20/11 thời Covid-19, bớt được những cuộc họp lớp: Nhẹ nhõm hay hụt hẫng?

Những dịp đặc biệt như ngày 20/11 là một cơ hội để chúng ta có thể ngồi xuống với nhau ôn lại những kỷ niệm với những người thầy, người bạn.

20/11 – Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày để tri ân công lao dạy dỗ, dìu dắt của những người lái đò, các thầy các cô là những người cha, người mẹ thứ hai của những đứa con thơ tuổi ăn, tuổi học.

Đây cũng là dịp mà các cô cậu học trò năm nào quay về gửi những lời chúc, tặng những đóa hoa, một số nơi vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên 20/11 năm nay có phần thiếu những tiếng cười nói ríu rít của cả thầy trò, những cuộc vui họp lớp cuối ngày cũng ít hơn nhưng điều đó khiến chúng ta nhẹ nhõm hay hụt hẫng?

20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0

Xếp một cuộc hẹn, tập hợp cho đông đủ - thật khó!

Nhóm chat của lớp cấp 3 bạn đã bao lâu không thông báo tin nhắn mới?

"Kể từ khi lên đại học, chắc cũng tầm hơn 1 năm, mình chỉ nhớ lần cuối thấy group chat lớp là thầy chủ nhiệm vào nhắn chúc cả lớp đã có bến đỗ của riêng mình, mọi người cũng thay nhau vào "khoe" đậu trường này trường nọ với thầy, rồi im bặt cho đến mấy hôm nay. Sắp tới 20/11, lớp trưởng có ngỏ ý rủ mọi người đến thăm thầy, tiện sau đó anh em chúng mình party nhỏ nhỏ gì đó cho vui (chỗ mình hiện tình hình dịch bệnh đã đủ an toàn để có thể tự do cho những cuộc hội họp như vậy).

Và mình cũng chẳng bất ngờ gì khi từng cái avatar rớt xuống, xếp ngăn nắp, mọi người xem không trả lời, có 2-3 bạn gì ấy thả icon cảm xúc theo mình hiểu là đồng tình. Thật lạnh lẽo…Cảm giác thật là có chút thất vọng? Hụt hẫng? Mình cũng không biết nữa" – chia sẻ của Ngọc Miên, một sinh viên năm 2 ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

Có nhiều lý do mà những cuộc hẹn gặp mặt bạn cấp 3 sau thời gian không dài không ngắn đó lại không thể tập hợp được đầy đủ mọi người và thậm chí là không thể xếp được. Có chăng là mọi người sợ cái cảm giác bày tỏ ý kiến và nhận lại sự lạc lõng khi mọi người "seen không rep"; là những mối quan hệ mới, những người bạn mới làm nhạt nhẽo đi những gắn kết đẹp thời cấp 3; công việc, bài vở, đồ án, thi cử bận rộn đến mức có thể không thấy cả tin nhắn hay áp lực về việc đến những buổi họp lớp như vậy…

20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0
Họp lớp belike (Ảnh: Việt Hưng)

"Chúng mình lớn rồi, hội họp sẽ thường chọn những chỗ có vẻ hơi sang trọng một xíu. Mình vốn rất muốn gặp mọi người, nhiều lắm, nhiều chuyện muốn kể lắm, với cả có mấy đứa lâu rồi mình không liên lạc cũng muốn hỏi han nó ít nhiều, nhưng lại bắt đầu sợ.

Một chút đắn đo về vẻ bề ngoài, nói trắng ra là cách ăn mặc của mình. Lớp mình không nói phét đâu chứ toàn suýt thì là "richkid thứ thiệt" cả, mình thì cứ nghĩ đi với nó thì cũng cần sắm sửa gì ấy cho bằng bạn bằng bè. Lại động đến tài chính, và điều kiện của mình thì,… nên thôi, nói bận vậy" – bạn Minh Nguyệt, một sinh viên năm nhất ĐH Kinh tế Huế chia sẻ.

Trong lớp luôn cần những người "phát động chiến dịch", những người đầu tàu khơi gợi tinh thần của cả lớp. Có thể là lớp trưởng, lớp phó, những bạn ban cán sự lớp đứng ra ngỏ lời mời rủ các bạn khác. Việc gì cũng vậy, nên cần một người đứng đầu.

20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0
20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0
20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0

20/11: Ngày lễ tri ân thầy cô hay ngày họp lớp show-off nghề nghiệp?

Nhiều người ái ngại các buổi họp mặt vì sợ những câu hỏi động chạm đến những gì mà bản thân có hiện tại, là những câu hỏi về lương thưởng, vợ con, kinh tế tài chính gia đình,... Nhất là những người chưa kịp có gì trong tay càng ít khi đến những buổi họp lớp có tính chất thể hiện hơn là ôn lại kỷ niệm như vậy.

Bản chất của một buổi gặp mặt bạn bè hay họp lớp là để mọi người cùng tụ họp lại, ngồi xuống với nhau tâm tình về những kỷ niệm đẹp đẽ thời áo trắng phượng đỏ. Đơn thuần là một dịp để mọi người hỏi han về tình hình sức khỏe, công việc của nhau. Qua nhiều tác động mà nhiều buổi gặp mặt như vậy trở nên "biến tướng".

Những bạn học ở cấp ba phần nhiều là kỷ niệm, khó có khả năng gọi là 'bạn' sau nhiều năm không gặp gỡ, không liên hệ. Nhiều đứa có địa vị xã hội, luôn tranh thủ thăm dò xem có thể làm đối tác của nhau không. Còn những người không có địa vị xã hội sẽ ôn lại chuyện cũ, hỏi thăm cuộc sống có khó khăn, có thể giúp được gì không?

20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0
Đây là họp lớp 9 khóa 2016, có 40 bạn hơn - không nhà hàng sang chảnh, không điện thoại selfie, không trang phục đẹp đẽ (Ảnh: Nguyễn Tự Hoàng Liêm)

Người tự ti, mặc cảm, sẽ cảm thấy tổn thương khi không bằng người khác. Đó đều là tự mình làm tổn thương mình. "Khi ai đó hỏi han, tôi chỉ nói "gia đình, vợ con đầy đủ, nhà, xe, tiện nghi vật chất không thiếu gì, cơm ngày ba bữa không lo chết đói, nhìn lên không bằng ai nhìn xuống chẳng ai bằng mình...". Họp lớp nói cho cùng cũng chỉ là một dạng giao lưu xã hội" - Anh Quang Lâm, một nhân viên văn phòng chia sẻ và nêu lên quan điểm "chỉ nên họp lớp khi tuổi đã già".

"Riêng các bạn mình thì khi họp lớp sẽ không ai nói vấn đề ấy cả. Quan điểm của mình là không kể, nhất là về tài chính, vì điều đó có thể làm người khác cùng trang lứa tổn thương, còn nghề nghiệp, kiểu bạn bè ai hỏi đang làm gì thì trả lời thôi, chứ không đi sâu.

Bạn bè lâu ngày gặp lại thì kể chuyện này nọ, kể chuyện ngày xưa, với chém gió tào lao thôi. Còn những người bạn mà hay kiểu "khoe" nghề nghiệp với thu nhập, mình sẽ hạn chế chơi và đề cập đến chuyện đó, như đã nói thì điều đó sẽ làm tổn thương những bạn không bằng mình, sẽ khiến họ suy nghĩ nhiều và dễ đánh mất tình bạn lắm" – chia sẻ của bạn Quang Hà, một nhân viên pháp lý tại một văn phòng luật.

20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0
Họp lớp và câu chuyện show-off nghề nghiệp (Ảnh: Truyencoremix)

Có một 20/11 ít đi những buổi họp lớp đầy "drama"

Diễm Hương, sinh viên năm 3 trường ĐH Kinh tế - Luật chia sẻ: "Ngày Nhà giáo năm nay vì học online nên mình được ở quê, cũng là thời gian đầu tiên sau 3 năm lên đại học mình lại có cơ hội về thăm lại thầy cô và gặp gỡ các nhóm bạn hồi cấp 3.

Tụi mình chơi với nhau đoàn kết lắm, trong group chat lớp có anh lớp trưởng đều đặn hỏi han tình hình mọi người. Lớp mình cũng có kế hoạch cho 20/11 này chu toàn rồi, vì ở đây tình hình dịch bệnh phần nào đã ổn, được tự do đi lại nên tụi mình cứ thế tụ họp nhau thôi. 2 năm trước không được đi chung với các bạn, cũng buồn lắm, nhưng tại mình học xa quá, không có điều kiện về kịp".

20 11 thoi covid 19 bot duoc nhung cuoc hop lop nhe nhom hay hut hang - anh 0
Những cuộc họp lớp đầy "hứa hẹn"

Còn với những bạn có một lớp cũ "toxic" thì khác, việc nhóm lớp im hơi lặng tiếng nhiều khi là chuyện tốt, việc không ai rủ đi họp lớp lại là chuyện may mắn, an tâm vì không phải dựng tai nghe mọi người châm chọc, bóng gió về nhau.

"Mọi người nghĩ trong lớp chia phe phái, băng đảng thì những dịp như thế này có hội họp đủ không, và nếu đủ đi chăng nữa thì lên ngồi với nhau nói cười giả trân, tấu hài cho nhau xem à. Cốt là lớp đoàn kết, chơi hoà đồng với nhau may ra mới có tinh thần, có động lực để hẹn gặp nhau. Những lớp đầy toxic, mình xin lỗi vì nói thực tế quá, thì mạnh ai đó đi, nhóm nào chơi với nhau thì nhóm đó đi chứ ngồi lại với nhau cũng chả có với nhau kỷ niệm đẹp đẽ gì" - chia sẻ của bạn Thanh Thu, một sinh viên năm 2 đang học tập tại Tp.HCM.

Những buổi họp lớp nhiều người mong, cũng nhiều người không mong. Mong vì đến đó để có thể cùng bạn bè ôn lại kỷ niệm và chia sẻ thoải mái về cuộc sống của nhau. Không mong vì e dè trước viễn cảnh nhưng là thực tế biết trước - khi mà những người có chút quyền, chút thế khoe khoang và thể hiện bản thân. 

Sau khi tốt nghiệp, vì sao các cuộc họp lớp lại khó diễn ra?

"Peer pressure": Áp lực đồng trang lứa và cách "hack" lại sự tự tin

Ganh tị với bạn bè, những áp lực đồng trang lứa có nên nói ra?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ