Bộ trưởng của Mỹ xin nghỉ phép chăm con gây tranh cãi: Đàn ông chăm con là "kẻ thất bại"?

Giữa thời đại mà người phụ nữ đã có nhiều bước tiến trong xã hội thì áp lực cuộc sống cũng sẽ tăng cao, điều này cần đến sự san sẻ và quan tâm của người đàn ông trong gia đình.

Vai trò về giới ngày nay cũng đang dần có nhiều thay đổi, nhưng sự thiệt thòi vẫn thuộc về phụ nữ khi một mình phải đảm đương nhiều nhiệm vụ. Có thể nói những bước tiến phần nào đã giúp phụ nữ được giải phóng khỏi những định kiến về giới hạn của bản thân, tuy nhiên cũng đã đặt ra vấn đề về sự bất bình đẳng.

Bên cạnh đó thì đàn ông cũng sớm trở thành đối tượng cho sự mất cân bằng vai trò khi người ta luôn mặc định "đàn ông phải luôn là trụ cột chính của gia đình", vô tình khiến việc một người chồng san sẻ việc nhà cùng vợ lại bị mỉa mai. Đặc biệt, vấn đề về chăm sóc con đã tạo nên rất nhiều tranh cãi xoay quanh bởi đôi lúc sự phản đối không đến từ đám đông mà tư duy tiêu cực của một số người đàn ông.

Ý kiến tranh cãi của Joe Lonsdale về vấn đề nam giới chăm con

Joe Lonsdale, nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng người Mỹ đã gây nên sự phẫn nộ với nhiều người khi có những phát ngôn mang tính áp đặt. Cụ thể, trên Twitter ông đã phản hồi bài đăng về việc Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg xin nghỉ phép trong khoảng thời gian khá dài để có thể dành nó cho việc chăm sóc cặp song sinh vừa chào đời.

bo truong cua my xin nghi phep cham con gay tranh cai dan ong cham con la ke that bai - anh 0
Joe Lonsdale bị phản đối với ý kiến được cho là mỉa mai việc nam giới nghỉ phép để chăm con 

"Bất kỳ người đàn ông nào ở vị trí quan trọng mà nghỉ 6 tháng để chăm con mới sinh đều là kẻ thất bại. Đàn ông có con phải làm việc chăm chỉ hơn để chu cấp cho tương lai của chúng, đó mới là sự nam tính chuẩn mực", Lonsdale nói. Bình luận sử dụng những từ ngữ như "kẻ thất bại", "nam tính chuẩn mực" khiến nhiều người cho rằng ông đang mang tư tưởng đầy định kiến về vai trò giới.

Bên cạnh những bình luận chỉ trích quan điểm của Lonsdale thì nhiều người cũng đã nêu ra sự phản đối với tư duy này. Garry Tan, người sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Initialized Capital lên tiếng bảo vệ việc nam giới được nghỉ phép khi lên chức bố với ý kiến "Cuộc sống còn nhiều thứ quan trọng hơn là công việc, tiền bạc", hay Alexis Ohanian, đồng sáng lập nền tảng Reddit đã phản hồi bình luận với nhận định ông cảm thấy rất tự hào vì vấn đề nghỉ phép để chăm sóc con.

bo truong cua my xin nghi phep cham con gay tranh cai dan ong cham con la ke that bai - anh 0
Joe Lonsdale gây tranh cãi vì vụ việc Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg nghỉ chăm con

Việc có những tranh cãi cũng đến từ sự phân định đúng sai và tâm lý muốn bảo vệ quan điểm của mình, nên mỗi ý kiến đều cần phải có sự tôn trọng nhất định. Nhưng chúng ta cần nhìn nhận thấy vai trò về giới hiện tại đang có nhiều sự thay đổi, đó là bước tiến của phụ nữ trong công việc và cả tư duy phát triển của người đàn ông trong cuộc sống.

bo truong cua my xin nghi phep cham con gay tranh cai dan ong cham con la ke that bai - anh 0
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg

Áp lực phụ nữ hiện đại đè nặng, sự san sẻ là điều quan trọng

Từ những tranh cãi trên đã đặt ra vấn đề về vai trò giới trong xã hội hiện đại, văn minh của thời đại càng có nhiều sự vượt bậc thì phụ nữ càng có nhiều những áp lực phải gánh vác. Thế nên mỗi sự san sẻ của người đàn ông trong gia đình là điều cần thiết để có thể giảm bớt được những gánh nặng khi phụ nữ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.

bo truong cua my xin nghi phep cham con gay tranh cai dan ong cham con la ke that bai - anh 0
Ông Pete Buttigieg cũng là người đồng tính đầu tiên trong nội các Mỹ công khai có con cùng bạn trai

Tất nhiên, đó không phải việc thay đổi hoàn toàn trong cơ cấu hay sẽ dành phần lớn nhiệm vụ về mình mà cần hướng đến sự cân bằng trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Điều này không thể đến từ những quy định của cả 2 dành cho nhau, nó cần đến từ sự yêu thương và thấu hiểu cho những "góc khuất" của đối phương.

Mặc dù, phụ nữ hiện đại đã rất mạnh mẽ để có thể đấu tranh hướng đến sự bình đẳng trong suốt một hành trình dài nhưng sâu bên trong họ thì tính nữ vẫn còn. Đó là việc họ cần được yêu thương, cần người đàn ông bên cạnh lắng nghe và thấu hiểu, điều này đặc biệt đến từ những người phụ nữ sau khi mang thai và có cho mình những đứa con.

bo truong cua my xin nghi phep cham con gay tranh cai dan ong cham con la ke that bai - anh 0
Dù có mạnh mẽ đến đâu thì phụ nữ vẫn luôn tồn tại những tính nữ vốn có nên cần có sự yêu thương (Hình ảnh mang tính chất minh họa)

Bất kể giới nào thì cũng có áp lực riêng nhưng phụ nữ càng mạnh mẽ thì dường như sự bất bình đẳng cũng theo đó mà tăng cao. Họ phải trở thành một người vợ của gia đình cùng công việc xã hội, đến giai đoạn thai kỳ thì đứng trước nguy cơ mất việc và mang thêm trọng trách chăm sóc con, trong khi đàn ông thì chỉ áp lực với một vai trò duy nhất ngoài xã hội.

Vai trò giới truyền thống có cần đến sự thay đổi?

Các chuẩn mực xã hội đã tồn tại lâu đời cùng con người, họ luôn quy định nam giới phải mạnh mẽ hay buộc người phụ nữ phải đảm đang. Sau quá trình dài để hướng đến sự thay đổi thì phái nữ cũng dần có cho mình những bước chuyển mình nhất định, thì nam giới cũng cần hướng đến việc có một số những điều chỉnh trong nhận thức xã hội để mọi thứ được cân bằng.

bo truong cua my xin nghi phep cham con gay tranh cai dan ong cham con la ke that bai - anh 0
Trách nhiệm dành cho nhau là điều đáng để tự hào thay vì tránh né hay nhìn nhận tiêu cực

Sự thay đổi cũng sẽ phải cần một khoảng thời gian rất dài trước khi mất dần hoàn toàn những ý kiến tranh cãi, hiện tại thì vấn đề nam giới phụ vợ trong nội trợ hay chăm sóc con vẫn đang chịu nhiều sự nhìn nhận tiêu cực. Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là mỗi người cảm thấy thoải mái, hài lòng với những điều mình đang làm và mọi thứ xuất phát từ tình yêu thương dành cho nhau.

Tình yêu khác với hôn nhân ở vấn đề chúng ta sẽ có cho mình trách nhiệm cho tương lai hay sâu xa hơn là những đứa con, tất nhiên điều này phải cần con người hiểu được trách nhiệm chung và sự san sẻ. Nên không có bất kỳ lý do gì để người đàn ông phải tránh né hay nhìn nhận vấn đề này một cách định kiến và thiếu tích cực.

bo truong cua my xin nghi phep cham con gay tranh cai dan ong cham con la ke that bai - anh 0
Mỗi người cần nhận thức đúng về vai trò giới, trước hết là tôn trọng giá trị của nhau trong cuộc sống

Chúng ta đang hướng đến một xã hội với nhiều điều văn minh, các phong trào về nữ quyền cũng đã góp phần rút ngắn khoảng cách về định kiến giới hay pháp luật cũng đã có những chỉnh sửa trong việc bảo vệ phụ nữ…. Thế nên, phần còn lại đến từ nhận thức của mỗi cá nhân trong vấn đề về giới, mà trước hết là sự tôn trọng giá trị của nhau, bất kể là đàn ông hay phụ nữ.

"Cà phê quản gia'' ở Trung Quốc: Phụ nữ hiện đại có đang đối mặt với sự cô đơn?

Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ triệt sản: "Con người là một sai lầm?"

Soft boy: Tại sao nam giới thì không được thích màu hồng, dùng mỹ phẩm hay "ẻo lả"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ