Báo chí - Truyền thông: Ngành học điểm đầu vào "chót vót", đầu ra "cực hot" có gì?

Mỗi ngày thức dậy, bạn sẽ luôn có một câu hỏi trong đầu rằng: "Hôm nay có gì mới?". Đó là lí do vì sao ngành Báo chí - Truyền thông ra đời để đáp ứng nhu cầu thông tin của con người.

Với ma lực của dòng thông tin bất tận, nghề báo luôn thu hút tuổi trẻ xông xáo, thích vận động. Nhân dịp kỉ niệm 96 năm ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem ngành báo chí truyền thông là gì? Tại sao lúc nào điểm đầu vào ngành này tại các trường cũng cao "chót vót"? Và cơ hội việc làm cho ngành này như thế nào? 

Ngành Báo chí - Truyền thông là gì? 

Báo chí truyền thông là hai phân ngành bao gồm báo chí truyền thông. Báo chí phân nhánh có lịch sử phát triển lâu đời nhất trong ngành truyền thông. Báo chí gồm có in báo, báo hình, báo điện tử, báo phát thanh. Công việc chủ yếu thường được chia làm 2 mảng chính là phóng viên và biên tập viên.

Ngành báo chí chí khác với ngành truyền thông ở chỗ "sự thật" luôn là tôn chỉ duy nhất. Ngành truyền thông được chia ra thành truyền thông thực hành và truyền thông Media/ Digital media & nghiên cứu truyền thông.

bao chi truyen thong nganh hoc diem dau vao chot vot dau ra cuc hot co gi - anh 0

Học ngành Báo chí - Truyền thông ra trường làm gì? 

Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể vào làm ở các loại hình công ty sau:

– Các tòa soạn báo, tạp chí, nhà xuất bản: phóng viên, nhà báo, biên tập viên,…

– Đài truyền hình, đài phát thanh: dẫn chương trình, biên kịch,…

– Bộ phận tuyên truyền của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức

– Các công ty quảng cáo: thiết kế quảng cáo, lập chiến dịch quảng cáo, tổ chức sự kiện,…

– Hoặc các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể quay về trường học lên cao học, làm giảng viên hoặc chuyên gia nghiên cứu ngành Báo chí và truyền thông ở các trường đại học.

bao chi truyen thong nganh hoc diem dau vao chot vot dau ra cuc hot co gi - anh 0

Học ngành Báo chí - Truyền thông ở đâu?

Cơ hội việc làm đa dạng, môi trường năng động nên ngành này luôn thu hút sinh viên theo học, có 3 trường Đào tạo ngành này tốt nhất đó là: 

-  Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) – Đại học Quốc gia Hà Nội: 

-  Học Viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC)

-  Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh 

Tuy nhiên, tại các trường này Báo chí Truyền thông có điểm đầu vào thuộc top cao, thậm chí dù đạt điểm 9 cả 3 môn xét tuyển vẫn.... không đủ điểm vào trường. Chính vì thế, sinh viên đậu vào được ngành học này chắc chắn là những bạn trẻ ưu tú và xuất xắc trong thành tích học tập. 

bao chi truyen thong nganh hoc diem dau vao chot vot dau ra cuc hot co gi - anh 0

Trên thực tế, còn rất nhiều trường đại học trên cả nước có truyền thống đào tạo ngành Báo chí, cập nhật những xu hướng truyền thông mới nhất cho người học. Nếu bạn đã lỡ yêu ngành học năng động này thì tham khảo ngay danh sách các trường đào tạo ngành Báo chí trên cả nước tại đây

Yêu cầu công việc 

Cho dù làm việc tại bất kỳ bộ phận nào trong một tòa soạn, từ viết bài, chỉnh sửa hay in ấn, bạn cũng cần có một khả năng:

1. Khả năng giao tiếp, ứng xử tốt: Vì đây là một ngành nghề đòi hỏi sự năng động cao, phải luôn tiếp xúc thường xuyên khách hàng để quảng bá, tuyên truyền sản phẩm, PR cho công ty và rất hay dễ xảy ra các tình huống bất ngờ nên nếu bạn là một người nhút nhát hoặc hướng nội thì rất khó để có thể làm được trong ngành này.

bao chi truyen thong nganh hoc diem dau vao chot vot dau ra cuc hot co gi - anh 0

2. Khả năng sáng tạo vô hạn: Truyền thông là một ngành nghề sáng tạo và linh hoạt. Tùy vào thời gian, địa điểm, nội dung khác nhau mà các nhà làm truyền thông sẽ có những cách thực hiện khác nhau và nó đòi hỏi bạn phải luôn có những ý tưởng mới lạ và độc đáo trong đầu để bắt kịp với xu hướng thế giới. 

3. Năng lực quản lý: Việc tổ chức các sự kiện, các buổi hội thảo, phỏng vấn,… là điều không thể tránh khỏi khi làm truyền thông. Để các buổi sự kiện được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi thì yêu cầu bạn phải quản lý tốt các bộ phận chuyên môn và toàn thể nhân viên trong các bộ phận đó. Sự đam mê

bao chi truyen thong nganh hoc diem dau vao chot vot dau ra cuc hot co gi - anh 0

4. Niềm đam mê: Sự đam mê đối với ngành là yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể trở thành một nhà truyền thông tốt và có những thành công trong tương lai. Bất cứ ngành nào cũng có sự khó khăn, vất vả và chỉ có đam mê của bạn mới có thể giúp bạn vượt qua được. Đừng vì chạy theo xu hướng ngành "hot" mà hãy vì đam mê của chính bạn.

Chuyện sinh tồn nơi "đất khách quê người" từ loạt du học sinh đình đám YouTube

Streamer liệu có phải là nghề "toàn diện" nhất xã hội ngày nay?

Loạt YouTuber "kinh nghiệm đầy mình" tại các Đại học danh tiếng giúp bạn tự tin chọn trường

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ