Vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Trên thực tế không có vi khuẩn nào ăn thịt người, sở dĩ người ta dùng cụm từ "vi khuẩn ăn thịt người" để nói về loại vi khuẩn gây ra hiện tượng viêm cân mạc hoại tử.

Một trường hợp bệnh nhi 9 tuổi ở Đắk Lắk vừa nhập viện với nhiều triệu chứng của bệnh Whitmore, được biết đến với cái tên khác là "vi khuẩn ăn thịt người". 

Trước đó vào khoảng tháng 8/2019, "vi khuẩn ăn thịt người" từng có nguy cơ bùng phát tại Việt Nam khi Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này - căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao tới 40%. 

Sau gần 3 năm, bệnh Whitmore đã quay trở lại Việt Nam với trường hợp của bé gái 9 tuổi ở Đắk Lắk. Thông tin này khiến nhiều người lo ngại.

vi khuan an thit nguoi la gi - anh 0
Bệnh nhi nhập viện Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên ngày 4/6, sau 3 ngày thì được chuẩn đoán dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (Ảnh: vncdc.gov)

Vậy vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. 

Bệnh Whitmore gây áp xe, hoại tử nhiều cơ quan đặc biệt là da. Đây là bệnh ít gặp, không bùng phát thành dịch, tuy nhiên bệnh thường tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao khoảng 40-60%. Bệnh nhân thậm chí có thể mất trong vòng một tuần nhiễm khuẩn cấp.

Bệnh này được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

vi khuan an thit nguoi la gi - anh 0
Vi khuẩn Burkhlderia Pseudomallei gây bệnh Whitmore (Ảnh: Alijazeera)

Trên thực tế không có vi khuẩn nào ăn thịt người, sở dĩ người ta dùng cụm từ "vi khuẩn ăn thịt người" để nói về loại vi khuẩn gây ra hiện tượng viêm cân mạc hoại tử.

Vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể nhất qua các vết thương hở, đồng thời nó cũng có thể xâm nhập qua: Vết cắt nhỏ, vết trầy xước, côn trùng cắn, phẫu thuật (rất hiếm gặp).

Trong một số trường hợp con đường nhiễm vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử không thể xác định rõ. Một khi đã xuất hiện, viêm cân mạc hoại tử sẽ diễn tiến rất nhanh và phá hủy mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. 

Bệnh Whitmore gặp ở mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh cho đến người có hệ miễn dịch yếu. Người có nguy cơ nhiễm Whitmore nhiều nhất là những người nông dân, người làm vườn, người có tiền sử đái tháo đường, người có bệnh mãn tính về phổi và thận.

Dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM đang rất đáng báo động: Thêm 121 ổ dịch trong 7 ngày

Sài Gòn bình thường trở lại: Ngừng khai báo y tế nội địa và người nhập cảnh vào Việt Nam

Sài Gòn ngày 30/4: Chưa bao giờ nhộn nhịp, đông vui đến thế!

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ