Từ thiện từ tâm hay vì miệng đời? Netizen ơi đừng bắt người khác phải làm từ thiện chỉ vì họ... giàu

Sự xuất hiện của những "nhà nhân đạo online" với tinh thần nhân nghĩa, dùng lời lẽ để công kích và yêu cầu người khác làm từ thiện khiến nhiều cư dân mạng không khỏi bức xúc.

Từ thiện từ tâm hay vì miệng đời? Netizen ơi đừng bắt người khác phải làm từ thiện chỉ vì họ... giàu

Trải qua bao thăng trầm trong "cõi mạng", nhiều người cũng đúc kết ra được một chân lý: tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song "anh hùng bàn phím" thì... đời nào cũng có. 

Thời gian qua, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các "anh hùng bàn phím" nay đã chuyển hóa thành "anh hùng từ thiện" - một đội ngũ chuyên đi soi mói, công kích từng bữa ăn, hoạt động của người nổi tiếng trên mạng xã hội, với khẩu hiệu thường trực: "sao không làm từ thiện".

Từ "anh hùng bàn phím" đến "anh hùng từ thiện"

Có vẻ như, sự xuất hiện của đội ngũ này cũng không còn quá xa lạ với công chúng.

Cách đây 1 năm, sự kiện Đông Nhi - Ông Cao Thắng chào đón đứa con đầu lòng đã thu hút sự chú ý của dư luận và được nhiều người đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, giữa muôn vàn lời chúc dành gia đình nhỏ, đâu đó vẫn còn sót lại những bình luận kém duyên đến ngỡ ngàng: "Trong khi cả nước đang hướng về miền Trung thì chị lại đi đẻ. Chị có biết suy nghĩ không?"

tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
Lời công kích kém văn minh, thiếu tư duy của một cư dân mạng. 

Chưa dừng lại ở yêu cầu "nhịn đẻ" kỳ quặc, khi hay tin Đông Nhi sinh tại phòng có giá 23 triệu đồng/ngày, lại có thêm người vì miền Trung bão lũ mà bất bình lên tiếng:

"Cả nước đang hướng về miền Trung mà anh chị đi đẻ phòng 23 triệu đồng? Xưa em đẻ ở xã, con vẫn khỏe đến tận bây giờ nè."

"Lúc này là lúc nào rồi mà còn khoe biệt thự tiền tỉ, nằm phòng sinh 23 triệu một đêm? Đem tiền đó đi cứu trợ thì có ý nghĩa hơn không."

"Xa xỉ quá! Bà con miền Trung đang không có một miếng ăn, còn mình thì đang ném tiền qua cửa sổ. Tiền đấy để giúp người nghèo có ích hơn. Nổi tiếng mà không có não à?"

Những bình luận trên nhanh chóng nhận về một rổ gạch đá, còn dân tình lại được dịp chứng kiến sự trỗi dậy của đội ngũ các "nhà nhân đạo online", chực chờ để chỉ trích từng miếng ăn, giấc ngủ của người nổi tiếng.

Các "anh hùng từ thiện" đã trở lại 

Nếu trong mùa bão lũ, đi đẻ cũng vướng phải chỉ trích của cư dân mạng thì tại thời điểm dịch bệnh hoành hành, một bữa ăn được đăng tải cũng khiến nhiều người phải bức xúc đến nỗi "cào phím" lên án: "Có tiền ăn sang, sao không làm từ thiện?"

tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
"Anh hùng bàn phím" nay sắm thêm vai "anh hùng từ thiện".

Đồng hành cùng cuộc chiến chống Covid-19, đội ngũ những "anh hùng bàn phím" với tấm lòng vì dân, tinh thần trượng nghĩa cũng xuất hiện ở khắp các mặt trận online để kêu gọi người khác làm thiện nguyện.

Từ TikToker, Youtuber cho đến nghệ sĩ, từ các video nấu nướng cho tới những bức ảnh chia sẻ đời sống sinh hoạt, chỉ cần là người đủ đầy ấm êm vật chất, đều sẽ được đội ngũ này réo tên, buộc phải "làm phước" cho đời.

tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
Dù là một Youtuber đang sinh sống ở Nhật nhưng Quỳnh Trần JP cũng không tránh khỏi những công kích của "anh hùng từ thiện".

Khi tấn công vào các Youtuber ẩm thực, ngoài rao giảng chuyện thiện nguyện, họ còn mong muốn xã hội phải sống đúng theo tinh thần "đồng cảm cộng khổ" - không phải với ý nghĩa như một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà là theo cách hiểu đầy tréo ngoe: nếu có người khốn khó, cả xã hội cũng phải "khổ" theo cùng.

tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
Thánh ăn TV và nhiều Youtuber ẩm thực khác đang chịu chung số phận bị lên án vì... ăn ngon trong thời dịch bệnh.
tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
Một đoạn clip TikTok ghi lại cảnh anh dân quân tự rán thịt ở chốt trực cũng không tránh khỏi những lời chỉ trích vô tội vạ (Ảnh chụp màn hình).

Nếu ngoài kia còn người phải ăn rau củ, mì tôm qua bữa, thì ở đây ta không được phép khoe mâm cơm thịt cá đủ đầy; nếu trong xã hội có người đói khổ, đừng đem lên mạng sự sung túc ấm no… Bất cứ ai làm trái những tiêu chuẩn trên, đều sẽ bị các "nhà nhân đạo online" gán mác ích kỷ, vô tâm, thậm chí là "máu lạnh với đồng loại".

tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
Không chỉ các Social Star, nghệ sĩ cũng là bia ngắm cho những bình luận chỉ trích "ăn sung mặc sướng" trong thời gian gần đây, dù là trên nền tảng mạng xã hội nào. 

"Nhiều tiền thì phải đi làm từ thiện", "Dân đang khó, người giàu có lại trùm mền ăn ngon, thật ích kỷ làm sao"… những lời lẽ phán xét ấy khiến cư dân mạng không khỏi bức xúc vì sự vô lý đến mức khó tin.

- "Người giàu không có trách nhiệm với người nghèo đâu nha. Người ta thích thì người ta từ thiện, còn không thì cũng không có quyền nói."

- "Cứ giàu có hay nổi tiếng là phải có nghĩa vụ làm từ thiện à? Các bạn vô lý vừa phải thôi."

- "Thấy người ta ăn uống hơn mình là cào phím soi mói. Tiền của người ta, chứ có xin của ai đâu mà không được ăn?"

Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ… ép từ thiện?

"Ủa, từ bao giờ mà từ thiện là nghĩa vụ?" - cộng đồng mạng đang có chung một câu hỏi trước sự phủ sóng của các "nhà nhân đạo online".

Không phải trọng trách, cũng chẳng phải nợ đời, chuyện thiện nguyện từ cổ chí kim luôn bắt nguồn từ cái tâm mà ra. Vậy nên, câu hỏi "có nhiều tiền sao không làm từ thiện" quả là cắc cớ đến mức ngỡ ngàng.

Dễ thấy, các "anh hùng từ thiện" chỉ cần bắt gặp một bài đăng về đồ ăn trên mạng xã hội đã vội vã buông lời công trích, tra hỏi chuyện "làm từ thiện hay chưa", để rồi vài lần vỡ lẽ, người ta cũng làm thiện nguyện, nhưng chẳng khoe lên mạng cho các anh chấm điểm đạo đức.

Tuy từ thiện là nghĩa cử cao đẹp đáng được tôn vinh, nhưng không vì thế mà nó biến thành nghĩa vụ của những người dư dả. Tiền bạc và của cải không phải từ trên trời rơi xuống mà do khối óc và bàn tay con người làm nên. Do đó, con người có quyền quyết định cách tiêu xài của bản thân, và không tồn tại nghĩa vụ phải giải trình về nó. 

TikToker Long Chun từng chia sẻ với rằng:  

"Nhờ làm việc chăm chỉ, hiện tại mình đã có thể nuôi được gia đình, chăm sóc bà và em trai tốt hơn.

Ngoài ra mình còn trích một khoản thu nhập của mình để giúp đỡ mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn như các bé bị bệnh tim hay những người dân tộc thiểu số quá khổ sở. Nhất là trong lúc này, ít ra mình có thể hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19."

tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
Nhờ có thu nhập từ TikTok, Long Chun đã làm từ thiện, giúp đỡ được nhiều mảnh đời khó khăn.

Một số người nổi tiếng chọn "kín tiếng" trong chuyện từ thiện, nhưng vẫn phải nhận về bao lời chỉ trích không đáng có. 

Có thể nói, "ép từ thiện" như một dạng áp đặt chuẩn mực của người này lên người khác. Với các "nhà nhân đạo online", dư dả là phải cho đi, san sẻ bớt. Họ không chấp nhận những người chỉ biết giữ của cải làm riêng mà không có lòng ban phát cho thiên hạ.

Khoác lên mình tấm áo choàng nhân danh công lý và đạo đức, suy cho cùng, thứ họ mong muốn khi lên giọng chỉ trích, kêu gào từ thiện là gì? Sự đùm bọc giữa đồng loại với đồng loại, tinh thần tương thân tương ái, hay thực chất là để tạo lập thứ công bằng ảo, nơi mọi miếng bánh đều phải được cắt xẻ bằng nhau? 

Làm việc thiện cốt ở cái tâm

Không tồn tại bất kì quy ước nào về việc ai có thể làm thiện nguyện.

Nghệ sĩ hành thiện, người thường cũng có thể. Kẻ giàu làm phước, người nghèo cũng cho đi trong khả năng của mình.

Làm việc thiện không phân biệt sang hèn hay phú quý. Làm việc thiện cốt ở cái tâm.

Nhớ mùa bão lũ năm nào, một cụ già 93 tuổi, lưng còng, chân run, đi đôi dép nhựa đã mòn vẹt, vẫn đứng ngóng đoàn xe từ thiện đi ngang qua để ủng hộ bà con miền Trung chút tấm lòng: "Bà có thùng mì ni thôi, nhờ các chú gửi vào cho đồng bào lũ lụt".

tu thien tu tam hay vi mieng doi netizen oi dung bat nguoi khac phai lam tu thien chi vi ho giau - anh 0
Cụ bà 93 tuổi, sống neo đơn ở một vùng nông thôn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An cũng góp chút lòng ủng hộ đồng bào miền Trung chống bão lũ năm 2020.

Như một lẽ đương nhiên, cái tâm làm thiện sẽ chẳng cần đợi thúc giục mới lên đường. Thay vì cậy chính nghĩa để làm điều dư thừa như hối thúc từ thiện, sao ta không dành cái tâm đấy để tích đức cho chính mình? 

Social Talk: Lá lành vẫn luôn đùm lá rách dù chuyện nghệ sĩ từ thiện đang gây tranh cãi cỡ nào

Loại phí nào bù đắp cho danh dự người bị miệt thị trên mạng xã hội?

Trả lời câu hỏi “nghệ sĩ không làm từ thiện thì ai cứu dân?”, TikToker nhận liền 100 điểm chất lượng từ netizen

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ