Cô giáo Gen Z Thanh Nga: "Một cô giáo tuổi hổ như tôi cũng không hiền đâu"

Cô giáo Vật Lý Thanh Nga đã có những chia sẻ về công việc dạy học của mình và bật mí cho các bạn Gen Z một số bí quyết để học tốt môn Vật lý.

Trần Thanh Nga là cô giáo 9X dạy Vật Lý nổi tiếng trên mạng xã hội. Các buổi livestream dạy online môn Vật lý của cô đều thu hút lượng lớn người xem và học sinh tham gia học. Được biết, Thanh Nga tốt nghiệp loại Giỏi ngành Sư phạm Vật lý của Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, cô Nga đang giảng dạy tại trường THPT Việt Nam - Ba Lan và trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội.

picture

Trần Thanh Nga

Cô giáo Gen Z dạy Vật Lý

https://www.facebook.com/cogiaothanhngaa

Việc dạy trực tiếp khiến tôi giảng dạy được thoải mái và "phiêu" hơn 

Chào Thanh Nga, bạn cảm thấy thế nào khi đã được quay trở lại giảng dạy và gặp gỡ trực tiếp các bạn học sinh của mình sau một thời gian dài phải học online vì dịch bệnh? 
Tôi rất vui vì sau bao nhiêu ngày mong mỏi mình cũng đã được đến trường để dạy học sinh. Năm nay tôi dạy rất nhiều lớp 10 mà từ đầu năm học đã dạy và học online nên tới giờ tôi chưa hề biết mặt mũi học sinh mình ở ngoài thế nào cả. Bởi vậy tôi rất hào hứng mong gặp các em. Việc dạy trực tiếp khiến tôi giảng dạy được thoải mái hơn, phiêu hơn và được giao tiếp với học sinh nhiều hơn.

Tôi đã phải chuẩn bị giáo án rất kỹ và soạn lại giáo án tổng hợp từ đầu năm vì biết học sinh học chưa kỹ nên cần nhắc lại nhiều lần mới có thể nhớ và hiểu bài. Ngoài ra, vì quay lại sau tết nên tôi sẽ có những phần thưởng nho nhỏ như lì xì khi làm được bài tập để khích lệ tinh thần của các em. 
Sau hơn một tuần quay trở lại dạy và học trực tiếp, bạn đánh giá như thế nào về tình hình học tập của các học sinh khi có những trường hợp học trực tuyến chưa hiệu quả nhưng điểm đẹp "long lanh"? 
Học online khiến cho khả năng tiếp thu kiến thức và tập trung của học sinh giảm sút đi kha khá, đặc biệt là với những bạn ý thức tự học chưa cao. Khi quay trở lại dạy trực tiếp, các thầy cô cũng xác định tinh thần sẽ dạy lại kiến thức cho học sinh vài lần nữa vì biết rằng học online là biện pháp tạm thời để khắc phục với tình hình thực tế.

Về việc học chưa hiệu quả nhưng điểm đẹp long lanh, trước tiên vì khi học online, học sinh cũng áp lực và căng thẳng do phải làm việc với máy tính nhiều nên không quá đặt nặng vào điểm số hay thành tích mà quan trọng là sự tự giác. Đánh giá kết quả không chỉ có điểm thi mà còn cả quá trình học, việc cho học sinh điểm tốt phần nào để khích lệ các em tương tác nhiều hơn với thầy cô, chăm phát biểu và có hứng thú để học.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít những trường hợp khi thi online, kể cả có camera giám sát vẫn có những cách để gian lận tăng điểm số đó cũng là điều rất khó kiểm soát. 
picture

Khi học online, học sinh cũng áp lực và căng thẳng do phải làm việc với máy tính nhiều nên không quá đặt nặng vào điểm số hay thành tích mà quan trọng là sự tự giác.

Cô giáo Thanh Nga

Vấn đề

Logo VieZ

Là cô giáo Gen Z nên có thể gần gũi, thân thiện và hiểu học sinh của mình

Bất ngờ trở thành một cô giáo nổi tiếng trên mạng xã hội, bước ngoặt này có ý nghĩa như thế nào với bạn? 
Sự nổi tiếng này hầu như không mang lại bất cứ sự phiền phức hay xáo trộn gì cho tôi. Trước khi nổi tiếng, tôi là một giáo viên và sau khi nổi tiếng thì tôi vẫn là một giáo viên. Sự thay đổi lúc này là những lời mình nói hay những việc mình làm sẽ nhận được nhiều sự chú ý và nhiều người biết đến hơn. Bởi vậy, tôi luôn tự nhủ mình cần phải cẩn trọng và chỉn chu hơn trong những bài giảng và cả trong cuộc sống.

Tôi có sự phân biệt rõ ràng công việc và đời sống cá nhân, nhưng không phải ai theo dõi mình cũng như vậy, thế nên tôi sẽ cố gắng xây dựng và giữ gìn hình tượng một người giáo viên tốt.
Tuy sự nổi tiếng này không mang lại phiền phức, sự xáo trộn gì nhưng chắc hẳn sẽ đem lại áp lực lớn cho bạn khi trong thời đại công nghệ 4.0, một câu nói lỡ lời trên mạng có thể nhanh chóng gây ồn ào và ảnh hưởng không tốt?  
Tôi là một giáo viên nên tất cả những ngôn từ không phù hợp tôi sẽ không sử dụng. Khi livestream hay đứng trước mặt học sinh, tôi kiểm soát được ngôn từ của bản thân để không gây ra những câu nói không hay trên mạng xã hội. Ngoài ra, vì rất nhiều người xem bài giảng của mình nên trước mỗi buổi dạy, tôi thường soạn giáo án rất kỹ. Nhiều khi, tôi “mất ăn mất ngủ” soạn giáo án để hạn chế rủi ro khi livestream dạy học.

Tôi dạy trên mạng xã hội để cho nhiều em học sinh ở khắp nơi có thể học được. Đồng thời, tôi còn đang đi dạy trên trường nữa nên mọi thứ nếu không cẩn thận sẽ rất ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy tôi luôn chú ý đến mọi thứ trước khi livestream.
picture

Bản chất nghề giáo không phải là một nghề để đem ra phán xét. Tôi chỉ lên dạy học đâu có làm gì đâu.

Cô giáo Thanh Nga

Vấn đề

Logo VieZ
Bạn thường phản ứng ra sao khi gặp phải những bình luận trái chiều, tiêu cực trong livestream dạy học của mình? 
Ban đầu, tôi suy nghĩ và khóc rất nhiều. Bởi bản chất nghề giáo không phải là một nghề để đem ra phán xét. Tôi chưa bao giờ bị ai phán xét và đặc biệt có những bình luận trái chiều trong khi làm nghề bởi là cô giáo mà, tôi chỉ lên dạy học đâu có làm gì đâu. Lúc đầu, tôi thấy rất stress và cũng lo sợ nữa nhưng sau đó, tôi nhận ra đó cũng chỉ là bình luận trái chiều từ số ít người, còn rất nhiều người khác, học sinh mong muốn được học, được gặp mình nên tôi cảm thấy đỡ hơn.

Càng có những bình luận trái chiều, tôi càng cần phải cố gắng hơn nữa để chứng minh bản thân mình. Đến bây giờ thì tôi cũng không còn thấy những bình luận tiêu cực nhiều nữa.
Thanh Nga có bí quyết gì để thu hút nhiều học sinh tham gia lớp học livestream của mình như vậy? 
Tôi nghĩ học sinh đến với lớp học của mình để tìm cái gì đó mới mẻ hơn, đỡ nặng nề hơn về môn mà hầu như học sinh nào cũng sợ (cười). Tôi rất thích sử dụng thí nghiệm (ảo và thật) những thí nghiệm, hiện tượng thực tế vào trong bài giảng nên có lẽ phần nào học sinh thấy thích thú hơn những bài giảng chay thông thường.

Ngoài ra, tôi là cô giáo Gen Z nên có thể gần gũi, thân thiện và hiểu học sinh của mình. Học sinh coi tôi không chỉ là người cô mà còn là người chị để tâm sự, chia sẻ về học tập và mọi vấn đề trong cuộc sống. Là một người trẻ được tiếp cận với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo dục từ sớm nên những bài giảng của tôi hay được chăm chút bằng slide đẹp mắt và những phần mềm học tập cho học sinh hứng thú hơn.
picture

Thêm một lý do nhỏ nữa đó là tôi cũng có một chút lợi thế về vẻ bên ngoài ưa nhìn, dễ mến nên trộm vía các bạn học sinh có vẻ hứng khởi hơn.

Cô giáo Thanh Nga

Vấn đề

Logo VieZ

Đôi lúc, cha mẹ cũng mong muốn đứa con thực hiện thay họ những giấc mơ mà họ không thể

Nhiều cha mẹ đặt áp lực nặng nề vào con cái trong chuyện học tập, phải điểm cao, đỗ trường top chẳng hạn. Là một giáo viên Gen Z hiểu học sinh của mình, bạn nghĩ gì về điều này? 
Các bậc phụ huynh có quan điểm như vậy là lo nghĩ cho tương lai của con tuy nhiên nó hơi quá một chút. Cha mẹ thường có những kỳ vọng nhất định về những đứa con của mình. Họ mong muốn con được vào trường chuyên lớp chọn, những ngôi trường tốt nhất, được giáo dục trong những môi trường tốt nhất và quen những người bạn chất lượng nhất để sau này ra trường, cầm tấm bằng xịn thì sẽ có tương lai xán lạn và cuộc sống ổn định, lý tưởng mà những “con điểm” mang lại.

Tôi nghĩ đó xuất phát từ tình yêu thương và sự lo lắng quá cho con. Đôi khi, cha mẹ cũng mong muốn những đứa con thực hiện thay họ những giấc mơ mà họ không thể. Nhưng họ không biết rằng nó đã tạo nên áp lực vô hình dành cho con. Những tư tưởng, lối tư duy ấy cũng nên thay đổi để phù hợp với thời đại hiện nay. Hãy để con là chính con, là người con muốn trở thành, được phát huy những thế mạnh vốn có của riêng mình, được làm những thứ yêu thích và phù hợp với bản thân để con được hạnh phúc với con đường đã chọn.

Thay vào việc đặt áp lực sự hoàn hảo lên con, các bậc phụ huynh cần động viên, khuyến khích và luôn ở bên cạnh con, lắng nghe chia sẻ, động viên sẽ giúp những đứa trẻ phát triển một cách toàn diện hơn và hạnh phúc hơn. Vì thế với tôi, tư duy đặt áp lực điểm số cho con trong thời đại hiện nay là 1 tư duy cần phải thay đổi.
Vậy bạn có kỷ niệm nào đặc biệt đáng nhớ với học trò của mình? 
Với các bạn “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” thì tôi có nhiều kỷ niệm lắm (cười). Ví dụ như khi đến tiết lý của tôi, học sinh thường đứng thành một nhóm trước cửa lớp để đón tôi vào lớp, chạy ra hành lang để cầm cặp cho cô, rất đáng yêu.

Kỷ niệm thì nhiều vô kể nhưng tôi nhớ nhất những em gửi video chúc mừng sinh nhật tôi vào đúng 12h đêm và còn có cậu học sinh đã sáng tác riêng một bài rap dành tặng tôi. Bất cứ giáo viên nào cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc khi được nhận những tình cảm ấy.
picture

Tư duy đặt áp lực điểm số cho con trong thời đại hiện nay là 1 tư duy cần phải thay đổi.

Cô giáo Thanh Nga

Vấn đề

Logo VieZ
Trên sóng livestream, cô giáo Gen Z Thanh Nga là người khá thoải mái, vui tính, thân thiện. Vậy khi đứng bục giảng trực tiếp thì sao? 
Trên bục giảng tôi cũng vậy, vẫn thoải mái và dạy học sinh với một tiết học vui vẻ, nhưng tất nhiên là phải có tôn ti trật tự rồi. Vì vật lý là một môn học khá khô và khó nên tôi muốn học sinh học lý với tâm lý thoải mái, thích tìm tòi, khám phá về nó.

Trong tiết học của mình, tôi luôn khuyến khích các em học sinh được thoải mái phát biểu, tranh luận, nhưng cũng có những lúc cần nghiêm khắc với học sinh. Một cô giáo tuổi hổ như tôi cũng không hiền đâu (cười)! 
Là một cô giáo trẻ xinh đẹp, có khi nào cô Thanh Nga bị học sinh trêu chọc?
Đó là điều chắc chắn rồi, học sinh cũng từng trêu hay thậm chí còn tán tỉnh. Đây cũng là điều bình thường vì hầu như giáo viên trẻ nào cũng đã từng trải qua. Điều quan trọng nhất vẫn là xử lý tình huống và đưa câu chuyện đi theo hướng của mình. Tôi cũng khá may mắn khi chưa phải gặp những học sinh trêu đùa quá trớn. 
picture

Một cô giáo tuổi hổ như tôi cũng không hiền đâu! 

Cô giáo Thanh Nga

Vấn đề

Logo VieZ

Vật lý không đáng sợ lắm đâu!

Là giáo viên vật lý, theo cô Nga, các bạn học sinh cần làm gì để có thể học tốt được môn Vật lý?
Tôi đã khuyên rất nhiều học sinh về cách học lý đó là trước khi học một bài mới hãy đọc trước bài khi đến lớp. Đây là điều hầu như giáo viên nào cũng nhắc qua nhưng học sinh lại hay phớt lờ. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng vì tự đọc tự học và sau đó nghe cô giảng lại là 2 lần học và học sinh sẽ hiểu bài được sâu hơn.

Thứ 2 đó là với những bài toán khó hoặc nâng cao, hãy làm đi làm lại duy nhất bài tập đó, đừng quá lan man hay cảm thấy chán nản mà làm sang những bài mới nếu chưa đảm bảo rằng mình đã thực sự hiểu và làm bài tập cũ một cách nhuần nhuyễn.

Và cuối cùng, quan trọng nhất trong môn lý đó chính là sự tư duy, liên hệ những kiến thức trong sách vở với kiến thức thực tế. Ngoài việc lắng nghe thầy cô giáo giảng những kiến thức vật lý trên trường, tôi luôn khuyến khích học sinh làm thêm nhiều thí nghiệm trong đời sống, liên hệ, xâu chuỗi những kiến thức vừa học ra những hiện tượng sự vật bên ngoài.

Hiện nay, mạng xã hội và công nghệ thông tin rất phát triển nên các em có thể lên mạng để tìm kiếm thí nghiệm quan sát. Đương nhiên với một môn khoa học tự nhiên thì việc rèn luyện làm thêm các dạng bài tập là không thể thiếu nhưng với môn vật lý ta phải hiểu bản chất là điều cốt lõi.
picture

Quan trọng nhất trong môn lý đó chính là sự tư duy, liên hệ những kiến thức trong sách vở với kiến thức thực tế.

Cô giáo Thanh Nga

Vấn đề

Logo VieZ
Chỉ còn mấy tháng nữa, các bạn học sinh 2K4 sẽ bước vào kỳ thì THPT Quốc Gia. Cô Thanh Nga có lời khuyên cho cho các bạn học sinh cuối cấp đang gấp rút ôn thi môn Vật lý?
Trước hết, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn sĩ tử chuẩn bị đi thi đó là còn rất ít thời gian nữa để các em có thể bước đến những ngã rẽ khác nhau trong cuộc đời, vậy nên hãy thật chăm chỉ. Có những lúc chúng ta thấy mình chẳng đủ giỏi, chẳng thể bằng ai cũng đừng nên bỏ cuộc, mình vẫn có thời gian, mình vẫn còn cơ hội để có thể luyện tập thêm. Bất cứ khi nào muốn bỏ cuộc hãy nghĩ đến lý do mình bắt đầu, các em hoàn toàn có thể làm được.

Lời khuyên thứ 2 đó là các em hãy làm hết sức mình đừng quá quan tâm đến kết quả, đương nhiên khi đi thi ai cũng nghĩ đến kết quả nhưng nếu ta nghĩ về kết quả nhiều quá sẽ tạo thành áp lực lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến cách mà mình thể hiện trong bài thi. Vậy nên khi ta đã bỏ hết sức để ôn luyện thì không còn gì phải hối hận kể cả kết quả có không như ý thì ta cũng đã làm hết sức rồi mà. Nếu có tinh thần thoải mái khi đi thi thì mọi thứ sẽ tốt hơn.

Và quan trọng là phải chăm sóc cho bản thân và đi ngủ đủ giấc. Ngủ và thức dậy đúng theo giờ để não bộ được làm quen với lịch trình sinh hoạt đó. Đồng thời không được thức đêm và ăn uống đủ chất. Đặc biệt trước khi thi hãy cất bớt sách vở, ôn luyện nhẹ nhàng và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho kỳ thi. 

Ngày Valentine gặp Hiên: "Yêu lại người cũ, chẳng có gì là sai..."

Cô gái giúp học sinh Việt săn học bổng: "Bằng cấp du học không mất giá mà ngày càng phổ biến hơn"

Khánh Vy: "Áp lực đồng trang lứa là điều ai cũng đang trải qua, mình cũng thế!"

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ