Vào Đại học bằng thi tuyển hay xét tuyển giá trị hơn?

Vì một định kiến sai lệch nào đó mà hầu như ai cũng cho rằng: Chỉ có thi đậu Đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT thì mới giỏi?

Từ tháng 5, thống kê từ các trường đại học cho thấy, tỷ lệ thí sinh đăng ký phương thức xét tuyển bằng học bạ ngày càng tăng vọt. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả học sinh và phụ huynh đều lo lắng việc ôn thi bằng phương thức trực tuyến khó đạt hiệu quả như dạy học trực tiếp trên lớp. Nên thay vì quá tập trung cho việc xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, hiện học sinh quan tâm nhiều đến phương thức xét tuyển vào đại học bằng điểm trong học bạ.

Nhưng sẽ không có gì đáng nói cho đến khi có nhiều ý kiến xem việc xét tuyển vào Đại học thì không có giá trị bằng thi tuyển Đại học. Tranh cãi này xuất phát từ bức ảnh đầy định kiến trong một group hot về cộng đồng học sinh trên Facebook. Sự việc đã thu hút hàng nghìn học sinh, sinh viên vào "đấu khẩu" với 2 phe: Thi tuyển và Xét tuyển! 

vao dai hoc bang thi tuyen hay xet tuyen gia tri hon - anh 0
Bức ảnh đầy định kiến về xét học bạ gây tranh cãi hiện nay

Nhưng xét học bạ thì đã sao? 

Đồng ý một điều, điểm của bài thi Tốt nghiệp THPT là một trong những phương tiện mang tính công bằng và đánh giá được đúng năng lực của học sinh để có thể xét tuyển vào Đại học. Tầm quan trọng của kì thi tuyển là không ai phủ nhận vì nó mang tính quy mô toàn quốc cũng như có quyết định rất lớn đối với việc thí sinh có thể đậu hoặc không đậu vào môi ngôi trường Đại học.

Tính cạnh tranh với số lượng lớn của việc thi tuyển Đại học cũng làm nhiều mặc định rằng: Chỉ có thi đậu Đại học mới giỏi, xứng đáng được tuyên dương và mở tiệc ăn mừng cả họ. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta xem nhẹ việc xét học bạ vào Đại học vì thời đại bây giờ đã rất khác rồi! 

vao dai hoc bang thi tuyen hay xet tuyen gia tri hon - anh 0

Một trong những lý do khiến người ta có định kiến không tốt về xét học bạ đó là tình trạng "điểm ảo" tại các trường cấp 3 quá nhiều và tùy mỗi trường lại có sự khác biệt về đề dễ, đề khó, trình độ học bạ của thí sinh sẽ có sự chênh lệch nhất định. Từ đó, khiến nhiều người có suy nghĩ và nhận định sai lệch về giá trị của học bạ mà quên mất rằng điều kiện xét học bạ không chỉ có một bảng điểm thật đẹp là được. Nó còn bao gồm các chứng chỉ về tiếng Anh, những thành tích nổi bật trong 3 năm cấp 3 hay thậm chí là phải vượt qua được vòng phỏng vấn của trường Đại học mà bạn muốn xét tuyển. Như vậy, xét tuyển cũng không phải là một việc dễ dàng để chúng ta xem nhẹ nó. 

vao dai hoc bang thi tuyen hay xet tuyen gia tri hon - anh 0

Xét tuyển bằng học bạ sẽ là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục tân tiến 

Tại một số nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực Âu Mỹ - một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới - kỳ thi tuyển sinh Đại học hầu như là không có mà hình thức họ sử dụng chủ yếu là xét tuyển để vào Đại học. Đơn cử như Mỹ, tại đây không có một kỳ thi tuyển sinh đại học chung trên toàn quốc. Việc xét tuyển vào đại học dựa vào 2 bài kiểm tra độc lập là SAT (chỉ thi Toán và Anh văn) và ACT (thi Anh văn, Toán, Đọc hiểu và Khoa học). Các bài thi này chủ yếu đánh khả năng tư duy, phân tích và vận dụng kiến thức của học sinh chứ không phải kiểm tra khối lượng kiến thức mà học sinh tích lũy được. Học sinh cuối cấp sẽ gửi bảng điểm trung học, cộng với kết quả thi SAT hoặc ACT vào các trường đại học mong muốn để được xét tuyển.

vao dai hoc bang thi tuyen hay xet tuyen gia tri hon - anh 0

Tương tự, ở Canada cũng không có kỳ thi tuyển sinh đại học chung mà chỉ sử dụng hình thức xét tuyển. Mỗi trường đại học sẽ có một tiêu chuẩn nhập học khác nhau và xét hồ sơ theo từng trường hợp cụ thể. Nước Úc cũng gần như không có kỳ thi tuyển sinh đại học. Học sinh sẽ được xét tuyển vào đại học hoặc các trường cao đẳng dạy nghề dựa vào kết quả học tập trung học hoặc thông qua bài thi STAT bao gồm trắc nghiệm Toán, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và viết bài luận tiếng Anh.

Từ góc nhìn của các nền giáo dục tiên tiến, chúng ta có thể thấy việc thi tuyển để xét kết quả vào Đại học hầu như không còn quan trọng và nó khiến cho cả bộ máy giáo dục trở nên cồng kềnh, phức tạp và căng thẳng hơn không chỉ đối với các thí sinh mà còn ảnh hưởng lâu dài đến định kiến xã hội. Như đã nói ở trên, xét tuyển học bạ không đơn thuần là nộp vào một bảng điểm đẹp là có thể "trót lọt" vào cổng Đại học, nó còn đi kèm nhiều yếu tố để đánh giá năng lực học sinh như thế nào. Chính vì thế, dù xét tuyển hay thi tuyển thì đều đáng được trân trọng giá trị như nhau.

Những blogger truyền cảm hứng học tập cho Gen Z trong mùa tuyển sinh

Đại học Fulbright Việt Nam tuyển sinh mùa xuân với hình thức phỏng vấn trực tuyến

Những điểm mới trong tuyển sinh 2021, bổ sung nhiều phương án mới

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ