ban ron voi nhieu chuyen do khoc do cuoi - anh 0
Sẽ tốt hơn nếu chúng ta đặt ra những quy tắc chung với những người bạn cùng phòng của mình như tôn trọng không gian sinh hoạt riêng tư của nhau

Hãy thử dành thời gian của mình để cùng như với những người bạn cùng phòng tâm sự, chia sẻ những vấn đề, những khó khăn của nhau, từ đó tìm ra hướng giải quyết. Với những típ trên, quan hệ của các thành viên trong phòng chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.

Ký túc xá đối với nhiều bạn sinh viên chính là "ngôi nhà thứ hai" của mình. Vì vậy, việc "bận rộn" của những bạn trẻ này cũng là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, mỗi bạn sinh viên nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng hòa nhập với một môi trường đầy mới mẻ và cũng khá nhiều chuyện "dở khóc dở cười" như Ký túc xá.

Lá thư viết tay của Đoàn bác sĩ Quân Y gửi lại KTX: "Chúc các em trở lại học tập tốt"

KTX Đại học quốc gia ngày quay trở lại: Đại hội dọn phòng vẫn chưa kết thúc!

Ký túc xá ĐHQG-HCM đón những sinh viên đầu tiên quay trở lại sau hơn 8 tháng

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ