Streamer liệu có phải là nghề "toàn diện" nhất xã hội ngày nay?

Lĩnh vực nào cũng có thể "lấn sân" và chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và giải trí của Gen Z, nhưng streamer liệu có phải là công việc "toàn diện" nhất?

Xuất hiện và trở nên phổ biến tại Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây, các streamer ngày càng có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần và giải trí của các bạn trẻ Gen Z. Tuy nhiên, việc các streamer ngày càng "lấn sân" sang nhiều lĩnh vực khác nhau đã tạo nên những hiệu ứng trái chiều trong xã hội.

Các streamer nổi tiếng và lượt view khủng

Du nhập vào Việt Nam từ những năm 2011 - 2012, tuy nhiên, khái niệm "streamer" và nghề "streaming" vẫn còn rất xa lạ với cộng đồng mạng lúc bấy giờ. Khi đó, phần lớn những người thực hiện công việc stream là những "caster" - người có vai trò bình luận, truyền lửa cho các trận đấu thể thao điện tử trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng và độ phổ biến của họ vẫn còn rất ít đối với xã hội.

streamer lieu co phai la nghe toan dien nhat xa hoi ngay nay - anh 0

Năm 2018, sự phát triển của thể thao điện tử và sự xuất hiện của tựa game Battle Royale gây sốt "PlayerUnknown’s Battleground" đã tạo nên một bước đệm to lớn cho các streamer nhảy vọt. Những ViruSs, Pewpew hay hiện tại là Độ Mixi nổi lên như những streamer hàng đầu tại Việt Nam, với lượt view vô cùng "khủng" và đáng ngưỡng mộ. Các buổi stream của Độ Mixi hiện nay có lúc đạt đến 120 nghìn lượt xem, tức là ngang với sức chứa của 3 sân vận động Mỹ Đình. 

streamer lieu co phai la nghe toan dien nhat xa hoi ngay nay - anh 0

Sự nổi tiếng của các streamer kéo về cho họ lượng thu nhập khủng, với các hợp đồng quảng cáo, hợp đồng với các streaming platform, và cả lượng donate từ người hâm mộ. Giá trị của những hợp đồng này có thể lên tới những con số "ngoài sức tưởng tượng", tuỳ vào độ "hot" của streamer đó. Chính sự nổi lên của các streamer khiến họ nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng hơn bao giờ hết. Những ảnh hưởng của họ cũng được xem xét nhiều hơn, từ những nội dung họ mang lại cho đến cách họ ứng xử, tất cả đều tạo ra sức ảnh hưởng nhất định đối với khán giả.

Khi truyền thông chính là vũ khí

Streaming là hình thức cho phép người phát trực tiếp (streamer) có thể tương tác với viewer thông qua phần comment và donate của người xem. Họ thường có xu hướng tạo những content như trả lời câu hỏi, đưa ra quan điểm cá nhân về các vấn đề "hot" và reaction (hình thức bày tỏ ý kiến, cảm xúc khi xem một đoạn video) theo yêu cầu người hâm mộ. Sức ảnh hưởng của họ khiến những phát ngôn, phản ứng của các streamer ngày càng có sức nặng trên truyền thông và mạng xã hội.

streamer lieu co phai la nghe toan dien nhat xa hoi ngay nay - anh 0

Từ những content thuần về game như xuất phát điểm của việc streaming, các streamer giờ đây sẵn sàng là chuyên gia tâm lý, đôi khi là chỗ dựa tinh thần của những người bị áp lực nhưng thiếu sự chia sẻ. Những ảnh hưởng tích cực của việc này mang lại gần như không thể phủ nhận, khi các kênh stream thường trở thành một nơi giải trí, xả stress cho hàng trăm nghìn người, thậm chí hàng triệu người mỗi đêm, với hàng trăm streamer trải dài trên nhiều nền tảng.

Tuy nhiên, mọi sự việc đều luôn có hai mặt. Có những streamer tận dụng sự "săn sóc đặc biệt" của truyền thông và người hâm mộ để tạo ra những tranh cãi, những drama để thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Các streamer có thể nhận được vô vàn sự thu hút chỉ sau một câu phát ngôn, hoặc một lời bình phẩm về một sản phẩm âm nhạc đang trending. Tuỳ vào những streamer, họ sẽ có những cách khác nhau để định vị thương hiệu cá nhân của bản thân mình, tuy nhiên, chắc chắn họ luôn ý thức được một điều: truyền thông và mạng xã hội chính là vũ khí lợi hại nhất của họ.

streamer lieu co phai la nghe toan dien nhat xa hoi ngay nay - anh 0

Thuốc lá điện tử, body shaming, nội dung phản cảm: Người xem lãnh đủ

Tuỳ vào nền tảng streaming, các streamer sẽ có lượng thời gian sẽ có lượng thời gian stream khác nhau trong một ngày. Trung bình, các streamer sẽ online trong khoảng 5-6 tiếng ở các khung giờ khác nhau, tùy vào lịch cố định của streamer đó. Chính vì vậy, một phần các thói quen hàng ngày của họ sẽ được bộc lộ, thể hiện trên sóng trực tiếp với người xem. Ngoài ra, quan điểm hay suy nghĩ của các streamer về các vấn đề nhạy cảm cũng rất được cộng đồng tò mò đón nhận.

streamer lieu co phai la nghe toan dien nhat xa hoi ngay nay - anh 0

Những ngày vừa qua, nhiều người đã bức xúc về một streamer nổi tiếng có những phát ngôn mang tính "body shaming" đối với những thần tượng, idol của họ. Việc này tạo nên một làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội, khi một bộ phận cho rằng các streamer có quyền nói ra suy nghĩ của mình, trong khi phần còn lại cho rằng điều đó không đồng nghĩa với việc xúc phạm người khác. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là cách streamer này nhìn nhận sự việc sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của một bộ phận người xem, đặc biệt là những người trẻ.

Ngoài ra, tháng 9 năm 2020, VTV cũng đã phát sóng một phóng sự về sự ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc lá điện tử trên sóng livestream. Việc này chứng tỏ các cơ quan chức năng đang bắt đầu thực hiện kiểm duyệt các nội dung trực tuyến của các streamer. Về cơ bản, chính những người xem là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các nội dung truyền tải, những hành vi của các streamer trong sóng livestream. Do đó, cần có những giải pháp thích hợp để phân loại, giới hạn các nội dung này phù hợp với đối tượng người xem chúng.  

Giới hạn độ tuổi xem: Giải pháp liệu đã đủ nghiêm khắc?

Việc các streamer có cách thể hiện bản thân cũng như xây dựng nội dung khác nhau là điều hoàn toàn có thể chấp nhận. Mỗi cá nhân đều có một cách riêng để định vị hình ảnh của mình trong lòng người xem và cộng đồng. Tuy nhiên, rõ ràng cần có một giải pháp thích hợp trong việc phân loại các nội dung mà streamer mang lại đến các lứa tuổi phù hợp.

streamer lieu co phai la nghe toan dien nhat xa hoi ngay nay - anh 0

Những streamer, người sáng tạo nội dung cần phải tùy chỉnh cách thể hiện cũng như phong cách của mình để tương thích với độ tuổi của người xem họ. Đây là cách gần như khả dĩ nhất để có thể giúp hạn chế tối đa những nội dung không phù hợp với độ tuổi, đồng thời vẫn giữ được chất riêng và tính sáng tạo của ngành công nghiệp mới mẻ và màu mỡ này.

Mặc dù vậy, việc gắn mác lứa tuổi vẫn còn tương đối thô sơ và chưa thực sự đủ nghiêm khắc. Bởi vì hình thức này còn phụ thuộc vào ý thức của người xem trong việc lựa chọn nội dung để xem, do đó, đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Xã hội cần nhiều thời gian hơn để tìm ra một giải pháp tốt hơn, mà vẫn đảm bảo được sự phát triển của nền công nghiệp "streaming" song hành với các hành vi, cử chỉ đẹp và đạo đức xã hội trong tương lai.

Gen Z ngày nay: Youtube vừa là sân chơi, vừa là trường học

Xem mukbang để giảm cân xưa rồi, giờ đây giới trẻ còn quay YouTube để học bài hiệu quả hơn

Loạt YouTuber "kinh nghiệm đầy mình" tại các Đại học danh tiếng giúp bạn tự tin chọn trường

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ