Y tế Thế giới (WHO) nhận định biến chủng có ưu thế lây truyền, song không gây triệu chứng nặng hơn.
Đầu năm 2022, các nhà khoa học phát hiện biến chủng phụ của Omicron, gọi là BA.2. Nó không gây triệu chứng nghiêm trọng hơn phiên bản gốc BA.1, song lây truyền nhanh hơn. Chỉ trong vòng hai tháng, 92 nước ghi nhận BA.2, còn gọi là "Omicron tàng hình" với mức độ lây lan "khủng".
Giới chuyên môn cho rằng chỉ có thể phát hiện BA.1 bằng xét nghiệm PCR vì biến chủng này có khả năng lẩn tránh test nhanh.
Nội dung liên quan
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng trước cũng nhận định biến chủng có ưu thế lây truyền, song không gây triệu chứng nặng hơn.
Hiện TP HCM có cả 2 chủng Omicron (BA.1) và Omicron (BA.2), trong đó chiếm ưu thế là BA.2.
Sáng 9/3, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM họp giao ban định kỳ. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thông tin dự báo thành phố sẽ có thêm 1 làn sóng dịch nữa từ các chuyên gia đăng tải trên các phương tiện truyền thông được người dân quan tâm. Do đó, Sở Y tế phân tích, đánh giá để nhận định đúng tình hình dịch bệnh và đưa ra giải pháp phù hợp.
Nội dung liên quan
Đối với TP.HCM, dẫn chứng kết quả tầm soát ngẫu nhiên 119 trường hợp, ghi nhận 103 ca dương tính Omicron, trong đó có 43 ca dòng BA.2 và 24 ca dòng BA.1. Như vậy, biến chủng Omicron dòng BA.2 có khả năng "tàng hình" đang chiếm ưu thế.
"TP.HCM vừa có BA.1 và BA.2, điều đó giải thích vì sao tốc độ lây lan ở thành phố nhanh như vậy. Chúng ta cũng không nên quá lo lắng chủng mới xuất hiện ở thành phố, vì thực tế nó đã diễn ra rồi", Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết
Đồng thời, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định vắc xin vẫn có hiệu quả giúp người mắc Covid-19 không chuyển nặng, nhưng không thể bảo vệ người dân không bị lây nhiễm. Do đó, kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 vẫn phải tiếp tục trong thời gian tới.
Nguồn: TH&PL