"Trộm vía" là gì? Tại sao lại nói "trộm vía"?

"Trộm vía" - Cụm từ nghe quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết về ý nghĩa cũng như lý do sử dụng cụm từ này.

Trong các cuộc đối thoại, cụm từ "trộm vía" luôn được dùng kèm theo mỗi lời khen. Lâu dần, cụm từ này đã trở thành "từ cửa miệng" của nhiều người, đặc biệt là với các bạn trẻ.

Trộm vía là gì?

Thực chất, "trộm vía" là cụm từ được bắt nguồn ở miền Bắc, dùng khi muốn khen một người, hay một sự việc, đặc biệt là trẻ em. Ban đầu "trộm vía" là tính từ được sử dụng trong văn nói với mục đích khen các em bé dễ thương, bụ bẫm, ngoan hiền và mang hàm ý những điều tốt đẹp đó là do các đấng thần linh, tổ tiên phù hộ mà có.

trom via la gi tai sao lai noi trom via - anh 0
"Trộm vía" đi kèm với những câu nói dành điều tốt đẹp để khen một đứa bé nhằm không bị vong âm bắt đi

"Trộm vía" thường được đặt ở đầu câu khi ai đó muốn dành lời khen cho trẻ em để tránh lời khen đó sẽ trở thành điềm gở, hay điều tốt lành đó sẽ mất đi. Đây là một cụm từ mang tính tâm linh, đậm bản sắc văn hóa Việt.

Tại sao lại nói "trộm vía"?

Theo quan niệm dân gian, con trai có ba hồn bảy vía, còn con gái thì có ba hồn chín vía. Và "vía" chính là một năng lượng tinh thần giúp con người, nhất là con nít được sống khỏe mạnh.

Và đối với trẻ con vì còn nhỏ nên vía sẽ yếu, nên nếu khen sẽ làm át đi vía khiến cho em bé đó quấy khóc. Do đó "trộm vía" mang ý nghĩa như một lời xin phép đối với bề trên, thần linh, mong muốn xin thần thánh cho trẻ em luôn khỏe mạnh. 

trom via la gi tai sao lai noi trom via - anh 0
"Vía' trong "trộm vía" mang nghĩa chỉ phần hồn của mỗi người

Với ý nghĩa đó, ngày nay trộm vía được sử dụng thường xuyên hơn trong cuộc sống. Không chỉ dành cho lời khen trẻ con, mà khi nói đến những chuyện tốt, may mắn người ta cũng kèm theo cụm từ "trộm vía" ở đầu hoặc cuối câu.

Cách nói "trộm vía" thường thấy ngày nay, được sử dụng với mong muốn những điều tốt đẹp kèm theo câu nói không bị biến mất hoặc sẽ trở thành chuyện xui xẻo. Từ quan niệm dân gian "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" cụm từ này được nhiều người tin tưởng sẽ giúp giữ được may mắn, tuy nhiên đây vẫn là quan niệm mang màu sắc tâm linh, chưa được khoa học kiểm chứng.

Nguồn gốc "thuốc hồi tr*” đang gây bão là từ đâu?

OTP là gì mà được gen Z "phủ sóng" khắp social?

"Ốc quế sầu riêng" là gì mà Social Star nào cũng "muốn ăn"?

(

Nguồn: TH&PL

)
Chia sẻ