Cảm giác thế nào khi không học giỏi bằng bạn bè?

Là cảm giác tự soi xét bản thân: "Sao cậu ấy làm được mà mình lại không?"

Cái mác "con nhà người ta" luôn là một thế lực nào đó khiến nhiều người trong chúng ta không ít lần tự trách móc bản thân. Nhìn vào những gì họ làm được, họ làm tốt hơn mình và rồi tạo áp lực và hình thành sự ghen tị sâu trong suy nghĩ. Đây cũng là một góc nhỏ trong áp lực đồng trang lứa.

cam giac the nao khi khong hoc gioi bang ban be - anh 0
Con nhà người ta - nhân vật bí ẩn của nhiều bậc phụ huynh (Ảnh: Spiderum)

Cảm giác thế nào khi không học giỏi bằng bạn bè?

"Mọi người xung quanh hiểu bài theo tiến độ bình thường, còn mình chậm hơn nên học cứ phải gọi là siêu mất thời gian. Mình đang nói mấy cái cơ bản ấy, còn nâng cao chưa dám đụng. Kiểu người ta học cơ bản về nhà làm nâng cao cả mấy quyển, mỗi mình có mấy cái cơ bản cũng không hiểu. Nói chung để đặt điểm tầm hạng trung, bình bình thôi cũng là rất cố gắng rồi" – Lan Vy chia sẻ.

Chúng ta có khả năng tiếp thu khác nhau và Einstein cũng đã nói: "Mỗi người sinh ra đều là thiên tài" - có thể bạn chưa tìm ra điểm mạnh của mình thôi nên đừng chán nản, đừng bỏ cuộc, đừng vội cho rằng mình thua bất kì ai mà hãy cố gắng tìm ra sở trường và phát huy nó.

"Có thể bạn giỏi hơn người khác đấy, chỉ là bạn đang đua trên đường đua của họ thôi, hãy tìm ra đường đua của mình và trải nghiệm nó" – chia sẻ của bạn Giang Tùng.

cam giac the nao khi khong hoc gioi bang ban be - anh 0
Hãy tìm ra đường đua của chính mình và trải nghiệm nó

Không học giỏi bằng bạn bè cũng chẳng sao, luôn có cơ hội làm lại: "Mình cũng từng là học sinh giỏi, rồi trở thành học sinh kém và làm lại. Bạn không giỏi lên ngày một ngày hai được đâu, càng cố làm vậy thì chuyện sẽ tệ hơn rất nhiều. Bắt đầu thay đổi những chuyện nhỏ nhỏ hàng ngày, lên kế hoạch với những việc đơn giản trước, cố gắng một hai tháng nhìn lại là thấy khác liền. Đừng vội lên các kế hoạch lớn, không làm được là gấp đôi sự nản luôn" – chia sẻ của Công Trứ.

Vấn đề

Logo VieZ

Cảm giác kém cỏi ập tới, nhìn ghen tị lắm. Mình nỗ lực bao nhiêu thì cũng không bằng các bạn, nhiều lúc ngại lắm sợ học tệ quá bị mọi người ghét, muốn hỏi nhưng chả biết nói sao với các bạn.

Chia sẻ của Ngọc Chi

cam giac the nao khi khong hoc gioi bang ban be - anh 0
Những chia sẻ khiến chúng ta liên hệ đến một vấn đề cũng rất nhức nhối trong Gen Z – áp lực đồng trang lứa (peer pressure) (Nguồn ảnh: No Safe Limit)

Cô bạn Anh Thoa chia sẻ việc nhìn thấy người khác có cuộc sống thú vị, thành công hơn mình vô tình khiến cá nhân đố kỵ và thôi thúc người trẻ phải bắt kịp những thành tựu ấy. Họ lấy thành công của người khác làm thước đo cho thành công của chính mình. Vì điều đó khiến cho mình tự tạo thêm nhiều áp lực cho bản thân, ép chính bản thân mình khiến mình cảm thấy sợ hãi khi thất bại.

Vấn đề

Logo VieZ

Mình luôn tự hỏi tại sao họ lại thành công đến như vậy trong khi mình chỉ vừa chập chững bắt đầu, họ có kết quả này, thành tựu kia còn mình đến giờ không có gì hết trong khi mình cũng thật sự đã cố gắng rất nhiều.

Chia sẻ của Anh Thoa

Đừng cố tạo áp lực thêm cho mình, mỗi người có một thế mạnh riêng, một màu sắc riêng. Rồi chúng ta chỉ là những con người nhỏ bé và là một mảnh ghép bình đẳng trong thế giới này. Cứ cố gắng để không phải hổ thẹn với công sức mà mình bỏ ra là được. Và một ngày nào đó, bạn sẽ sớm nhận lại được trái ngọt mà chính nỗ lực của mình bỏ ra.

23 tuổi Thuỳ Tiên đội vương miện quốc tế, bằng tuổi Hoa hậu bạn đang làm gì?

Ganh tị với bạn bè, những áp lực đồng trang lứa có nên nói ra?

"Peer pressure": Áp lực đồng trang lứa và cách "hack" lại sự tự tin

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ