Sự tràn lan của các cuộc thi hoa hậu nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.
Sau khi kết thúc đêm chung kết của Miss Universe Vietnam 2022, cuộc thi Miss Peace Vietnam 2022 và Miss Grand Vietnam 2022 cũng chính thức mở đợt đăng ký thí sinh. Song song, cuộc thi Miss Grand International thông báo chọn Việt Nam là quốc gia đăng cai năm 2023.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, khán giả được dịp thưởng thức hàng loạt các cuộc thi hoa hậu lớn nhỏ. Sự phát triển như nấm của các cuộc thi hoa hậu tạo nên một thế hệ "ngột" trong cái đẹp.
Nội dung liên quan
Từ năm 1988, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam báo Tiền Phong đã đánh dấu chặng đường mà tại đó "nhan sắc" được đánh giá để trở thành tiêu chuẩn cái đẹp của một quốc gia. Người phụ nữ được chọn để đội chiếc vương miện sẽ là gương mặt đại điện Việt Nam hội nhập cùng bạn bè quốc tế.
Đến nay, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều cuộc thi hoa hậu nhất thế giới. Điều này phản ánh nhu cầu giải trí của người dân khi xã hội phát triển cũng như sự trỗi dậy của nữ quyền.
Nhà báo Ngô Bá Lục là một cây viết chuyên về văn hóa nghệ thuật cũng như là gương mặt quen mặt trên hàng ghế ban giám khảo tại các cuộc thi sắc đẹp trong nước. Khi nhận được câu hỏi "Vì sao một quốc gia nên có các cuộc thi hoa hậu, anh chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng thi hoa hậu là một hoạt động văn hóa giải trí hấp dẫn, bởi đó là sân chơi dành cho các cô gái - vốn được coi là phái đẹp.
Bản thân mỗi cô gái đã là một bông hoa đẹp nên các bông hoa ấy mà cùng thi tài, khoe sắc thì đương nhiên đó là một vườn hoa rực rỡ sắc màu rồi, mà hoa thì ai chẳng thích, thế nên, các cuộc thi hoa hậu giống như những vườn hoa đẹp mang lại những giá trị về tinh thần cho mọi người."
Sau những năm tháng chiến tranh và xây dựng đất nước, người dân có lẽ thương mến hơn những giá trị mang tên nghệ thuật nói chung và duy mỹ nói riêng. Đồng thời, thế hệ sau được sinh ra trong một xã hội hòa bình và đầy đủ điều kiện phát triển một cách toàn diện và đẹp đẽ hơn. Do đó, các cuộc thi hoa hậu chính là phản ánh cho nhu cầu hội nhập một quốc gia đang trên đà phát triển.
Nội dung liên quan
Theo nhà báo Ngô Bá Lục, các cuộc thi hoa hậu không chỉ mang đến nhiều giá trị về tinh thần mà còn tạo nên giá trị kinh tế cho đơn vị tổ chức. Các thí sinh tham gia có được một sân chơi để tích lũy kinh nghiệm cũng như cơ hội để phát triển hình ảnh và sự nghiệp bản thân.
Song, cơ hội "việc nhẹ lương cao" cũng như sử dụng "vốn tự có" của các người đẹp đã khiến các cuộc thi hoa hậu dần mang giá trị về cá nhân nhiều hơn. Tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, khi nhận được hỏi về cảm nhận khi nhìn thấy chiếc vương miện, thí sinh Huyền Trang thẳng thắn chia sẻ: "Đó là sự nổi tiếng, thu nhập thật cao. Bởi vì em thấy như chị Phạm Hương bây giờ có rất nhiều show quảng cáo lớn, đi sự kiện rất nhiều. Em rất ngưỡng mộ. Tất nhiên, sau những cái đấy là kiếm được rất nhiều tiền".
Từ những cuộc thi hoa hậu mọc lên như nấm sau mưa và bởi chính tài vọng của những thí sinh tham gia, hoa hậu hiện nay đã giảm đi tính đại diện cho người phụ nữ Việt Nam, mà thay vào đó là cái nhìn "thoáng hơn mang tên giải trí.
Điển hình như những cuộc thi hoa hậu gần đây tại Việt Nam như Miss Universe Vietnam và Miss Fitness, đội ngũ tổ chức đã rẽ hướng cuộc thi thành một chương trình truyền hình thực tế. Giữa làn sóng reality show đang được nhiều người theo dõi, dàn thí sinh hoa hậu cũng bắt đầu trở thành người chơi của một chương trình. Cuối cùng, người chiến thắng là hoa hậu - gương mặt đại diện cho sự giải trí thay vì những giá trị thuở ban đầu.
Nói về việc hoa hậu xuất thân từ một chương trình truyền hình thực tế, nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng: "Tôi thì nghĩ, ở format nào thì người chiến thắng cũng sẽ được (hoặc bị) gắn với format đó. Nhưng cái mà công chúng quan tâm hơn là vượt ra khỏi khuôn khổ cuộc thi, cô gái đó sẽ làm được những gì cho cộng đồng mới là điều quan trọng."
Có thể thấy, trong những ngày diễn ra các cuộc thi hoa hậu, cư dân mạng luôn xôn xao và theo dõi quá trình của các "nhan sắc". Những hội nhóm, fanpage về hoa hậu dần trở nên đông đảo với thành viên lên con số trăm nghìn. Họ bàn tán về sắc đẹp, dáng vóc, ăn nói và những "sai lầm" của thí sinh. Chẳng mấy ai mặn mà với những hoạt động thiện nguyện và nếu có cũng chỉ là con số chưa đủ đầu ngón tay.
Ngay chính những người trong cuộc, nhà thiết kế Trần Hùng - người tạo nên chiếc váy giấm ăn đầy cảm hứng cho thí sinh Hương Ly trong Miss Universe Vietnam 2022, cũng tiếng về cuộc thi hoa hậu này. Mặc dù hiệu ứng truyền thông và thông điệp về thời trang bền vững của chiếc váy lan tỏa toàn cầu, song, Trần Hùng chia sẻ: "Câu chuyện chiếc váy giấm ăn rất được thế giới quan tâm nhưng Miss Universe Vietnam không quan tâm tới. Người ta không quan tâm đến câu chuyện phía sau và điều mà đã truyền cảm hứng rồi thì họ càng không quan tâm. Người ta chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt thôi".
Nội dung liên quan
Hay nhìn lại 2 năm trước, ngày Khánh Vân đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, công chúng "khóc thương" cho Á Hậu Thúy Vân - người có thực lực nhất trong dàn Top 3 năm đó. Trong khi á hậu là một người từng tham gia nhiều công tác xã hội và tạo ra nhiều giá trị dân sinh, hoa hậu năm đó "không có gì ngoài trái tim yêu thương cả".
Nếu như nhà báo Ngô Bá Lục nói về tiêu chí lựa chọn hoa hậu hiện nay là năng động, hiện đại, bản lĩnh và tự tin, điều này hoàn toàn đúng, nhất là với khẩu hiệu Vinawoman. Song song, hoa hậu còn phải "giải trí" để các cuộc thi hoa hậu được tồn tại.
Nguồn: TH&PL