Sài Gòn bùng dịch trở lại, Gen Z đang làm gì ngoài học online, ăn ngủ cho "qua ngày đoạn tháng"?

Mỗi người trẻ, mỗi câu chuyện riêng nhưng tất cả đều có mẫu số chung là dịch Covid-19.

"Một tin nhắn nhận được lúc ngồi ở công ty kêu về nhà gấp", "bỡ ngỡ lắm chứ nhưng làm thôi", "nhìn người ta khổ mình chịu không nổi",...những dòng nói thoáng qua của Gen Z khi được hỏi đến bạn đã làm gì khi dịch bùng phát trở lại? 

Dịch bùng phát trở lại mạnh mẽ suốt mấy tuần qua, đảo lộn cuộc sống của bao người dân, nỗi oằn mình mỗi ngày khi dịch cứ diễn biến phức tạp, người dân sống trong lo âu vì khu nhà mình ở phong tỏa, chốt chặn khắp nơi. Nguy hiểm dịch bệnh luôn rình rập khi có đến 23/24 quận, huyện của TP.HCM đã có ca lây nhiễm.

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Các bạn tình nguyện viên cùng nhau vận chuyển, dọn dẹp ký túc xá thành khu cách ly

Những dòng title in đậm trên báo có thêm ca mắc mới như trở thành ám ảnh của mỗi người dân, hình ảnh cả con hẻm bị cách ly, bao người phải xa nhà đi cách ly tập trung, con xa mẹ, chồng xa vợ,...cảnh tượng nao lòng khi vô tình lướt thấy đoạn video nơi tuyến đầu. Họ vất vả chiến đấu vì dịch bệnh, những chiến binh thầm lặng ngày đêm chống dịch. 

Lúc này, người ta hỏi về những người trẻ của đất nước. Những đứa trẻ đôi mươi vô tư giờ đang làm gì? Học online, ăn ngủ cho "qua ngày đoạn tháng", chôn chân trong phòng nhỏ? Nhưng không… họ hành động nhiều hơn thế đấy! Mỗi người trẻ, mỗi câu chuyện riêng nhưng tất cả đều có mẫu số chung là dịch Covid-19. 

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Tình nguyện viên trực tại chốt phong toả tại "tâm dịch" Gò Vấp

“Dãy trọ mình ở bị phong toả...28 ngày đóng băng” 

Vẫn đang làm việc ở công ty như bao ngày bình thường. Giang nhận được dòng tin nhắn của chị gái khi nghe tin có F0 gần nơi mình sống. Đó cũng là phút giây cậu bạn khá hoảng hốt với dòng thông báo đó. Vì sống chung con hẻm với ca nhiễm nên lần lượt hẻm trọ của Giang bị phong toả rồi đến cả khu phố. 

"Mình cũng chẳng bao giờ ngờ được dịch lại gần với mình đến mức vậy, những lần cách ly tại nhà trước đó thì thoải mái hơn rất nhiều, lần này thị bị phong tỏa luôn. Thật sự, chưa bao giờ mình nghĩ phải rơi vào hoàn cảnh này, thế là dây được giăng lên, xóm trọ phong tỏa", cậu bạn lựa chọn cách ly tại nhà suốt 28 ngày dài.

Với tâm lý đứng trước cảnh ngàn cân treo sợi tóc, ba chị em cùng sống, sinh hoạt với nhau trong căn phòng 16m2, kinh tế đang vô cùng khó khăn khi dịch "ụp" xuống. Chị gái là giáo viên mầm non vì dịch mà phải ngừng dạy, đi làm công nhân được ba hôm lại phải đón nhận tin dữ, em gái Giang mới vào năm nhất, người có nguồn thu nhập chính nay cũng phải giam chân ở nhà khoảng thời gian dài.

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Xóm trọ nơi Giang ở những ngày cách ly vừa qua

"Mình sợ cảm giác trở thành tội đồ, công ty thì ngày nào cũng ăn trưa cùng nhau vì ít nhân viên nên nếu anh nhiễm thì chắc chắn mọi người cũng đã nhiễm, việc những bạn trốn cách ly đều bị lên án gay gắt cũng khiến bản thân mình sợ, như kiểu, giờ không biết mày bệnh hay không bệnh, nhưng không chịu cách ly là mày sai". Nỗi sợ cùng trách nhiệm công dân đã làm Giang suy nghĩ suốt một đêm dài ở công ty và trở về xóm trọ cách ly ngay sáng hôm sau.

Hỏi Giang về những ngày cách ly như này, cũng không còn buồn và hụt hẫng nhiều nữa, cậu bạn kể cho nghe về một ngày cách ly tại nhà của mình, đến hôm nay đã ngày thứ mười hai. "Một ngày của mình chỉ có ăn sáng, mở teamview làm việc, nghỉ trưa, làm việc chiều, tập thể dục, rồi nghỉ ngơi. Thời gian ăn ngủ nhiều hơn, tập thể dục thì ra ngoài, còn lại chỉ quanh quẩn trong phòng, mình hay đùa là ừ chắc là cuộc đời để mình ngơi đôi chút sau mấy năm học hành vất vả, đi làm thức khuya, deadline này nọ"

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Các bạn nhập liệu, lấy mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của các y bác sĩ

Bên cạnh đó, cậu bạn xem đây là một kỉ niệm nhớ đời mà bản thân không thể nào quên được. Chấp nhận với việc không ra khỏi khu trọ nhỏ, đồ ăn có gì ăn nấy, đôi khi lại phải nhờ vả người thân mua giúp. Đây cũng là lúc chàng trai 22 tuổi được gần gũi hơn với xóm trọ, "dãy trọ thì dễ thương lắm, lần đầu tiên mn có dịp nói chuyện với nhau (mỗi người đứng mỗi cửa), có nhận gì thì rủ, chia cho nhau, mấy ngày đầu phòng anh không kịp nhờ mua đồ dự trữ thì người cho cá hộp, người cho thịt, rồi nấu sữa bí, chè, bánh biếu nhau".

“First to no harm” - Từ lời tuyên thệ đến hành động thực tế

Sinh viên Y chắc chắn sẽ quen thuộc với những lời tuyên thệ chính thức khi bước vào giảng đường y khoa, khi khoác trên mình chiếc áo blouse và hiểu hơn ai hết về trách nhiệm của những nhân viên y tế. "First to no harm" ( không làm hại ai) - lời tuyên thệ, kim chỉ nam của ngành Y đã theo chân họ song pha tiến vào tâm dịch những ngày căng thẳng vừa qua. 

Cuộc chiến với Covid-19 chưa bao giờ ngừng khốc liệt, đặc biệt là trong lúc này, khi tình hình dịch ở nhiều nơi vẫn còn rất phức tạp. Quãng thời gian qua, trong hành trình đẩy lùi dịch bệnh của cả nước, chúng ta nghe nhiều về sinh viên trường Y đến với các tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh,...ở thành phố Hồ Chí Minh những ngày qua cũng không là ngoại lệ.

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Tình nguyện viện sẵn sàng ra quân, gia nhập vào lực lượng chống dịch

1h sáng trở về nhà cho những ngày sớm, không nhiều mẫu, 2h - 3h sáng cho những ngày vô cùng căng thẳng. Là sinh viên ngành y năm thứ 5, chàng trai Lương Huy cũng bộc lộ rằng: "Mình học y nên cảm thấy đó là trách nhiệm của bản thân, đi để có thêm kinh nghiệm để sau này trở thành một bác sĩ. Công việc thì nhiều, nguồn nhân lực lại ít, mình cũng chủ động trong mọi việc, hôm thì nhập liệu, hôm thì ra phân luồng xe, hướng dẫn xếp hàng để tránh tiếp xúc gần,...Mình đi đi về về, hôm nào không có lịch học hay kiểm tra, mình sẽ đăng kí xuống địa bàn để chung tay phụ giúp mọi người lấy mẫu". 

Cậu bạn Trọng Phúc (sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM) cũng đã có những ngày tham gia vào đội ngũ phòng chống dịch tại "tâm dịch" Gò Vấp. Cậu bạn nhanh chóng đăng ký tham gia khi nhà trường mở link đăng ký, cậu bạn còn chưa kịp xin phép gia đình mà chỉ biết nhấp chuột vào bảng điền thông tin. 

"Thật ra lúc đó mình cũng không suy nghĩ gì nhiều luôn, chỉ có thông báo từ  trường là mình điền ngay. Do lúc đó chỉ tiêu là 200 bạn nên mình sợ bị mất slot, đăng ký xong mình mới nói với ba mẹ là con đăng ký đi chống dịch. Mình cảm thấy bản thân học Y mà suốt 3 năm cũng chưa làm gì được nhiều, nên có cơ hội cống hiến một chút sức trẻ cho xã hội thì có gì mà phải sợ. Còn trẻ mà, làm được gì thì cứ làm thôi. Nhà mình cũng không ngăn cản gì mà lại rất ủng hộ nữa, mặc dù có hơi lo gọi lên cho mình suốt".

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Các bạn tình nguyện viên được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ để thuận tiện điều phối người dân

Công việc của Phúc cùng các bạn, các nhân viên y tế gồm nhiều luồng việc khác nhau, hỗ trợ HCDC như lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, theo dõi chuỗi ca bệnh, nhập kết quả xét nghiệm, hỗ trợ xử lý hiện trường, hỗ trợ tiếp nhận mẫu, chuyển mẫu, theo dõi kết quả tại khoa xét nghiệm, theo dõi các khu vực cách ly, xây dựng dashboard cập nhật tình hình dịch bệnh tại theo ngày, hỗ trợ nhập liệu cho các quận huyện. Dù đã được tập huấn trước đó, nhưng Phúc cũng gặp chút khó khăn khi bắt tay vào việc thì cũng còn bỡ ngỡ. 

"Có khi  mình gặp cản trở do là sinh viên nên lúc đầu cũng có 1 số bệnh nhân hoặc F1 không chịu hợp tác với tụi mình trong công tác truy vết. Thật sự là hiện tại mình chưa bao giờ hối hận với công việc này. Nhiều lúc cũng mệt mỏi, đuối sức, về đến nhà là lăn đùng ra ngủ. Nhưng thấy bản thân rất tự hào, rất hạnh phúc khi được cống hiến chút sức nhỏ vào công tác chống dịch. Được người thân, bạn bè nhắn tin gọi điện hỏi thăm rồi bảo rằng rất tự hào về mình khiến mình càng có động lực hơn về công việc hiện tại". Làm công tác là một điều ý nghĩa thời sinh viên của cậu bạn, qua đây cậu cũng mong gia đình cũng yên tâm hơn về mình, mẹ cậu sẽ vơi đi những nỗi lo cho cậu con trai qua những cuộc gọi. 

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Tình nguyện viên dọn dẹp, thực hiện sắp xếp chỗ ở cho người cách ly

Giống Vinh và Phúc, cô gái Phương Linh (sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM) cũng có một kỷ niệm khó quên trong 6 năm học Y của mình. Dịch bùng phát cũng là lúc Linh nhận được tin kêu gọi tình nguyện viên vào các khu vực phong tỏa, cách ly để cùng hỗ trợ với các y bác sĩ. Linh cười rồi nói với sự tự hào của bản thân: "Lúc nhận được link đăng kí của trường thì em có điện về cho gia đình xin ý kiến vì sợ ba mẹ ở quê lo lắng. Nhưng ngược lại với suy nghĩ của bản thân thì em lại nhận được sự ủng hộ 100% từ gia đình. Gói gọn trong 2 câu của ba : 'Tuổi trẻ thì xong pha thôi, ai cũng sợ thì ai đứng ra để bảo vệ đất nước, thời kháng chiến người ta còn cả tính mạng, từng này nhằm nhò gì mà phải sợ'.Thì sau đó mình liền tay đăng ký link để đóng góp một xíu sức trẻ của mình".

Qua công việc lần này, cô bạn học ngành Dinh dưỡng cũng cảm thấy vô cùng tự hào khi đã góp phần mình vào lực lượng chống dịch. Dù biết sau này công việc sẽ không áp dụng những kiến thức và hiểu biết này. Nhưng trên cương vị là sinh viên trường Y, nhân viên y tế nói chung thì chỉ cần liên quan đến sức khỏe cộng đồng thì vẫn là trách nhiệm của bản thân mỗi người. 

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
Những chiến binh Gen Z khi thực hiện công tác

Cô bạn còn kể về một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ những ngày làm công tác, "Kỉ niệm có lẽ là hôm Gò Vấp lấy mẫu cộng đồng thì bị thiếu người quá vì hôm đó lấy hơn 50.000 người. Nên mình với bạn tuy đã làm việc cả ngày nhưng 20h vẫn quyết định đèo nhau xuống giúp Gò Vấp trong đêm. Làm đến 6h sáng mới tan, dù mệt nhưng tụi mình cũng thấy thật hạnh phúc với công việc được giao".

Mong một Sài Gòn sớm trở lại, ta lại hát vang “Việt Nam diệu kỳ”

Không học ngành Y, không giúp ích trực tiếp được trong việc lấy mẫu, một bộ phận Gen Z khác lại chọn hành động bằng cách kết hợp cùng Thành đoàn, trung tâm KTX để tổ chức sắp xếp KTX trở thành khu cách ly, đón người cách ly vào ở. 

Chia sẻ về việc này, cậu bạn Bảo Minh (sinh viên trường Đại học KHXH&NV TP.HCM) nói về công tác của mình hơn 10 ngày qua ở ký túc xá, nơi mà bạn đang ở sinh hoạt và học tập. "Vì mình bị kẹt ở lại thành phố không về được nên mình cũng không muốn phí thời gian nằm không vô ích, thì mình đã quyết định tham gia phụ ký túc xá, trước tiên là trong thời gian các bạn về thì mình phụ các anh chị trưởng nhà hướng dẫn các thủ tục hành chính để các bạn về. Khi KTX thành khu cách ly anh phụ dọn đồ các bạn sinh viên trong phòng cùng với lực lượng tổng tư lệnh thành phố và các thầy cô trong trường để làm nhiệm vụ".

sai gon bung dich tro lai gen z dang lam gi ngoai hoc online an ngu cho qua ngay doan thang - anh 0
KTX đã tiếp nhận người cách ly, lần thứ 2 được trưng dụng để hỗ trợ chống dịch

Cũng làm công tác hỗ trợ vòng ngoài như Minh, Long Thiện (sinh viên Đại học Luật) đã thực hiện điều phối, hỗ trợ khai báo ý tế và đo thân nhiệt tại các khu vực bị phong toả. Là công dân của thành phố, cậu bạn muốn góp công sức mình cho việc chống dịch, tuy nhiên Thiện cũng gặp chút ít khó khăn do sự ngăn cản của bố mẹ, "mẹ lo lắng về tình hình dịch nên cũng không hài lòng với việc làm này". 

Bộ đồ bảo hộ rất nóng, làm việc nặng nhẹ khác nhau, có những hôm rất đuối sức. Nhưng tất cả các bạn đã lấy đó là niềm vui, sự tự hào, những lời động viên của người dân đã làm tất cả thêm phần hạnh phúc. Mặc khác, đây cũng là lúc lại cảm thấy thương các y bác sĩ nhiều hơn, tình nguyện viên chúng mình chỉ mặc bảo hộ một buổi rồi đổi ca trong khi đó các bác sĩ phải cả ngày làm việc.

Mong dịch sẽ sớm qua, cuộc sống sẽ quay trở về quỹ đạo, những khó khăn mà tất cả đội ngũ y bác sĩ cùng các bạn tình nguyện viên sẽ vơi dần. Vì chúng ta, "những người +84 luôn giữ vững tính kiên trì. Dù bao dự định phải tạm gác lại như người lính biên thuỳ". 

Gen Z - một thế hệ có tương lai đầy biến động vì sự xuất hiện của COVID-19

Bế giảng mùa Covid-19: Chúng ta nói lời chia tay mà không thể ở bên nhau

Body Shaming: Lời nói đùa từ những người lớn không chịu lớn

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ