Vì lý do gì mà hầu hết mọi người đều thích chụp ảnh?

"Nhiếp ảnh là những câu chuyện mà tôi chẳng thể diễn tả bằng lời".

Từ câu nói nổi tiếng của Destin Sparks: Nhiếp ảnh không chỉ chụp cảnh, chụp người mà còn là kể chuyện.

Destin Sparks là một trong những nhiếp ảnh gia phong cảnh truyền cảm hứng nhất của Úc nhờ sự kiên nhẫn cùng kỹ năng và tình yêu với thiên nhiên. Và nhắc đến Destin, người ta không khỏi nhắc đến câu nói mà bao người "gật đầu" đồng cảm: "Photography is the story I fail to put into words", tạm dịch là "Nhiếp ảnh là những câu chuyện mà tôi chẳng thể diễn tả bằng lời".

vi ly do gi ma hau het moi nguoi deu thich chup anh - anh 0

Thật vậy, không phải bất kỳ ai trên thế giới này cũng được trao cho khả năng diễn đạt suy nghĩ của bản thân trọn vẹn bằng ngôn từ. Một vài người ưa sử dụng cử chỉ hơn, một vài người khác thì giỏi viết lách hơn. Trong khi đó, một số người lại muốn ghi lại hình ảnh với hy vọng bản thân có thể kể những câu chuyện.

vi ly do gi ma hau het moi nguoi deu thich chup anh - anh 0
Ảnh: @viinceblais

Đối với Destin, nhiếp ảnh phong cảnh không chỉ đơn giản là một bức ảnh, mà nó là một cảm giác, một hương vị, một mùi hương, một âm thanh hay còn là một hành trình nữa. Có thể thấy, nhiếp ảnh chứa đựng nhiều hơn một hành động chụp mà chúng còn chứa đựng nhiều câu chuyện khác nữa.

Vì điều gì mà chúng ta "chăm chỉ" chụp ảnh đến vậy? 

Đâu ai trong chúng ta cả đời chỉ chụp một bức ảnh. Có những người "chăm chỉ" đến nỗi ngày nào cũng chụp, nhiều người khác thì "lười" hơn một chút, có khi là cả tuần, cả một vài tháng hay thậm chí là một vài năm mới bỏ máy ra chụp một lần. Nhưng chung quy lại, động cơ khiến chúng ta muốn chụp ảnh vẫn chỉ "quanh quẩn" những lý do như này.

vi ly do gi ma hau het moi nguoi deu thich chup anh - anh 0
Ảnh: Destin Sparks

Thứ nhất là để lưu giữ kỉ niệm.

Bức ảnh là một vật thể tĩnh nhưng có thể gợi lại cho chúng ta vô vàn kỷ niệm sống động. Năm đầu tiên sau khi lên đại học, luôn có rất nhiều "tấm chiếu mới" thi thoảng đem những kỷ niệm cũ ra "phơi". Ngậm ngùi nhìn lại những bức ảnh kỷ yếu cùng bạn bè và thầy cô rồi khóc, rồi nhớ, rồi nhung.

Một bức ảnh thật tĩnh, nhưng hình như ta nghe được tiếng bàn trên "í ới" bàn dưới, nghe được tiếng thầy cô giảng bài, nghe được cả tiếng trống tan trường...

Thứ hai là để "quay chậm" lại thời gian. 

vi ly do gi ma hau het moi nguoi deu thich chup anh - anh 0
Ảnh: Sơn Đoàn

Mỗi khoảnh khắc trôi qua trong cuộc đời đem đến cho chúng ta vô vàn những trải nghiệm khác nhau. Có những khoảnh khắc đẹp đẽ, giản đơn mà chúng ta muốn nó kéo dài mãi mãi và rồi ta lựa chọn "đóng băng" khoảnh khắc ấy bằng ảnh. 

Chụp kỷ yếu vẫn luôn là vấn đề nhận được nhiều ý kiến trái chiều, còn với những người học sinh muốn chụp, ngoài mục đích lưu giữ kỷ niệm, họ còn muốn quay chậm lại thời gian nữa. Chắc chắn rằng buổi chụp kỷ yếu cùng bạn bè và thầy cô năm ấy sẽ luôn là một trong những ngày tháng vui vẻ nhất của đời học sinh.

Cùng ký lên áo nhau, cùng nhau ném bóng bay nước, rồi cùng khóc, cùng cười trước đống củi đốt lửa hồng… nếu có ước thời gian ngừng lại mãi mãi ở khoảnh khắc hạnh phúc ấy thì cũng không phải là một điều ước tham lam gì.

Thứ ba là để kể chuyện. 

vi ly do gi ma hau het moi nguoi deu thich chup anh - anh 0
Ảnh: Destin Sparks

Có những bức ảnh chúng ta chụp vu vơ, nhưng cũng có những bức ảnh chứa đựng câu chuyện mà ta muốn kể. Các bạn từng nghe đến một group liên quan đến nhiếp ảnh trên Facebook mang tên "Phân tích ảnh: Vì sao nó đẹp?". Với mỗi người, mỗi bức ảnh mà họ chụp đều chứa một câu chuyện và một "mớ" tình cảm nào đó về đối tượng được chụp. Chỉ là nhiều khi ta lựa chọn kể, hoặc không…

Đây cũng là một trong những lý do mà người trẻ muốn sắm điện thoại xịn, máy ảnh digital, thậm chí là mua những chiếc máy ảnh film cũ

Càng về những năm gần đây, người ta càng mua nhiều "dụng cụ" để chụp ảnh, thậm chí còn "trang bị" thêm cả những phần mềm chỉnh ảnh nữa. 

vi ly do gi ma hau het moi nguoi deu thich chup anh - anh 0
Ảnh: @jaybnow.hr Instagram

Máy ảnh film chụp bằng cuộn film nên chi phí khá tốn, đồng thời quy trình xử lý ảnh cũng lâu hơn máy digital nhiều nhưng vẫn "được lòng" giới trẻ bởi chất riêng, một chất gì đó xưa cũ và đầy kỉ niệm. 

Chụp ảnh và kể chuyện không phải là điều gì đó mới mẻ. Có thể thấy, mọi thứ trong cuộc sống đều có thể khiến chúng ta "giàu lên" về tâm hồn và cảm xúc. Và có lẽ, để hiểu được một bức ảnh, chúng ta không thể chỉ nhìn bằng mắt mà còn cần cảm nhận bằng cả trái tim. 

Vạn dặm Việt Nam: Ống kính rực rỡ, chân thực từ Travel Blogger Gen Z Kỳ Anh

Bạn nhớ âm thanh nào nhất trong những ngày giãn cách xã hội?

Sài Gòn "sòng phẳng": Ai cũng có quyền được sống cuộc đời của riêng mình

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ